Chỉ ra 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Tính hình tượng, tính cảm xúc, tính cá thể hóa trong câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
( Viếng lăng Bác, Viễn Phương )
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều các biện pháp tu từ, như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, thậm xưng,… Tính hình tượng giúp cho cách diễn đạt trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cụ thể, sinh động, hàm súc và gợi cảm hơn. Như vậy, tính hình tượng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và gợi cảm trong một ngữ cảnh hay văn cảnh nhất định.
Có thể nói rằng, trong tác phẩm văn chương, chính tính hình tượng tạo ra tính đa nghĩa của ngôn từ nghệ thuật. Đó là trường hợp một từ ngữ, một câu văn, một hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau. Đồng thời, tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng quan hệ mật thiết với tính hàm súc, tức là khả năng khơi gợi những ý tứ sâu xa, rộng lớn trên cơ sở một lượng ngôn từ rất ít.
b.Tính truyền cảmTrong ngôn ngữ nghệ thuật, người viết (người nói) sử dụng ngôn ngữ không chỉ để diễn đạt cảm xúc của mình mà còn làm cho người nghe, người đọc cũng vui buồn, tức giận, căm ghét, yêu thương, đau khổ,… như người nói (người viết). Như thế, tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ, người viết (người nói) làm cho người nghe (người đọc) nảy sinh những cảm xúc như chính bản thân mình. Năng lực gợi cảm của ngôn ngữ nghệ thuật sở dĩ có được là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng (trong truyện và kịch) và tâm trạng chủ quan (trong thơ trữ tình).
c.Tính cá thể hoáTính cá thể hoá trong lời nói vốn là một dấu hiệu mang tính tự nhiên của con người (ở giọng nói, cách nói,…) để ta có thể dễ dàng phân biệt người này với người
khác. Ngôn ngữ, vì thế, dẫu là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng nhưng khi được đem vào sử dụng nó lại có khả năng thể hiện một giọng điệu riêng, một phong cách riêng của từng tác giả.
Tính cá thể hoá của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật chính là khái niệm dùng để chỉ việc sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra một phong cách riêng không nhầm lẫn với người khác, thể loại khác. Tính cá thể hoá trong mỗi tác phẩm hay trong từng tác giả được xem xét ở nhiều khía cạnh phong phú: từ cách dùng từ, đặt câu, đến việc tạo ra những nét riêng trong lời nói của các nhân vật; từ cách miêu tả các hình ảnh nghệ thuật đến những nét riêng trong cách diễn đạt ở từng tình huống, từng sự việc trong tác phẩm,… Tính cá thể hoá chính là cách tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới và tránh trùng lặp sáo mòn, nhàm chán.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |