Trước hết, phân tích lời dụ tướng sĩ của vua Quang Trung:
+ xác định hoàn cảnh vua Quang Trung đưa ra lời dụ: quân Thanh lợi dụng tình hình rối ren trong nước ta đưa quân sang với ý đồ xâm lược, tình hình vô cùng nguy cấp.
+ phân tích lời dụ:
thứ nhất, lời dụ chỉ rõ tình thế hiện nay: kẻ thù đang lăm le xâm chiếm bờ cõi nước nhà.
thứ hai, vạch mặt bản chất của chúng: phương Bắc và ta khác biệt, hơn nữa, chúng ta đã nhiều lần xâm lược nước ta, đó là kẻ thù lớn luôn phải cảnh giác.
thứ ba: nhắc lại truyền thống chống giặc cứu nước của dân tộc để khơi dậy tinh thần và lòng tự tôn.
thứ tư: từ đó đưa ra chỉ dụ: chúng ta phải đánh đuổi chúng và răn đe đanh thép: kẻ nào ăn ở hai lòng sẽ bị trừng trị.
=> nhận xét: lời dụ có tình có lý, lập luận chặt chẽ, lời văn đanh thép, kết hợp khuyên với răn, phù hợp với đối tượng người nghe (em chú ý phân tích cách dùng từ ngữ và đặc điểm đối tượng người nghe dụ ở đây là binh lính để chỉ rõ sự tài tình của người cầm quân Nguyễn Huệ trong cách dụ binh) => có sức tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, thái độ của đối tượng tiếp nhận.
- Thứ hai, so sánh với các tác phẩm đã học để nhận ra cái tinh thần của một thời đại, một dân tộc ngoan cường:
+ đều ra đời trong hoàn cảnh đất nước gặp nạn ngoại xâm.
+ đều khẳng định rõ ràng chủ quyền dân tộc thông qua những phương diện nào: chỉ rõ trong từng tác phẩm để thấy sự tiếp nối và phát huy?
+ đều nêu cao tinh thần chiến đấu hi sinh để bảo vệ chủ quyền đó.
=> khẳng định: chủ quyền dân tộc không thể chối cãi + truyền thống yêu nước chống ngoại xâm rực rỡ những trang sử vàng.