Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nếu một trong các quyền của trẻ em không được thực hiện tốt sẽ gây ra tác hại gì

Nếu một trong các quyền của trẻ em không được thực hiện tốt sẽ gây ra tác hại gì?
 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
381
1
0
duc-anh.le17
01/09/2020 10:54:03
+5đ tặng
Trẻ em là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nhưng không phải là người không biết cảm nhận được về sự an toàn hay nguy hiểm. Do đó, khi trẻ được sống trong một môi trường được bảo vệ, trẻ sẽ được tự do phát triển lành mạnh, tự do học tập, vui chơi mà không phải đề phòng hay sợ hãi trước những mối nguy hiểm luôn rình rập, ập đến bất kỳ lúc nào và đương nhiên, trẻ sẽ có cơ hội phát triển hết khả năng, tài năng, trí lực và tình cảm trong sáng để đến với xã hội với những phẩm chất tốt đẹp.
Pháp luật với tính bắt buộc chung có khả năng tác động đến tất cả các đối tượng điều chỉnh, với sức mạnh như những thước đo giá trị của cách hành xử nên pháp luật là một yếu tố quan trọng trong số các yếu tố có khả năng bảo vệ trẻ em. Một quốc gia, khi xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng thì pháp luật đó phải có tính tương thích với pháp luật quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Do đó, môi trường bảo vệ trẻ em hiệu quả nhất là môi trường đặt trong sự bảo vệ của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
duc-anh.le17
01/09/2020 10:54:11
+4đ tặng
Việt Nam đã tham gia và nội luật hóa nhiều quy định từ các văn bản pháp luật quốc tế về quyền trẻ em. Trước hết là Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948. Tuyên ngôn “đòi hỏi sự tôn trọng nhân phẩm của con người, quyền tự do của mỗi người đồng thời đòi hỏi cả những nỗ lực liên tục ở mọi cấp độ để có thể hiện thực hóa việc hưởng các quyền con người trên phạm vi toàn cầu”1, và trẻ em phải được hưởng lợi từ tất cả những bảo đảm quyền con người dành cho người lớn
Tiếp theo là Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989, Việt Nam phê chuẩn năm 1990, quy định trực tiếp các nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em như: nguyên tắc không phân biệt đối xử, bình đẳng về cơ hội, nguyên tắc lợi ích tốt nhất cho trẻ em và nguyên tắc quyền được sống, tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, Công ước đã quy định rất nhiều quyền cơ bản của trẻ em buộc các quốc gia thành viên phải tôn trọng.
Một số công ước khác mà Việt Nam tham gia cũng khẳng định trẻ em là một đối tượng được bảo vệ như Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966, nêu rõ “Các trẻ em… phải được gia đình, xã hội và quốc gia bảo hộ” (Điều 24); Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 quy định “Thanh thiếu niên phải được bảo vệ chống mọi hình thức bóc lột về kinh tế và xã hội” (Điều 10); Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên hiệp quốc về việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên năm 1985 (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh) đã khẳng định “Áp dụng tư pháp đối với người chưa thành niên cần chú trọng đến phúc lợi của người chưa thành niên và phải bảo đảm rằng, bất cứ việc xét xử nào đối với người chưa thành niên phạm tội phải luôn xem xét hoàn cảnh của người phạm tội cũng như hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội” (Mục 5 Phần 1 - Những quy định chung).
1
0
duc-anh.le17
01/09/2020 10:54:20
+3đ tặng
Cùng với việc từng bước nội luật hóa các quy định của các văn bản pháp luật quốc tế, Việt Nam đã sớm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em.
Văn bản pháp lý trực tiếp quy định về bảo vệ trẻ em là Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14/11/1979. Pháp lệnh này được nâng lên thành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 (được sửa đổi bổ sung năm 2004). Sau một thời gian thực hiện, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, tại kỳ họp thứ 11, ngày 5/4/2016, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Trẻ em. Luật Trẻ em năm 2016 đã mở rộng phạm vi trẻ em được bảo vệ là trẻ em dưới 16 tuổi nói chung trong đó bao gồm cả trẻ em có quốc tịch Việt Nam và trẻ em là người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng chỉ rõ 14 hành vi vi phạm quyền trẻ em bị nghiêm cấm, như: nghiêm cấm hành vi tước đoạt quyền sống của trẻ em; nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em... (Điều 10). Luật Trẻ em không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục các em mà các vấn đề khác như bổn phận của các em, sự tham gia của các em về các vấn đề trẻ em, các cấp độ bảo vệ, chăm sóc thay thế cho trẻ, trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em… cũng được quy định khá cụ thể và toàn diện.
Ngoài ra, một số văn bản luật khác cũng điều chỉnh những đến vấn đề bảo vệ trẻ em trong từng lĩnh vực cụ thể.
Bộ luật Dân sự năm 2015 điều chỉnh các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền được khai sinh, quyền được có họ, tên, quyền xác định lại dân tộc của trẻ em (từ Điều 26 đến Điều 30). Bên cạnh trường hợp trẻ em xác định được cha, mẹ thì Bộ luật cũng quy định đối với trường hợp trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha, mẹ để bảo vệ quyền nhân thân đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt (Điều 26, Điều 30). Ngoài ra, để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ trẻ em trong quan hệ pháp luật dân sự, trong hoạt động tố tụng dân sự, Bộ luật cũng xác định năng lực hành vi dân sự đối với người chưa thành niên, năng lực hành vi dân sự của trẻ em trong một số giao dịch dân sự mà các em được tự mình tham gia... (Điều 21).
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, bằng quy định về quyền khởi kiện xác định cha, mẹ cho con là người chưa thành niên của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp Phụ nữ, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định cha, mẹ của trẻ em trong trường hợp các em bị thất lạc cha mẹ hoặc bị cha, mẹ chối bỏ (Điều 187). Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi của trẻ em chưa thành niên, Bộ luật còn quy định về trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được tham gia tố tụng thông qua người đại diện; đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch bằng tài sản riêng mà trẻ đã xác lập hoặc tranh chấp phát sinh từ hợp đồng lao động mà trẻ tham gia, trẻ được tự mình khởi kiện để bảo vệ quyền lợi (khoản 6 Điều 69). Ngoài ra, để bảo vệ trẻ em trong hôn nhân và gia đình, Bộ luật còn bao hàm quy định bắt buộc phải xác định nguyên nhân phát sinh tranh chấp đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên (khoản 3 Điều 208).
Bộ luật Lao động năm 2012 dành riêng một số quy định về lao động chưa thành niên như: cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định… (Điều 120); cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành (Điều 121). Các quy định này đã góp phần phòng ngừa các trường hợp bóc lột sức lao động trẻ em, buộc người sử dụng lao động sử dụng phải tôn trọng và đảm bảo các quyền lợi của trẻ em.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhằm hướng tới xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; bảo vệ tốt hơn các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Chương V - Quan hệ giữa cha, mẹ và con). Luật cũng chú ý bảo vệ quyền của trẻ em trong những vụ việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật và trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn (Điều 12 và Điều 14). Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em, Luật còn ghi nhận nguyên tắc giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trẻ em từ đủ 7 tuổi có quyền được bày tỏ ý kiến mong muốn được sống chung với cha hoặc mẹ trong trường hợp cha mẹ ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con (Điều 81).
Bộ luật Hình sự (BLHS) - một văn bản quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em - đã có những quy định cụ thể bảo vệ trẻ em trên hai phương diện: trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm và trẻ em là chủ thể của tội phạm.
Trên phương diện trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm, BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) đã thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta trong xử lý các tội phạm với trẻ em theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cụ thể, hành vi mua bán người dưới 16 tuổi có thể bị xử lý với mức cao nhất là tù chung thân (Điều 151); hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152) và hành vi chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153 BLHS) đều được xác định mức cao nhất là loại tội rất nghiêm trọng; hành vi xâm hại tình dục trẻ em, xâm hại đến danh dự nhân phẩm của trẻ em bị xử lý theo các tội như tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” (Điều 142), tội “Cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi” (Điều 144), tội “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” (Điều 145), tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” (Điều 146), tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” (Điều 147), tội “Mua dâm người dưới 18 tuổi” (Điều 329). Đây là nhóm hành vi gây ra những sang chấn tâm lý tiêu cực mạnh mẽ và có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của trẻ nên đa phần được quy định là những tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 đã có những quy định mới thể hiện rõ hơn quan điểm bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân cho trẻ em. Trong đó, đáng chú ý là các quy định như bổ sung hành vi “vứt bỏ con mới đẻ” là dấu hiệu định tội “Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” (Điều 124), bổ sung “thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác” bên cạnh hành vi giao cấu trong dấu hiệu định tội của các tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145) và hành vi “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” (Điều 147)...
1
0
duc-anh.le17
01/09/2020 10:54:27
+2đ tặng
BLHS năm 2015 cũng đã quy định cụ thể đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên cơ sở kế thừa và sửa đổi, bổ sung chính sách xử lý hình sự đối với nhóm trẻ em này trong Chương XII - Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã một lần nữa khẳng định “xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội” (khoản 1 Điều 91). Bên cạnh việc quy định mới theo hướng thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của các đối tượng phạm tội này (khoản 2 Điều 12), BLHS năm 2015 còn mở rộng hơn phạm vi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội so với BLHS năm 1999 (Điều 91) và lần đầu tiên ghi nhận các biện pháp giám sát, giáo dục như khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo dục tại xã phường, thị trấn đối với trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 92)....
Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội nói chung và trẻ em phạm tội nói riêng được xem là một thủ tục đặc biệt. Thủ tục này đã tối đa hóa các yêu cầu để trẻ em không bị ảnh hưởng tâm lý và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ. Trên tinh thần đó, Điều 415 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015 yêu cầu điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên và đây cũng là một trong những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng; Điều 416 quy định: trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bên cạnh việc xác định được các đối tượng cần chứng minh như các vụ án hình sự người đã thành niên phạm tội thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định thêm các đối tượng chứng minh đặc thù của người dưới 18 tuổi phạm tội nữa như mức độ nhận thức, điều kiện sống và giáo dục, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội…  
Ngoài ra, Bộ luật TTHS năm 2015 đã mở rộng đối tượng tiến hành tố tụng với tư cách là Hội thẩm. Theo đó, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc là người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi (khoản 1 Điều 423); trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín (khoản 2 Điều 423); những người bắt buộc phải có mặt tham gia phiên tòa để trợ giúp tốt nhất cho bị cáo là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan, bao gồm: người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt (khoản 3 Điều 423)…
1
0
duc-anh.le17
01/09/2020 10:54:34
+1đ tặng
Như đã nói, môi trường bảo vệ trẻ em hiệu quả nhất là môi trường đặt trong sự bảo vệ của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, sự chung tay của các cơ quan tư pháp, của hệ thống hỗ trợ - bảo vệ trẻ em cũng như những người làm việc trong đó và các yếu tố gia đình, nhà trường, cộng đồng là những yếu tố then chốt cùng tạo nên một môi trường thực sự an toàn đối với trẻ em.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo