Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Đặc trưng của thơ Mới
1. Về nội dung tư tưởng
a. Sự khẳng định của ý thức cá nhân
- Thơ Mới là thơ của cái tôi. Đó là cái tôi với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh của thi ca. Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân đòi hỏi thơ lấy cái tôi làm đề tài, thậm chí làm trung tâm của sự nhận thức và phản ánh.
- Cái tôi trong thơ Mới được giải phóng về cảm xúc, giác quan, thể xác…với “khát vọng được thành thực” (nỗi buồn, sự cô đơn, những khát khao phi chuẩn mực, sự ghen tuông, những thèm khát trần gian…).
- Ví dụ:
Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham cái đẹp có muôn hình, muôn thể. (Thế Lữ)
Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất/Không có ai bè bạn nổi cùng ta. (Xuân Diệu)
b. Nỗi buồn, sự cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời
- Thơ Mới “buồn, buồn nhiều”, “cái buồn của thơ Mới không phải là cái buồn ủy mị, bạc nhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc chưa tìm thấy lối ra”.
- Cái tôi trong thơ Mới trốn vào một thế giới riêng, ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn. Đó còn là cách để các nhà thơ Mới giải thoát tâm hồn, giãi bài tâm tư, trải lòng mình với cuộc đời.
- Ví dụ :
Một chiếc linh hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu (Huy Cận)
Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo/Trời đầy trăng lạnh lẽo buốt xương da. (Xuân Diệu)
c. Tình yêu thiên nhiên, tình yêu đôi lứa
- Thiên nhiên được nhìn qua cặp mắt tươi trẻ, xanh non nhưng đồng thời cũng luôn cảm thấy cô đơn trước cuộc sống bao la, trước vũ trụ khôn cùng. Bị chi phối bởi cảm xúc chủ quan của con người thế nên có khi thiên nhiên mang vẻ đẹp tươi mới, đầy hương sắc, âm thanh và tràn trề sức sống ; có khi lại nhuốm nỗi buồn hắt hiu.
- Tình yêu được diễn tả với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, “trăm hình muôn trạng : cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi... ”, thậm chí có cả cảm xúc tình yêu nhục thể, xác thịt...
- Ví dụ :
Đêm qua nàng đã chết rồi
Nghẹn ngào tôi khóc...Qủa tôi yêu nàng ! (Nguyễn Bính)
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi !
...
Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực/ Hãy trộn nhau đôi mái tóc vắn dài (Xuân Diệu).
2. Về hình thức nghệ thuật :
- Ngữ điệu thơ Mới là thơ điệu nói.
- Thể loại : có sự phá cách ở thể thơ tự do, tiếp thu các thể thơ truyền thống của dân tộc nhưng trên cơ sở cách tân, đổi mới. Bài thơ thường được chialàm nhiều khổ.
- Lời thơ được tổ chứctheo hình thức gần với chuỗi lời nói tự nhiên của cá nhân hơn, không bị gò bó về số lượng từ, về âm thanh, về vần, về luật, về niêm…Cách hiệp vần trong Thơ mới rất phong phú, ít sử dụng một vần (độc vận) mà dùng nhiều vần: vần ôm, vần lưng, vần chân, vần liên tiếp, vần gián cách hoặc không theo một trật tự nhất định…Cách hài thanh, ngắt nhịp tự do, linh hoạt, nhạc điệu dồi dào.
- Ngôn ngữ thơ giàu giá trị tạo hình và gợi cảm, thoát khỏi hệ thống ước lệ và các điển tích, điển cố.
=> Thơ Mới có sự cách tân sâu sắc.
Câu 2: Quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu qua "Vội vàng"
Trong cõi trần gian, đẹp nhất là con người, đặc biệt là con người ở tuổi trẻ và tình yêu
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |