Nhân dân thương có câu gần mực thì đen,gần đèn thì rang nhưng có người lại nói gần mực chưa chắc đã đen,gần đèn chưa chắc đã rạng.Em hãy chứng tỏ điều trên
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều thành phần khác nhau,rất phức tạp.Ví dụ điển hình là cách chơi với bạn tốt và bạn xấu.Để biết cách chọn bạn mà chơi thì ông bà ta đã đúc kết kinh nghiệm qua câu tục ngữ"Gần mực thì đen gần đèn thì sáng" Tại sao ông bà ta lại nói như thế?Vậy ý nghĩa của câu này là gì ?Thì sau đây ta cùng tìm hiểu nhé!
“Mực” là một chất liệu dùng để viết, có màu đen. “Đèn” là dụng cụ dùng để thắp sáng. Như vậy, câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chuẩn theo kiểu đối ngữ tương hỗ mực - đèn, và đối ngữ tương phản đen - sáng. Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng người học sinh tiếp xúc thường xuyên với mực rất dễ bị bẩn do mực dính vào tay chân, quần áo. Trái lại, các em ngồi gần ánh đèn đang thắp, ánh sáng sẽ tỏa khắp nơi các em ngồi. Tầng nghĩa bóng thể hiện ý nghĩa: nếu chúng ta tiếp xúc, gần gũi với môi trường sống xấu xa, không lành mạnh thì dễ bị ảnh hưởng thói hư tật xấu, có hại cho bản thân. Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Vì sao lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”? Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, con người rất dễ thích nghi với hoàn cảnh và chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của hoàn cảnh. Nếu ở môi trường xung quanh chúng ta, cái xấu lấn chiếm cái tốt, bóng tối bao trùm ánh sáng thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.Trái lại, nếu ta chỉ gần gũi tiếp xúc với những người tốt thì ta cũng dễ học tập những phẩm chất tốt đẹp của họ. Từ hai hình ảnh tương phản nhau: mực và đèn bên trên, câu tục ngữ đưa ra một kết luận hiển nhiên: gần người tốt thì sẽ tốt, trái lại gần người xấu thì sẽ xấu.Qua những hình ảnh trên, hẳn mỗi người trong chúng ta cũng nhận ra lời khuyên mà ông cha ta muốn dành cho chúng ta qua câu tục ngữ trên. Rằng mỗi người phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết chọn những người bạn hiền để cùng tu tập đạo đức, nhân cách cũng như trí tuệ. Ngoài ra, ta cũng nên tạo ra những môi trường lành mạnh để mọi người có thể cùng nhau phát triển, soi sáng lẫn nhau, mỗi người đều là ngọn "đèn" để người khác được soi tỏ. Đừng sa đà vào những điều xấu xa sẽ bị "lấm bẩn" trở thành một vệt mực xấu xí, bao người xa lánh. Mỗi chúng ta cũng cần tôi rèn ý chí kiên cường trước mọi hoàn cảnh khó khăn, để dù trong hoàn cảnh khó khăn, ta vẫn biết vươn lên, biết tránh những điều xấu, bảo vệ được nhân cách đạo đức của mình.
Không chỉ với người xưa, mà lời khuyên cha ông ta "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" còn nguyên giá trị tới tận ngày nay. Trong một gia đình, nếu cha mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, luôn giáo dục con cái phải biết lễ phép, học hỏi những điều tốt thì chắc chắn những đứa trẻ đó lớn lên sẽ là những người có phẩm cách tốt. Bởi vì cha mẹ chính là tấm gương, là ngọn "đèn" soi tỏ con đường con cái mình đi. Chính môi trường mà cha mẹ tạo dựng cũng như tính cách, sự giao tiếp, đối xử lẫn nhau của cha mẹ là kim chỉ cho mỗi đứa con của mình. Gia đình là một phần nhỏ của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng là những người bạn tốt, những người thầy tốt mà ta đáng học hỏi, vậy nên phải biết chọn lấy người để chơi, để học tập cùng. "Học thầy không tày học bạn", hãy biết chọn những người có tư cách đạo đức tốt, ngay thẳng để cùng nhau học hỏi. Chỉnh bản thân ta cũng phải biết tu dưỡng học hỏi tốt để có thể trở thành một ngọn "đèn" soi tỏ cho người khác.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên tìm cách tránh xa những người xấu. Đối với người xấu, chúng ta cần tìm hiểu, giúp đỡ, cảm hóa họ thành những người tốt bằng tấm lòng khoan dung độ lượng, nhân ái của mình. Nếu cần thiết, chúng ta có thể nhờ đến các đoàn thể, các tổ chức xã hội thuyết phục và tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Được như thế, chúng ta mới là con người sống có trách nhiệm, sống vì mọi người.
Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc và bổ ích cho thanh thiếu niên chúng ta. Kinh nghiệm của người xưa sẽ giúp ta giữ mình và sửa mình để ngày càng sông đẹp hơn. Biết chủ động tìm đến môi trường tốt để rèn luyện học tập. Nếu chẳng may gặp phải “môi trường chưa tốt”, thì ta cũng đủ bản lĩnh để nhận định phân biệt cái tốt, cái xấu và nhất là không để cái xấu làm ảnh đến cuộc sống và nhân cách của mình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |