Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao nói chiếc lá cuối cùng mà cụ bơ men vẽ là một kiệt tác?

a.vì sao nói chiếc lá cuối cùng mà cụ bơmen vẽ là
một kiệt tác?
b.viết" chiếc lá cuối cùng" nhà văn OHen- Ri muốn gửi đến bạn đọc mọi thế hệ một bức thông điệp màu xanh.Vậy theo em nọi dung bức thông điệp ấy là gì?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.016
0
2
Đôrêmon
30/04/2020 19:58:08
a. 

Đăng nhập hoặc đăng ký miễn phí để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời sớm nhất !

  • Đăng nhập
  • hoặc
  • Đăng kí
  •  Lớp 12
  •  Lớp 11
  •  Lớp 10
  •  Lớp 9
  •  Lớp 8
  •  Lớp 7
  •  Lớp 6
  •  Lớp 5
  •  Thêm
  •  Công thức
  •  Bạn có biết?
  •  Phương trình hóa học
  •  Đố vui
  •  Tuyển sinh
Liên hệ
Số 102, phố Thái Thịnh, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
cunghocvui2018@gmail.com
082346781
  1. TRANG CHỦ 
  2.  LỚP 8 
  3.  SOẠN VĂN 8 
  4.  CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG 
  5.  TẠI SAO CHIẾC LÁ CUỐI ...
Tại sao chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
  • Soạn văn 8
  • Bài 1 SGK Ngữ văn 8
  • Tôi đi học
  • Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
  • Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
  • Bài 2 SGK Ngữ văn 8
  • Trong lòng mẹ
  • Trường từ vựng
  • Bố cục của văn bản
  • Bài 3 SGK Ngữ văn 8
  • Tức nước vỡ bờ
  • Xây dựng đoạn văn trong văn bản
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp)
  • Bài 4 SGK Ngữ văn 8
  • Lão Hạc
  • Từ tượng hình, từ tượng thanh
  • Liên kết các đoạn văn trong văn bản
  • Bài 5 SGK Ngữ văn 8
  • Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
  • Tóm tắt văn bản tự sự
  • Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
  • Bài 6 SGK Ngữ văn 8
  • Cô bé bán diêm
  • Trợ từ, thán từ
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
  • Bài 7 SGK Ngữ văn 8
  • Tình thái từ
  • Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)
  • Bài 8 SGK Ngữ văn 8
  • Chiếc lá cuối cùng
  • Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
  • Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • Bài 9 SGK Ngữ văn 8
  • Hai cây phong
  • Nói quá
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (làm tại lớp)
  • Bài 10 SGK Ngữ văn 8
  • Ôn tập truyện kí Việt Nam
  • Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
  • Nói giảm nói tránh
  • Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả
  • Bài 11 SGK Ngữ văn 8
  • Câu ghép
  • Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
  • Bài 12 SGK Ngữ văn 8
  • Ôn dịch, thuốc lá
  • Câu ghép (tiếp theo)
  • Phương pháp thuyết minh
  • Bài 13 SGK Ngữ văn 8
  • Bài toán dân số
  • Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
  • Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
  • Bài 14 SGK Ngữ văn 8
  • Chương trình địa phương (phần Văn) - Ngữ văn 8 tập 1
  • Dấu ngoặc kép
  • Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
  • Viết bài làm văn số 3: Văn thuyết minh
  • Bài 15 SGK Ngữ văn 8
  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
  • Đập đá ở Côn Lôn
  • Ôn luyện về dấu câu
  • Thuyết minh về một thể loại văn học
  • Bài 16 SGK Ngữ văn 8
  • Muốn làm thằng Cuội
  • Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt
  • Bài 17 SGK Ngữ văn 8
  • Hai chữ nước nhà
  • Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
  • Bài 18 SGK Ngữ Văn 8
  • Nhớ rừng
  • Ông đồ
  • Câu nghi vấn
  • Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
  • Bài 19 SGK Ngữ văn 8
  • Quê hương
  • Khi con tu hú
  • Câu nghi vấn (tiếp theo)
  • Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm)
  • Bài 20 SGK Ngữ văn 8
  • Tức cảnh Pác Bó
  • Câu cầu khiến
  • Thuyết minh một danh lam thắng cảnh
  • Ôn tập về văn bản thuyết minh
  • Bài 21 SGK Ngữ văn 8
  • Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
  • Đi đường (Tẩu lộ)
  • Câu cảm thán
  • Câu trần thuật
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh
  • Bài 22 SGK Ngữ văn 8
  • Chiếu dời đô
  • Câu phủ định
  • Bài 23 SGK Ngữ văn 8
  • Hịch tướng sĩ
  • Hành động nói
  • Bài 24 SGK Ngữ văn 8
  • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)
  • Hành động nói (tiếp theo)
  • Ôn tập về luận điểm
  • Bài 25 SGK Ngữ văn 8
  • Bàn luận về phép học
  • Viết đoạn văn trình bày luận điểm
  • Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận
  • Bài 26 SGK Ngữ văn 8
  • Thuế máu
  • Hội thoại
  • Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
  • Bài 27 SGK Ngữ văn 8
  • Đi bộ ngao du
  • Hội thoại (tiếp theo)
  • Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
  • Bài 28 SGK Ngữ văn 8
  • Lựa chọn trật tự từ trong câu
  • Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
  • Bài 29 SGK Ngữ văn 8
  • Ông Giuôc-Đanh mặc lễ phục
  • Lựa chọn trật tự từ trong câu (Luyện tập)
  • Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
  • Bài 30 SGK Ngữ văn 8
  • Chương trình địa phương (phần Văn) - Ngữ văn 8 tập 2
  • Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận
  • Bài 31 SGK Ngữ văn 8
  • Tổng kết phần Văn - Ngữ văn 8 tập 2
  • Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt - Ngữ văn 8 tập 2
  • Văn bản tường trình
  • Luyện tập làm văn bản tường trình
  • Bài 32 SGK Ngữ văn 8
  • Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo) - Ngữ văn 8 tập 2
  • Văn bản thông báo
  • Bài 33 SGK Ngữ văn 8
  • Tổng kết phần văn (tiếp theo) - Ngữ văn 8 tập 2
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) - Ngữ văn 8 tập 2
  • Bài 34 SGK Ngữ văn 8
  • Tổng kết phần Văn (tiếp theo - trang 148) - Ngữ văn 8 tập 2
  • Luyện tập làm văn bản thông báo
  • Ôn tập phần Tập làm văn - Ngữ văn 8 tập 2
  • Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
  • Nghị Luận Xã Hội Lớp 8
  • Chiều hôm nhớ nhà - Bà huyện Thanh Quan
  • Trong đầm gì đẹp bằng sen
  • Tắt Đèn - Ngô Tất Tố
  • Người thầy đầu tiên
  • Văn bản tường trình - Văn bản thông báo
  • Văn tự sự lớp 8
  • Văn Thuyết Minh lớp 8

333 từ Văn mẫu

Đề bài

Đề bài: Tại sao chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?

Hướng dẫn giải

   Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ.

   Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy.

   Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời.

   Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh.

   Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con ngưòi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đôrêmon
30/04/2020 19:59:21
Xin lỗi mk gửi nhầm 
0
1
Đôrêmon
30/04/2020 19:59:51
a. 

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ.

   Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy.

   Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời.

   Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh.

   Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con ngưòi.

1
1
Đôrêmon
30/04/2020 20:02:58
b. Chiếc lá cuối cùng" là "bức thông điệp màu xanh" mà tác giả Ô hen ry gửi đến người đọc ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống của con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... để chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan hoạn nạn bao giờ cũng có nhau. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại trong tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá cuối cùng của cái cây kia bên cửa sổ rụng xuống.
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại với cuộc sống. Bằng tài năng, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối cùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người với nhau. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men. tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, cụ Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngọn bút của cụ chạm tới tà áo của làng nghệ thuật. Nhưng đến phút cuối cùng, khi không định làm nghệ thuật. Nhưng vì nục đích giành lại sự sống cho một người, cụ đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người và biết đâu, sự sống của một tài năng.
Cốt truyện của "Chiếc lá cuối cùng" thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc hoạ nhân vật đầy tài năng của tác giả về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho thần chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu "Khi lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời". Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng "chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay khỏi tất cá những thứ em còn đang nắm và lướt xuống lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó". Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục. Ở đoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.
"Chiếc lá cuối cùng" là truyện ngắn vế những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa mãi không thôi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới cụ Bơ-men có hình dáng như một người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh thần. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×