LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 500 từ) nói về tinh thần yêu nước của nhân dân (Quảng Ngãi)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 500 từ) nói về tinh thần yêu nước của nhân dân (Quảng Ngãi) tham gia phong trào Tây sơn.                                                                                                                               có hoặc hk nhen
giúp mình vs mình chuẩn bị nộp ròi  huhuhu

1 trả lời
Hỏi chi tiết
280
0
2
Phạm Tuấn Anh
01/05/2020 15:02:33
“Tôi luôn luôn là một người yêu nước, tranh đấu cho độc lập và thống nhất thật sự của Tổ quốc tôi ” [1]. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh tự khẳng định “ Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi ” [2]. Cho dù thế giới công nhận Người là lãnh tụ cộng sản kiệt xuất có tầm ảnh hưởng to lớn trong thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chỉ luôn giản dị nhận mình là một người yêu nước. Rời Tổ quốc tìm đường giải phóng dân tộc vào tháng 6-1911 để rồi 30 năm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới trở về. 30 năm là một chặng đường dài với biết bao cuộc trường chinh qua các đại dương và lục địa, ghi nhận sự trưởng thành của một con người về tuổi đời, về nhận thức, tư tưởng, từ thân phận một người dân mất nước trở thành một chiến sĩ cộng sản đầy năng lực và sáng tạo. Nhưng điều có ý nghĩa vô cùng sâu sắc là sự trưởng thành đó gắn liền với vận mệnh của một đất nước. tương lai của một dân tộc.

Trước hết, cần khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc với tấm lòng của một người Việt Nam yêu nước. Tinh thần yêu nước của Người được hun đúc bằng truyền thống yêu nước với bề dày hàng nghìn năm lịch sử của cha ông. Được hình thành trong quá trình dựng nước, trong đấu tranh và bảo vệ nền độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam nổi bật ở tính cố kết cộng đồng chặt chẽ giữa nhà - làng - nước để bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, thống nhất dân tộc, bảo vệ cuộc sống cộng đồng và sự trường tồn của nền văn hoá dân tộc. Tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý, triết lý sống, niềm tự hào của con người Việt Nam, khởi đầu từ lòng tự hào về “ Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời " [3]. Tiếp đó là ý thức về quyền độc lập dân tộc, bắt đầu từ " Nam quốc sơn hà Nam đế cư ” của thời Lý cho đến ý chí quyết tâm "Sát Thát” ở đời Trần, tinh thần quyết chiến của Quang Trung - Nguyễn Huệ " Đánh cho phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ ”, từ triết lý " Nước là của chung chứ không phải của một dòng họ nào " của nhà giáo, nhà tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm đến quan điểm “ nhà nước của dân vì dân, do dân ” và " lòng căm ghét bọn xâm lược " [4] ) .

Về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận xét: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ” [5] ) . Thực tế từ chính cuộc đời Người cho thấy, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã được nuôi dưỡng trong truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất của gia đình, của quê hương sông Lam núi Hồng “địa linh, nhân kiệt”. Người được thừa hưởng trí tuệ uyên bác của người cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và ảnh hưởng, hấp thụ những bài học về lòng nhân ái, đức hy sinh cao cả của mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Những năm tháng thơ ấu, Người đã chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, đời sống nhân dân lầm than, cơ cực dưới sự thống trị hà khắc và tàn bạo của thực dân Pháp. Các cuộc đấu tranh do các tầng lớp sĩ phu yêu nước lãnh đạo liên tiếp nổ ra: phong trào kháng Pháp của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, đặc biệt là phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết khởi xướng. Tuy chiến đấu rất anh dũng nhưng rồi các phong trào trên cũng lần lượt bị đàn áp. Thất bại của phong trào Cần Vương chính là cái mốc đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của thời kì đấu tranh chống Pháp giành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu “phò vua cứu nước” nằm trong hệ tư tưởng phong kiến. Nó chứng tỏ giai cấp phong kiến đã không còn đủ uy tín và lực lượng để giải quyết vấn đề giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, những sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX hướng ra nước ngoài tìm đến những con đường cứu nước mới để mong được giải phóng. Trong khi cụ Phan Bội Châu sang Nhật Bản tìm con đường Duy Tân, sang Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911) thì cụ Phan Châu Trinh lại hướng theo con đường nghị viện tư sản của các nước phương Tây. Những con đường đó tuy có màu sắc khác nhau nhưng đều đi theo con đường dân chủ tư sản, không phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. Trong bối cảnh như vậy, phải có những con người ưu tú với trí tuệ mẫn cảm và tầm nhìn vượt lên trên những hạn chế của điều kiện lịch sử trong nước mới có khả năng tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam .

Với tinh thần ham hiểu biết và học hỏi, với tư duy độc lập sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm hình thành chí hướng lớn lao và quyết tâm tìm con đường đi cho cho riêng mình. Người rất trân trọng và khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của những chí sĩ yêu nước trước đó, nhưng Người cho rằng con đường Đông du của cụ Phan Bội Châu chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, còn cụ Phan Chu Trinh thực hiện các biện pháp cải lương, chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”. Người không theo con đường của các bậc tiền bối đã đi, mà có suy nghĩ khác, cách thức khác. Về mục đích đi ra nước ngoài của mình, năm 1923 Người đã trả lời nhà báo Nga Ôxip Manđenxtam rằng: “ Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy ” [6] . Một lần khác trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “ Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi ” [7] . Như vậy là, chí hướng tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn khác với các bậc tiền bối. Rõ ràng, Người đã sớm nhận thức được “ cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng [8] .

Chỉ với đôi bàn tay trắng, bằng ý chí “ sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi ” [9] , chính chủ nghĩa yêu nước đã trở thành hành trang giá trị nhất của người thanh niên Nguyễn Tất Thành ở thời điểm Người xuống con tàu đô đốc La-tút-xơ Tơ-rê-vin ngày 5/6/1911 bước vào cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Chính chủ nghĩa yêu nước cũng là cơ sở, là động lực trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người sau này.

Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, trong vòng 10 năm tiếp theo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới như Singapo, Sri Lanka, Ai Cập, Pháp, Angiêri, Tuynidi, Xênêgan, Ghinê, Cônggô, Mỹ, Braxin, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, Italia, Thuỵ Sĩ,… Với ý chí kiên cường và lòng yêu nước nồng nàn, Người sẵn sàng làm mọi thứ nghề lao động chân tay như nấu bếp, làm vườn, vẽ thuê,…để sống cuộc đời của người lao động, hoà mình vào phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, của các dân tộc bị áp bức bóc lột ở thuộc địa. Tháng 2-1913, từ nước Anh, Người đã gửi cụ Phan Châu Trinh (lúc này đang sống ở Pháp) một bài thơ thể hiện quyết tâm cứu nước của mình: “ Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng - Phải có kiên cường mới gọi hùng - Vai cứng long lanh ngoài ách tớ - Má đào nóng nảy giới quyền chồng ” [10] . Tháng 9 - 1919, phóng viên Mỹ Kim Koei Tche đã có cuộc phỏng vấn Người như sau: “ Hỏi : Anh đến Pháp với mục đích gì? Đáp: Để đòi quyền tự do cho dân An Nam. Hỏi : Bằng cách nào? Đáp: Bằng cách làm việc hết mình và luôn xông xáo tiến lên ” [11] . Rõ ràng, q ua những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm đó, chủ nghĩa yêu nước ở Hồ Chí Minh có những biến chuyển mới. Sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động, với các dân tộc cùng cảnh ngộ bị áp bức như dân tộc mình. Quá trình thâm nhập thực tiễn rộng lớn đó cũng đã giúp Người nhận thức rõ hơn, khái quát hơn diện mạo của kẻ thù: không chỉ đối với thực dân Pháp mà cả chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc nói chung: “ …những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác và vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế… Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu ” [12] .

Bôn ba tới nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú ý trước hết đến cuộc cách mạng Mỹ năm 1776 và cuộc cách mạng Pháp năm 1789. Cuộc cách mạng Mỹ được Người đánh giá là cuộc cách mạng không triệt để và khẳng định không đi theo hình mẫu của cách mạng đó, vì rằng “ Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai…Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc ” [13] . Nghiên cứu cách mạng tư sản Pháp năm 1789, Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra 5 bài học: Phải có tổ chức cách mạng vững chắc; phải lấy liên minh công nông làm gốc; Phụ nữ và thiếu nhi là lực lượng cách mạng quan trọng; Dũng khí cách mạng là một lực lượng vô địch; Làm cách mạng thì phải có gan không sợ hy sinh. Kết luận cuối cùng của Người là nhân dân Việt Nam không thể đi theo con đường cách mạng tư sản của Pháp và của Mỹ bởi vì “ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi ”.

Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ lúc đó thường lên tiếng chống lại chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các thuộc địa theo hướng nhân đạo hoá các chính sách đó, như lời Người lý giải sau này: “ Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các "ông bà" ấy- (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu ” [14] . Tháng 6-1919, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Hội Những người yêu nước Việt Nam ở Pháp , Người gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam viết bằng tiếng Pháp, gồm 8 điểm, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Mặc dù không đạt được được một yêu cầu nào song việc gửi bản yêu sách đến một hội nghị quốc tế, sự xuất hiện lần đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trên vũ đài chính trị tại sào huyệt của chủ nghĩa thực dân và cùng những nội dung của bản yêu sách đã đánh thức sự thờ ơ của dư luận đối với vấn đề thuộc địa, với chính sách cai trị hà khắc ở thuộc địa của Pháp nói chung và thuộc địa Đông Dương, Việt Nam nói riêng. Sự kiện này cũng đánh dấu một bước tiến trong sự trưởng thành của Nguyễn Ái Quốc sau những khảo nghiệm thực tế. Bằng những hoạt động sôi nổi trong Đảng Xã hội Pháp, trong phong trào công nhân Pháp, Người nhanh chóng nắm bắt được thời cuộc và định hướng đúng đắn cho mình, cho con đường giải phóng dân tộc mình.

Ngày 16 và 17-7-1920, lần đầu tiên ở Pháp, báo Nhân Đạo (L’Humanite), cơ quan của Đảng Xã hội Pháp công bố tác phẩm quan trọng của Lê-nin: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Trong văn kiện này, Lênin phê phán mọi luận điểm sai lầm của những người cầm đầu Quốc tế II về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, lên án mạnh mẽ tư tưởng sô vanh, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản là phải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Tác phẩm của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. 9 năm sau ngày rời Tổ quốc, cầm tờ báo ở trang ba đăng văn kiện của Lê-nin, người thanh niên yêu nước thấy bừng lên một ánh sáng mới. Từng dòng, từng chữ quý giá hiện ra trước mắt. Văn kiện lịch sử ấy của Lê-nin mở ra trước mắt Người một chân trời mới rực rỡ và là ngọn đèn soi đường giải phóng cho đồng bào của Người đang rên xiết dưới ách thực dân. Văn kiện ấy khiến cho Người xúc động, tin tưởng, vui mừng đến phát khóc lên và dù chỉ ngồi một mình trong căn buồng nhưng Người vẫn nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: " Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! " [15] .

Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với cuộc gặp gỡ kỳ thú đó với tư tưởng Lênin. Nó tạo ra bước chuyển căn bản của Người - chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi và mở đầu một chuyển biến thực sự trong lịch sử tư tưởng cách mạng nước ta - “hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba” [16] . Chủ tịch Hồ Chí Minh vững bước tới tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours. Tại Đại hội này Người đã cùng với những nhà hoạt động chính trị và vǎn hoá nổi tiếng của Pháp như: Macxen Casanh (Marcel Cachin), Pôn Vayǎng Cutưyariê (Paul Vaillant Couturier)... bảo vệ chủ nghĩa Mác, chống lại những người cơ hội. Cũng tại Đại hội này Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Lúc ấy là rạng sáng ngày 30-12-1920. Thời khắc đó xuất hiện người cộng sản Việt Nam đầu tiên là Nguyễn Ái Quốc. Thời khắc đó đánh dấu sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Lê-nin và quyết tâm bước theo ánh sáng tư tưởng Lê-nin. Cuối cùng Người cũng đã tìm thấy con đường giải phóng không chỉ phá vỡ xiềng xích cho dân tộc Việt Nam mà còn là niềm hy vọng chung cho các dân tộc thuộc địa khác trên thế giới.

Vậy là, từ thời điểm ra đi năm 1911 cho đến năm 1920, là cả một thập kỷ cho một hành trình tìm kiếm nguồn sáng chân lý cách mạng của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Tất nhiên, chân lý ấy cần phải được vận dụng và kiểm nghiệm trong điều kiện thực tiễn lịch sử xã hội Việt Nam, còn là một chặng gian lao phía trước, song niềm cảm thức và trực giác mách bảo Nguyễn Ái Quốc rằng: đó là một chân lý duy nhất đúng đắn cho dân tộc Việt Nam " Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin " [17] và " Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản [18]. Sự lựa chọn và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với trào lưu tiến hóa của lịch sử, đã thức tỉnh, thôi thúc lớp lớp người Việt Nam yêu nước đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tập hợp được đông đảo quần chúng dưới ngọn cờ cách mạng để làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám và tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi. Có thể nói, mỗi bước tiến, mỗi thắng lợi của nhân dân ta, của Đảng ta trong những năm qua “ đều gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Hồ Chủ tịch. Toàn bộ hoạt động của Người cùng với sự nghiệp của nhân dân ta và của Đảng ta là một thiên anh hùng ca bất diệt của cách mạng Việt Nam ” [19] . Dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tư tưởng, đường lối cùng với tình thương yêu bao la của Người để lại cho nhân dân ta vẫn còn sức sống bất diệt. Những tư tưởng ấy, tình yêu thương ấy vẫn sáng chói và soi đường cho chúng ta bước tiếp trong công cuộc phát triển phồn vinh và hội nhập quốc tế./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư