Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy kể các bệnh về giun sán nói chung mà em biết, nguyên nhân nào gây ra? Để phòng ngừa giảm thiểu tối đa bệnh giun sán, chúng ta cần phải làm gì?

Hãy kể các bệnh về giun sán nói chung mà em biết. Nguyên nhân nào gây ra
Để phòng ngừa giảm thiểu tối đa bệnh giun sán, chúng ta cần phải làm gì. Biện pháp nào để thực hiện
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.452
3
1
Bông
20/10/2017 13:27:50
1
- giun lươn, sán lá gan trong các biểu hiện bệnh lý ở đường tiêu hóa, phổi, ổ bụng…Hầu hết các bệnh nhân đều có tập quán ăn những thức ăn chưa được nấu chín như nem chua, gỏi, rau sống…
- giun Anisaki bám chặt vào thành dạ dày, khiến dạ dày bị viêm và sưng do ăn sushi Nhật Bản.

​2 

Về vấn đề phòng nhiễm và tái nhiễm giun sán, các bác sĩ cho hay, vì nước ta thuộc khi hậu nhiệt đới, môi trường ẩm ướt nên các loại giun sán sinh sôi và phát triển rất mạnh. Vì thế, chúng ta phải nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như điều chỉnh các thói quen ăn uống không tốt.

Để phòng tránh nhiễm bệnh giun sán, cần tuân thủ một số lời khuyên sau.

a) Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

Tuyệt đối không ăn đồ sống, đồ tái, đồ chưa được nấu chín kỹ chế biến từ tôm, cá, ốc…dưới mọi hình thức. Tránh ăn sống các loại rau thủy sinh.

Khi ăn phải rửa thật sạch rau và hoa quả để loại bỏ các loài nhuyễn thể nhiễm ấu trùng gây bệnh. Không uống nước chưa đun sôi từ các nguồn nước giếng, hồ, sông, suối…

b) Giữ gìn vệ sinh môi trường

Thường xuyên dọn vệ sinh môi trường. Thực hiện diệt chuột nơi sinh sống để cắt đứt vòng đời sinh học của giun A. Cantonensis để phòng tránh các nguy cơ nhiễm bệnh giun sán sang cơ thể người.

Vứt bỏ các thảm cũ, bụi bặm..trong nhà. Luộc sôi đồ dùng gia đình như: chăn, màn, drap, gối... vệ sinh sạch sẽ đồ chơi trẻ con nếu trong nhà có mầm nhiễm.

Không đại tiện, không phóng uế bừa bãi. Xử lý các chất thải, vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ thường xuyên và liên tục.

c) Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Tránh tiếp xúc gần gũi với các con vật nuôi chưa tiêm phòng. Sau khi chơi đùa với vật nuôi xong cũng phải rửa tay sạch sẽ.

Móng tay không nên để dài và cáu bẩn. Tuyệt đối không mút móng tay (đối với trẻ em).

Nên mang dày dép khi ra ngoài, không ngồi lê trên đất.

Xổ giun định kỳ và đồng loạt cho cả gia đình/trường học từ 2 – 3 lần/năm. Một trong các loại thuốc được Bộ Y tế khuyến cáo là các loại thuốc tẩy giun chứa hoạt chất mebendazole. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên chọn thuốc giun có nhiều hương vị dễ uống.

d) Đi khám khi có biểu hiện nhiễm giun sán

Sau khi ăn các đồ tái sống, đồ chưa chín mà thấy các biểu hiện như sốt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy kéo dài thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám chữa và phát hiện bệnh kịp thời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Trà Đặng
20/10/2017 13:31:03

Phòng ngừa bệnh giun

Người là vật chủ của giun đũa, giun tóc, giun móc nên những điều kiện về địa lý, khí hậu chỉ đủ điều kiện cho trứng giun và ấu trùng giun tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh. Trứng giun và ấu trùng giun sẽ không tồn tại sau một thời gian nếu như không được nguồn truyền nhiễm bổ sung thêm mầm bệnh. Từ môi trường, trứng hoặc ấu trùng giun có thể vào được cơ thể con người hay không, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố liên quan đến đời sống sinh hoạt của con người. Tỷ lệ người nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều, nếu như không bị tái nhiễm vì giun sống ở ruột người một thời gian nhất định. Những điều kiện đã góp phần ảnh hưởng vào quá trình và biện pháp phòng tránh:

- Quản lý phân người chặt chẽ:

+ Không sử dụng phân người làm phân bón.

+ Sử dung hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh.

- Ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh: ăn chín, uống sôi; rửa sạch rau, quả khi ăn; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất, phân.

- Tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những giải pháp hữu ích phòng ngừa bệnh giun.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×