Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vẻ đẹp nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

1 trả lời
Hỏi chi tiết
221
2
0
Thanh Minh
03/05/2020 15:36:00
Viết về đời sống và chiến đấu anh dũng của nhân dân Nam bộ có rất nhiều tác phẩm xuất sắc. Những cây bút trưởng thành từ thời kỳ chống Pháp dần bước vào độ chín trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã viết nên nhiều tác phẩm có giá trị cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật, góp phần tích cực vào cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nguyễn Quang Sáng cũng góp vào dòng chảy ấy một tác phẩm xuất sắc với truyện ngắn Chiếc lược ngà. Nổi bậc trong tác phẩm là hình ảnh nhân vật bé Thu với vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, có tình yêu thương cha tha thiết.

Hình ảnh cô bé trạc chừng 7,8 tuổi tóc ngắn ngang vai đang ngồi chơi nhà chòi dưới gốc cây xoài mãi mãi để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về nhân vật bé Thu. Khi nghe anh Sáu gọi, nó giật mình, “đôi mắt tròn xoe,  ngơ ngác, rồi mặt tái đi. Nó kêu thét lên, bỏ chạy”. Đây là một phản ứng của một đứa trẻ thật hồn nhiên, ngây thơ bởi em không hề biết mặt cha suốt 8 năm qua.

Ở Thu còn có sự bướng bỉnh, gan lì đầy cá tính. Trong những ngày phép ngắn ngửi ở nhà, ông Sáu càng vỗ về thương yêu Thu càng ương ngạnh, bướng bỉnh. Nó cương quyết lạnh lùng không gọi ông Sáu bằng ba. Khi phải gọi ông sáu vô ăn cơm thì nó gọi trổng ngổng: “vô ăn cơm” rồi”, “cơm chín rồi”. Thấy anh Sáu làm thinh không nói gì, nó phân trần với mẹ: “con kêu rồi mà người ta không nghe”. Nó cố tránh cái từ “ba”mà mọi người bắt nó gọi một cách vô lí. Nó tìm mọi cách để né tránh thì mọi người lại càng cố đưa nó vào tình thế khó.

Buổi trưa, chị Sáu nấu cơm dở, vội chạy đi đâu đó và dặn Thu trong nồi cơm. Cơm sôi, nó lúng túng. Trong tình huống phải nhờ cha bắt nồi cơm đang sôi, nó đã cầu cứu: “cơm sôi rồi. Chắt nước dùm cái” . Anh Sáu lặng im nhưn không nghe thấy. Nó lại hối thúc như kiểu đổ trách nhiệm: “cơm sôi rồi. nhão bây giờ“. Anh Sáu vẫn không nghoảnh lại. Nó sợ muốn khốc. Vừa lo sợ cơm nhão sẽ bị mẹ đánh vừa giận ạnh Sáu, đôi mắt đỏ hoe.

Song dù sợ hãi đến đâu, tiếng gọi “ba” dứt khoát không thốt ra từ miệng nó. Trong lòng Thu mối hoài nghi chưa được tháo gỡ thì dù ở tình huống nào, nó vẫn giữ lập trường kiên định của mình.
Thế nhưng, Thu không phải là đứa trẻ cứng đầu, khó dạy. Bị đánh, nó không khóc. Em biết phân biệt đúng sai. Nó gắp lại cái trứng cá cho vào chén là một hành động nhận lỗi. Lúc anh Sáu gắp trứng cho nó, anh Sáu không hề la nó. nó hất cái trứng là bởi giận anh Sáu không giúp nó chắt nước cơm và không muốn người lạ gắp thức ăn cho. Nó biết nó đã sai. Nhưng nó vẫn còn cố chấp lắm. Nó nhận lỗi mà không thỏa hiệp. Nó cương quyết đứng dậy, rồi một mình bơi xuồng qua nhà ngoại và khóc. Chie với ngoại, nó mới thổ lộ mọi tâm tư của mình vì ngoại công bằng và khong bao giờ lừa dối nó, nó nghĩ thế. Thu là một cô bé đầy cá tính ngay từ lúc còn nhỏ.

Trước hết, tình yêu cha sâu sắc của Thu thể hiện ngay trong hành động bướng bỉnh cương quyết không nhận anh sáu là cha. Bởi vì trong em có một hình ảnh người cha thật đẹp trong lòng. Cha em thật trẻ trung qua tấm hình chụp chung với mẹ. Cha em thật đẹp trong lời kể mọi người xung quanh về một người chiến sĩ cầm súng bảo vệ quê hương. Trong thương nhớ của hai mẹ con thì hình ảnh người cha thật thiêng liêng. Khi anh Sáu trở về. Gian khổ làm anh già đi. Vết sẹo khủng khiếp làm mặt anh thay đổi nhiều. Điều này thật khác so với tưởng tượng của Thu. Bởi vậy nó hoài nghi và căm ghét người đã xâm phạm hình ảnh người cha thiêng liêng của nó. Bao bướng bỉnh ngang ngạnh của nó cũng là để bảo vệ tiếng gọi ba thiêng liêng, bảo vệ tình yêu cha của nó mà thôi. Nó tiếp tục bảo vệ suy nghĩ thầm kín của nó mà không cho ai hay biết. Nó không nói ra với nah Sáu, cũng không nói ra với mẹ. Nó chỉ nói với bà ngoại trong đêm nó bỏ nhà sang với bà. Bà ngoại sau khi dò hỏi đã phát hiện ra tâm tư thầm kín của nó. bà vừa thương vừa thấy tội đứa cháu bé bỏng của mình. bà cặn kẽ giải thích về cái vết sẹo trên mkhuoon mặt anh Sáu. bé Thu vỡ lẽ mọi điều. Lần này, nó mới thực sự hối hận. Đêm ấy, nó thức suốt đêm nghĩ ngợi.
 

Sáng hôm sau, nó theo ngoại về thật sớm. Nó biết hôm nay, anh Sáu sẽ trở về chiến khu. Nó yêu ba nó lắm. Nó muốn xin anh Sáu tha lỗi và được yêu thương anh nhưng nó ngại ngùng. Cái ngại ngùng của trẻ thơ khi lỡ bướng bỉnh. Nó nép mình chờ đợi. Và chỉ cần anh Sáu nhìn thấy nó, nói với nó một lời là mở ra cho nó cơ hội.

Trong giờ phút chia tay, bao nhiêu yêu thương được tác giả đặc tả vào trong đôi mắt với cái nhìn của nó không ngơ ngác lạ lùng mà như nghĩ ngợi sâu sa, bao nhiêu diễn biến nội tâm xáo trộn bời bời. Khi ông Sáu đưa mắt nhìn con thì “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Thật bất ngờ niềm ân hận hối tiếc nén bấy lâu chợt bùng ra trong tiếng gọi “ba” tha thiết. Tiếng kêu như xé. Xé không gian im lặng. Xé ruột gan mọi người nghe thật xót xa.

Không còn ngại ngùn như lúc trước, nó vồ vập lấy anh Sáu hét sức mãnh liệt như cố bù đắp lại những cơ hội trước đó mà nó đã bỏ qua. Nó nhảy thót lên, dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp. Hôn cả lên vết sẹo rồi nghẹ ngào: “không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con”. Ôi, cái hôn đẫm nước mắt trẻ thơ chứa đựng bao nhiêu yêu thương và xót xa ân hận. Cô bé cứng cỏi, ương ngạnh là thế nhưng cách biểu lộ tình cảm hồn nhiên ngây thơ và chân thành biết bao.

Sau này anh Sáu hi sinh, bé Thu cùng mẹ lưu lạc khắp nơi. hai năm sau ngày anh mất, mẹ con mới nhận được tin. Bé Thu buồn lắm. Nhưng nó biết chiến tranh là thế, là sinh li tử biệt nên nó cố nén đau thương ở trong lòng. Hai năm sau đó, nó xin mẹ làm giao Liên chiến đấu trả thù cho ba. Cuộc gặp gỡ giữa bác ba và bé liên hơn mười năm sau ngày anh Sáu mất thật cảm động.Lúc này, Thu đã trưởng thành, trở thành cô giao liên thông minh, tài trí, dũng cảm phi thường khiến bác ba và đoàn cán bộ vô cùng cảm phục. Thu nhận lại chiếc lược từ tay bác ba, trong lòng rối bời. Tình yêu nước và sức mạnh chiến đấu của anh Sáu ại chảy trong trái tim nó mãnh liệt hơn.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, là một người bạn của ông Sáu, người chứng kiến từ đầu đến cuối, đã mang lại tính trung thực và khách quan cho tác phẩm. Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo với cuộc gặp gỡ giữa hai cha con lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng khiến câu chuyện nghẹn uất. Ông Sáu làm chiếc lược ngà nhưng lại hi sinh khi chưa kịp tặng con càng làm tăng lên nỗi hối tiếc và xót xa vô hạn trong lòng người đọc. Tác giả cũng rất thành công trong nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật. Đặc biệt rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, gần gũi, bình dị, khiến câu chuyện sống động, chân thực như đang diễn ra trước mắt. Tất cả là nguồn sức mạnh để tác giả thể hiện thành công tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ chiến tranh.
Qua nhân vật bé Thu, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu nặng của người cha chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với những em bé, những gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh. Tình yêu thương cha tha thiết và hình ảnh bé Thu khi trở thành cô giao liên dũng cảm đã khẳng định rằng bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư