Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nội dung yêu nước trong "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"

2 trả lời
Hỏi chi tiết
412
0
1
Mngoc
12/05/2020 10:52:42

 “Hiền tài là nguyên khi của quốc gia” là đoạn trích từ bài “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Đại thư ba” do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 đời Hồng Đức.

   Tác phẩm nói về việc lập bia đá đối với việc khích lệ hiền tài. Tổ chức thi cử ba năm một lần là một bước tiến quan trọng của chính sách tìm kiếm và phát triển nhân tài ở đời Lê Thánh Tông (bắt đầu từ năm 1463 trở đi, định lệ cứ ba năm một lần thi tiến sĩ), nhưng việc lập bia đá được thực hiện chậm hơn. Đoạn trích có hai phần chính. Đầu tiên, tác phẩm trình bày vai trò của hiền tài đối với việc xây dựng quốc gia: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, kẻ sĩ chính là hiền tài. Do đó, nhà nước thể hiện việc quan tâm kén chọn kẻ sĩ, quý trọng kẻ sĩ bằng việc ban cho các ân huệ lớn như khoa danh “đề cao bằng tước trật”, đãi tiệc,… nhưng đây là các biện pháp có giá trị trước mắt. Việc lập bia đá đề danh là một trong những biện pháp cần thiết để khích lệ, cổ vũ nhân tài: Khắc tên tiến sĩ vào bia đá để tên tuổi họ được lưu lại lâu dài là một hình thức cổ vũ, động viên quan trọng. Mặt khác, khi tên tuổi đã được khắc vào bia đá, kẻ sĩ phải gắng lòng, dốc sức để xứng đáng với tên tuổi lưu muôn đời. Chủ trương dùng bia đá để khích lệ sự tự giác là chủ trương “độc trị” của Nho gia.

   Trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã chuyển đổi “điểm nhìn”, nhìn từ lập trường của một nhà lãnh đạo (vì vua sai tác giả soạn bài văn), khẳng định việc bồi dưỡng, kén chọn nhân tài luôn là việc làm của các vị thánh đế, minh vương”. Các biện pháp khuyến khích, trọng đãi nhân tài đã được thực hiện phản ánh chính sách tích cực của nhà nước đối với nhân tài. Đoạn văn này có chức năng ca ngợi triều đại Lê Thánh Tông đồng thời có cả chức năng của một thông điệp gửi đến đời sau, có giá trị lâu dài như một chân lý: “những người lãnh đạo hãy biết chăm lo, trân trọng người tài”.

    Nhìn về kẻ sĩ, tác giả phân tích quy luật tâm lý: Việc đặt bia đá có ý nghĩa “khiến kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Mặt khác, kẻ sĩ vốn nghèo hèn, khi được triều đình tôn vinh, tất nhiên ra sức báo đáp “kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề rất mực như thế thì họ phải làm thế nào đẻ tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?”. Một điểm nữa là nếu những người đỗ đạt thấy tên mình trên bia “lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn” thì không thể làm điều xấu, điều ác được.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ni Lin
20/04/2021 19:55:24
+4đ tặng

Bài "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" được trích trong bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 thời Hồng Đức. Bài kí này được khắc đá hiện còn ở Văn miếu (Hà Nội).

Thân Nhân Trung tự là Hậu Phủ quê ở Yên Dũng, Bắc Giang, đỗ Tiến Sĩ làm quan dưới thời Hồng Đức có văn tài lỗi lạc, đức trọng tài cao từng được vua Lê Thánh Tông tin dùng ban chức "Tao đàn phó nguyên suý". Câu mở đầu cho ta biết Thân Nhân Trung được vua Lê Thánh Tông uỷ thác cho trọng trách. Một cách nói vừa kính cẩn, vừa khiêm nhường:

"Tôi dẫu nông cạn, vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cuối đầu mà làm bài kí rằng …".

Các tiến sĩ được khắc tên vào bia đá ở Văn Miếu là những hiền tài, những người học rộng, tài cao và có đạo đức. Tác giả coi "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" khẳng định nguyên khí có hệ trọng với sự thịnh suy, hưng vong của đất nước. Cách lập luận của tác giả rất chặc chẽ và đầy sức thuyết phục:

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp".

Câu văn đẹp, ý tưởng sâu sắc, ngôn từ trang nhã, phép đối của thể văn cổ biền ngẫu được vận dụng tài tình. Từ xưa đến nay, câu văn này được nhiều nhà viết sử nhắc lại, được nhiều người ghi nhớ và truyền tụng, càng đọc càng suy ngẫm, ta càng thấy rõ: khi hiền tài xuất hiện như hoa mùa xuân thì quốc gia cường thịnh, khi "tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu" thì vận nước khó khăn, yếu hèn.

Tiếp theo Thân Nhân Trung nói về sự quan tâm đào tạo nhân tài là chính sách hàng đầu, là điều quan tâm đặc biệt: 'Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí" làm việc đầu tiên. Triều đình nhà Lê, từ năm 1439 trở đi đã có nhiều việc làm biệt đãi và quý trọng kẻ sĩ. Nào là "đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật". Nào là "nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Vân hỉ". Sau mỗi khoa thi kén được nhiều tiến sĩ, trạng nguyên, "Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất". Đó là các việc như đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.

Làm thế vẫn chưa đủ, nên vua Lê Thánh Tông, vị thánh minh lại cho khắc tên các tiến sĩ vào bia đá đặt ở cửa Hiền Quan (Quốc Tử Giám) nhằm mục đích "khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua". ý nghĩa sâu xa của việc "dựng đá đề danh ở cửa Hiền Quan" thể hiện việc đào tạo và bồi dường nhân tài, ươm nguồn nguyên khí quốc gia, dược tổ tiên ông cha ta đặc biệt coi trọng, đâu phải là "chuộng văn suông, ham tiếng hão". Trách nhiệm, nghĩa vụ của "kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh" phải như thế nào? Phải "tự trọng tấm thân" rèn đức rèn tài, phải "ra sức báo đáp' ân đức minh quân thánh đế.

Sau khi ca ngợi những tiến sĩ "đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục nãm, được quốc gia tin dùng", Thân Nhân Trung đã nghiêm khắc chỉ trích "những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác".

Cuối bài văn, tác giả nói lên lợi ích to lớn, tác dụng to lớn của việc dựng bia tiến sĩ ở Vãn Miếu: "kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước". Lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, đối ý đối lời mạch lạc, giọng văn trang trọng, càng đọc ta càng thấy ý nghĩa tốt đẹp của việc tổ tiên ông cha ta ngày xưa dựng bia đá đề danh tiến sĩ.

Trong "Bình Ngô đại cáo" Nguyễn Trãi tự hào viết:

"Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến từ lâu".

Đọc bài "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" ta càng hiểu rõ sâu hơn nền văn hiến của dân tộc. Chính việc "bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí, (dựng bia tiến sĩ đã góp phần to lớn xây nền văn hiến ngày thêm rạng rỡ). Bài học lịch sử được rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là lấy việc giáo dục làm quốc sách, coi trọng việc đào tạo nhân tài, biệt đãi kẻ sĩ để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư