Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tình yêu nước của ông Hai trong truyện ngắn: "Làng" được thể hiện như thế nào?

Tình yêu nước của ông Hai trong truyện ngắn làng được thể hiện như thế nào?(phân tích, k chép mạng a!)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
412
0
0
Doãn
13/05/2020 19:01:57

Nhà văn Nam Cao, tác giả của cuốn” Đời Thừa” từng trăn trở” Văn chương không cần những người thơ khéo tay làm theo vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khỏi những nguồn chưa ai khỏi và nói những gì chưa ai có” Nếu lấy nhận định ấy làm thước đo thi tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân hoàn toàn xứng đáng là một tác phẩm văn chương chân chính với hình tượng nhân vật ông nông dân thời kỳ kháng chiến chống pháp hoàn toàn mới lạ. Đọc Làng, chúng ta ấn tượng bởi tình yêu quê hương, đất nước của nhân vật ông Hai.

Làng là truyện ngắn của  Kim Lân, một cái tên không hề xa lạ trong làng văn học Việt Nam thời kỳ đầu. Trích đoạn nói riêng và tác phẩm nói chung được viết năm 1948 trong thời kỳ đầu cuộc kháng  chiến chống Pháp. Đoạn trích ca ngợi tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân qua hai tình huống chính:khi ông hai nghe tin làng theo giặc và khi ông hai nghe tin cải chính. Tư tưởng chủ đề của tác phẩm được thể hiện rõ ràng qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhân vật trung tâm của tác phẩm. Qua đoạn trích, tình yêu quê hương, đất nước của nhân vật ông hai được bộc lộ rõ ràng, gây âm vang trong lòng người đọc.

 

 Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước của nhân vật ông hai được thể hiện trước khi ông nghe tin dữ. Ông Hai là người nông dân ở làng chợ dầu. Nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh nên phải tản cư đi nơi khác. Trong lòng ông rất muốn ở lại làng chiến đấu cùng anh em du kích nhưng vì hoàn cảnh neo người, lại được an ủi “ Tản cư cũng là kháng chiến nên ông đành lên vùng đất thắng để tản cư. Ở đó ông hai không lúc nào không nhớ về làng. Ông khoe về làng với bác thứ đến mức nhàn tai cốt chỉ để vơi đi nỗi nhớ làng. Ông khoe về kháng chiến của làng, buổi tập quân sự, sự sầm uất của làng… Trong lời kể hiện hữu tình yêu làng. Là nét tâm lý thường gặp ông hai không chỉ thế, ông còn hay ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức, độc lỏm bao nhiêu tin thắng trận “ Lòng ông lão cứ múa cả lên, Vui quá!” Đây chính là nét mới của người nông dân sau cách mạng được phản ánh trong văn học, bày tỏ tình yêu nước yêu làng của ông.

Không chỉ vậy, tình yêu làng, yêu nước của ông hai dược bộc lộ rõ qua lúc khi nghe tin dữ. Đầu tiên, tình cảm ấy được thể hiện sâu sắc khi mới nghe tin dữ. Đang trong đỉnh cao của niềm vui, ông hai rơi xuống vực thẳm của sự tuyệt vọng. Nghe người đàn bà tản cư lên nhắc đến tên làng, ông hai vội hỏi mong nghe được itn hay nào ngờ nhận được tin như sét đánh ngang tai “ Cả làng chúng nó việt gian theo tây chứ còn giết gì nữa” Tác giả tập trung miêu tả tâm trạng ông hai lúc đó “ Cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” “ Tưởng như không thở được” Tự trấn an mình. Ông Hai hỏi lại như như chưa tin hẳn”  Những lời người ta rõ rằng quá lại có cả thằng chánh bệu khiến ông không thể không tin. Ông Hai rơi xuống đấy cùng của sự tuyệt vọng, vội đánh trông lảng, chạy trốn như sợ bị phát hiện. “ Hà nắng gớm về nào” Yêu là yêu hết mình, tin là tin sâu sắc.  Đau là đâu tận cùng. Đó chính là tình cảm của ông dành cho làng bấy lâu nay bị sụp đổ vì tin làng theo giặc.

 

Khi về đến nhà, tình cảm ấy được nổi bật. Ông khóc thương lũ con là người làng Việt gian. Những câu nói của mấy người tản cư vẫn vang vẳng trọng ông “ Cái giống việt gina bán nước phải cho mỗi đứa một nhất, ông chửi rửa:” Chúng may ăn miếng cơm, miếng cháo gì vào mồm mà để làm giống việt igna bán nước đã nhục nhã thế này. Ngơ ngơ, ông liền điểm từng người những vẫn kiên quyết. Không có lửa làm sao có khói “  Câu hỏi tu từ, độc thoại nọi tâm nhấn mạnh tâm trạng nặng nề, tủi khổ của ông Hai.

Khi nói chuyện với vợ tình cảm ấy tiếp tục hòa quyện, đấu tranh. Cuộc hội thoại đặb biệt chỉ  có ba lượt trao và hai lượt trả. Ông hai trửa lời gì, gắt lên, biết rồi. nhấn mạnh tâm trạng nặng nề, không muốn nói chuyện của ông. Ông Hai sợ mụ chủ nhà nghe thấy. Tiếng gì thế? “ Tiếng mụ chủ”  “ Mụ làm cái gì mà ồn ào thế? “ Bao câu hỏi tu từ nhán mạnh tâm lý hỗn loạn của ông Hai nghệ thuật độc thoại nội tâm được vận dụng triệt để.

 

Mấy ngày sau,ở ông hai người ta vẫn nhìn thấy tình yêu làng, yêu nước cháy bỏng trong ông. Suốt mấy ngày ông chẳng dám đi đâu, quanh quẩn ở nhà. Khi người ta túm năm tụm ba, nhắc đến “ Tây, việt gian, cam nhông…” là ông lại lủi vào góc nhà, ním thít” Chắc lại chuyện ấy rồi” Bao nhiêu nỗi dằn vặt dồn hết trong ông. Tâm lý ông hai giờ đây bị giam vào vòng sợ hãi. Tận cùng của sự tuyệt vọng, tủi hổ. Chính nỗi sợ hãi đã toát lên tình yêu nước trong ông. Bởi vậy không hề là việt gian và chính ông sợ bản thân mang tiếng việt gian. Thật đáng thương, đáng trân trọng!

Chính tình yêu nước chiến thắng và hòa quyện cùng tình yêu làng được thăng hoa, nở hoa nơi trang giấy khi bà chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi. Khi bà hai ra chợ gặp mụ chủ. Mụ có ý đuổi khéo gia đình ông đi vì người làng không chứa việt gian. Ông Hai từ lo lắng, tửi hổ chuyển sang sợ hãi, thoảng thốt. Ông lo cho gia đình mình rồi sẽ ở đâu, lấy gì làm kế sênh nhai, còn bao nhiêu người làng nữa.Câu hỏi tu từ như những cơn sóng lòng dồn tới tấp kết  ngữ độc thoại nổi bật cuộc đời đấu tranh nội tâm. Rồi ông chợt nghĩ “ Hay là quay về làng” Bảo ý nghĩ đen tối chợi hiện ra. Ông gặt phắt đi” Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù” Đây chính là câu nói bầy tỏ rõ quan điểm của ông hai” Tình yêu nước chiến thắng, thiêng liêng bao trùm bao tình cảm khác. Bắt buộc tình yêu phải hi sinh cho nhỏ. Đây chính là câu nói của I Ri a E ren bua “ Tình yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên tình yêu tổ quốc” Câu nói chính là kết itnhf của hai tình cảm đó.

Hơn nữa, tình yêu làng, đất nước trong lúc trò chuyện với cụ Húc cũng thể hiện phần nào. Lời đối thoại như độc thoại, ông nói với ông như tự giặc bầy lòng mình vì cụ húc ngay thơ giãi bày làng con ở đâu, nhà con ở làng chợ dầu”… Chính những câu nói ngây thơ của cu út đã nắm chặt lấy trái tim của ông Hai. Ông muốn con ghi nhơ rõ nguồn gốc của mình: Làng chợ dầu nhưng hiện tại nó không xứng đáng với tình cảm của ông Hai.Khiến tim người đọc đau nhói. Những câu đối thoại, của nhân vật. Qua tình huống đó đã bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

Cuối cùng, tình yêu làng, yêu nước hòa làm một khi ông hai nghe tin cải chính. Ông Hai theo một người đàn ông nào đó đi rất vội, chiều tối  mới về. Lạ thay, gương mặt buồn thui rạng rỡ hẳn lên, ông lại còn khao con bánh rán, đôi mắt hấp háy. Vừa về đến nhà, ông đã khoe với mọi người đầu tiên là bác thứ ;” Bác thứ đâu rồi” “ Nhà tôi bị tây đốt” Đốt nhẫn” ông luôn chân luôn tay như muốn nói với tất cả mọi người rằng Làng chợ dầu không theo giặc. tin được cải chính, ông khoe cả nhà ông  bị tây đốt. Ông hai coi trọng trọng danh dự hơn vật chất. Đây chính là lòng tự trọng của ông Hai. Trong cái cháy tàn, cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh của làng chợ dầu. Ông mừng vui đến mức xưng là em  tính cách ông trở nên ngộ nghĩnh khi dùng từ sai sự mục đích. Tác giả  miêu tả tâm lý nhân vật vô cùng khéo léo qua ngôn ngữ đối thoại, miêu tả hành động cử chỉ để làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước và nhân vật ông hai.

Có thể nói, để làm nổi bật tình yêu quê hương đất nước của nhân vật ông hai. Kim Lâm  đã đạt thành công trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Về nghệ thuật, đoạn trích kết hợp nhiều nhiều phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả…. Và tình huống truyện bất ngờ, gay cấn thử thách nhân vật. Ngoài ra, ngôi kể thứ ba giúp cho mạnh văn linh hoạt, bao quát nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm và ngôn ngữ đối thoại.  Gấp lại trang truyện Làng  tác phẩm neo đậu trong lòng ta những vang âm về tình yêu quê hương đất nước. ta thây được ngòi bút tiến bộ của nhà văn kim liên phát hiện ra những nét mới của người nông dân lấy cảm hứng đó mà từ ngữ nở hoa nơi trang giấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
PhOng
13/05/2020 21:04:11

  Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã xây dựng thành công hình ảnh những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất với một tinh yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu nặng. Bên cạnh hình ảnh những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên mặt trận còn có những con người hi sinh lặng thầm nơi hậu phương đế góp phần vào thắng lơi của kháng chiến. Đó là những người nông dân có lòng yêu nước thiết tha, bình dị, sâu sắc. Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật ông Hai - một người nông dân chân chất nhưng mang nặng tình yêu làng và lòng yêu quê hương, có tinh thần kháng chiến mạnh mẽ.

        Phải đi tản cư do làng bị địch chiếm đóng nhưng ông lại không lúc nào nguôi nỗi nhớ về làng mình. Đó là nỗi nhớ da diết của một con người cả đời gắn bỏ sâu nặng với mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên. Tình yêu ấy được Kim Lân cảm nhận một cách sâu sắc và thể hiện hết sức giản dị, chân thành.

        Những ai đã đọc Làng đều cảm nhận được ở ông Hai tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với làng xóm, với quê hương. Đối với người nông dân chất phác ấy, tình cảm với làng quê, thôn xóm là tình cảm tự trong tim, ngấm sâu vào máu thịt. Cũng như bao người dân lao động khác, cả một đời ông Hai gắn bó với mảnh đất quê nghèo mà nặng sâu ân tình. Cái làng Chợ Dầu ấy đã trở thành nguồn vui sống của ông. Tác giả đã để cho ông Hai bộc lộ tình yêu đó một cách chân thật, nồng nhiệt, vừa có những .nét quen thuộc vừa có những nét riêng biệt chỉ có ở ông Hai. Yêu làng, ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, thậm chí yêu cả những cái mà ông và biết bao người đã phải khổ sở vì nó. Ông Hai tự hào vì làng Chợ Dầu của ông có những ngôi nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng toàn lát bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hat thóc đất... Ông tự hào về tất cả những nét độc đáo, những thứ đả làm nên bề dày lịch sử của làng ông.

        Nhưng tình yêu làng của người nông dân ấy không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự biến chuyển của thời đại. Kháng chiến nổ ra mang theo những luồng tư tưởng mới chiếu rọi tâm hồn ông. Giờ đây, đối với ông Hai, cái lăng cụ Thượng, cái sinh phần kia đều đáng căm thù; niềm tin về làng là những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quán sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vào gậy tham gia; những hố, những ụ, những hào ,chòi phát thanh. Tất cả những điều đó, từ những cái nhỏ nhặt cho đến điều lớn lao, đều trở thành đối tượng của tình yêu tha thiết, đậm sâu trong ông. Qua những lời khoe của ông Hai, ta có cảm tưởng như cảnh vật, làng xóm đã hằn in trong ông chiếm trọn con tim, khối óc người nông dân ấy.

        Yêu làng, ông Hai có nhu cầu thể hiện, thổ lộ tình yêu ấy với tất cả mọi người. Đi đến đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Ông say sưa kể về làng của mình mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Mỗi khi bắt đầu nói về làng, “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mắt biến chuyển”. Chỉ một chi tiết ấy thôi, Kim Lân đã khắc họa thành công tình cảm thiêng liêng của ông Hai dành cho mảnh đất quê mình. Tình yêu ấy luôn ấm nóng trong trái tim ông và càng trở nên mạnh mẽ hơn khi ông phải xa làng. Trong những ngày xa quê, sống nơi sơ tán xa lạ. chính tình yêu làng đã trở thành sức mạnh trong ông. Những khi mệt nhọc, chỉ cần nghĩ về làng, kể chuyện làng là ông quên hết tất cả.

        Nếu như cuộc sống cứ diễn ra yên bình như thế thì tình yêu làng của ông Hai mới chỉ là “tâm lí làng xã” của những người dân quê Việt Nam - những con người cả đời gắn bó với luỹ tre, cây đa, bến nước, sân đình; yêu nơi “chôn rau cắt rốn” bằng một tình yêu bản năng, máu thịt. Kim Lân đã để cho nhân vật trải qua tình huống truyện độc đáo: ông Hai nghe tin làng theo Tây. Đây chính là tác nhân làm bùng nổ tình yêu nước thiết tha, sâu đậm của ông. Ở người nông dân ấy, tình yêu làng gắn liền với lòng yêu nước: Ta bắt gặp ở đây chân lí về cội nguồn của lòng yêu nước theo quan điểm của nhà văn Liên Xô (cũ) I. Ê-ren-bua: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”'.

        Nghe tin làng theo giặc, “cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.., ông lão lảng đi, tưởng như không thể thở được”. Trong ông đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt: ông tủi nhục, đớn đau, ông tự giày vò, ông hoài nghi rồi lại tự nhủ mình phải tin vì mọi chuyện đã hết sức rõ ràng. Cuốì cùng, ông cay đắng rít lên: “Chúng bay ăn miệng cơm hay ăn miệng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này...”. Tiếng rít ấy là tiếng nói của lòng căm hờn, sự căm giận đang ngùn ngụt trong lòng ông Hai. Trong ông đang có cuộc giằng co dữ dội: Ông yêu làng, làng ông đáng tự hào là thế, mà giờ lại theo Tây. Tình cảm của ông phải thế nào đây? Nhưng sự giằng co- ấy nhanh chóng đi đến kết luận: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì ta phải thù”. Một thái độ dứt khoát, một tình yêu mạnh mẽ nhưng không mù quáng. Tình yêu làng trong ông rất mãnh liệt, nhưng làng phải gắn với nước. Giờ đây, làng Chợ Dầu của ông theo Việt gian, tức là hại nước, hại cách mạng thì không thế yêu làng như xưa được nữa. Niềm đau, sự oán trách cũng như thái độ kiên quyết... tất cả, tất cả đều là biểu hiện sống động nhất của tình yêu nước trong ông Hai.

        Những diễn biến trong cảm xúc, tâm trạng, những suy nghĩ và cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông Hai trong những ngày nghe tin làng theo Tây chính là tình huống giúp Kim Lân khắc họa rõ nét hơn bức chân dung tinh thần và lòng yêu nước sâu nặng, tình yêu làng tha thiết của ông Hai. Ông thấy tủi hổ vì niềm tự hào bấy lâu nay của ông giờ thành ra như thế. Ông chỉ biết “cúi gằm mặt xuống mà đi”, ông thương lũ con ông vì chúng có một quê hương đáng xấu hổ: “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”. Suốt những ngày đó, ông không dám đi đâu, chỉ “nằm rũ ở trên giường, không nói gì”, “quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội mà nghe ngóng”, lúc nào cũng nơm nớp lo âu. Ta bỗng hiểu hơn tại sao tác giả lại kể và tả tỉ mỉ những biểu hiện của tình yêu làng nơi ông Hai những ngày làng còn chưa bị đồn là theo Tây. Nó là sự đối nghịch với thái độ kiên quyết khi nghe tin làng làm Việt gian, là sự khẳng định mạnh mẽ tình yêu nước lớn lao trong ông. Tình yêu ấỵ không chỉ là bản năng mà đã trở thành ý thức của một công dân. Nó gắn liền với tình cảm dành cho kháng chiến và đối với Cụ Hồ, được thể hiện thật cảm động khi ông giãi bày tâm sự với đứa con út ngây thơ. 

        Niềm vui sướng vỡ òa khi ông Hai biết rằng làng mình vẫn là làng Kháng chiến. Không còn nỗi tủi nhục đè nặng trong lòng, ông lại tiếp tục khoe về làng Chợ Dầu anh dũng của mình, “lại ngồi, trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái Làng của ông”. Người nông dân vốn gắn bó với nhà cửa ruộng vườn... Phải bỏ nhà ra đi họ đã xót xa lắm, ông Hai cũng thế. Nhưng ta lại bắt gặp hình ảnh ông Hai tất bật đi khoe cái tin “Tây nó đốt hết nhà tôi rồi, hết hẳn”, ông sung sướng bởi việc Tây đốt nhà là biểu hiện của làng ông trong sạch, làng ông không làm Việt gian. Làng vẫn là tình yêu, là niềm tự hào tha thiết của ông Hai. Nhà ông bị đốt hết nhưng như thế có là gì. Đó chỉ là một phần ông cống hiến cho đất nước. Tài sản riêng mất mát nhưng cách mạng, đất nước sẽ vững mạnh hơn, đó mới thực sự là niềm vui, là hạnh phúc.

        Tình yêu làng, yêu nước, hòa quyện trong tâm hồn người nông dân mộc mạc, chất phác thật đẹp biết bao. Làng của Kim Lân là một khúc ca về tình yêu quê hương đất nước mà những người lao động nghèo là những thanh âm trong trẻo, réo rắt nhất, để lại bao dư âm lắng đọng trong lòng độc giả

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo