Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vẻ đẹp tình mẫu tử của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm "Chiếc Thuyền Ngoài Xa" của Nguyễn Minh Châu

Vẻ đẹp tình mẫu tử của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm 'Chiếc Thuyền Ngoài Xa' của Nguyễn Minh Châu
 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
7.606
7
2
Trần Nguyên Đức
17/05/2020 07:31:51

Trong cuộc sống phức tạp này, sự thật đội khi không phải là điều ngay trước mắt mà sự thật là cái ẩn giấu bên trọng. Vì vậy muốn nhìn nhận đúng về cuộc sống về con người, chúng ta phải nhìn vào cái bên trong, bản chất thật, nhìn cuộc sống một cách đa diện. Giống như nhân vật người đàn bà làng chài của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Mang vẻ bề ngoài xấu xí, nhưng phẩm chất bên trong lại vô cùng tốt đẹp.

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được viết vào năm 1983 và đến 1985 trong tập " Bến Quê" tác phẩm là sản phẩm con người đời thương. Truyện kể về việc nghệ sĩ nhiếp ảnh phùng đi tới vùng biên này mong tìm được một bức ảnh cho bộ lịch. Sau gần một tuần tìm kiếm, cuối cùng anh cũng tìm thấy một cảnh đắt trời cho " Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ". Nhưng vừa như phát hiện một chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy khoản khắc trong ngần của tâm hồn thì bất ngờ anh phát hiện ra cảnh bao lực gia đình. Với sự xuất hiện người đàn bà làng chài gây ấn tượng lớn cho người độc và người nghe.

Người đàn bà làng chài, không được gọi tên. Chỉ được gọi bằng những đại từ "Người đàn bà, bà…" Người đàn bà chạc 40 tuổi, mang thân hình quen thuộc của người vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ. Người đàn bà có ngoại hình thật xấu xí và phi thẩm mĩ. Trước kia, người đàn bà này sống ở phố. Con một gia đình khá, nhưng không ai lấy vì xấu. Chị đã có mang với anh làng chài và đã có cuộc sống hôn nhân với anh. Người khác nhìn vào cho rằng đây là địa ngục vì ba ngày chị bị một trận nhỏ, năm ngày chị bị một trận lớn. Đúng vậy cuộc sống của chị thật đáng thương và khổ cực. Chị khổ cả về thể xác và tinh thần, giống bao gia đình làng chài khác, gia đình chị đông con. Nhà thì nghèo khó. Thuyền thì bé, có những lần da đình chị phải ăn xương rồng luộc chấm muối. Một cuộc sống không thể nào khổ hơn. Người ta nhiều khi khổ về vật chất, nhưng tinh thần đầy đủ cũng là hạnh phúc "một túp lều tranh hai trai tim vàng". Nhưng chị đâu được thế cuộc sống tinh thần của chị còn khổ hơn. Người đàn ông xấu xí- chồng chị, một phần vì cuốc sống làm cho tính cách hắn hung bạ. Hắn dùng cách giải thoát sự bức xúc bằng cách đánh đập chị, chửa rửa chị và các con chị "Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ" Bị những trận đòn roi những cái quất mạnh của chông tàn bạo, nhưng chị vẫn "Với vẻ mặt cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không tìm cách chống trả, không tìm cách chạy trốn. Trận đòn roi chỉ dừng lại khi thằng phác lao tới cứu mẹ và đánh lại bố" Cả hai mẹ con chỉ biết khóc. Người đàn bà kể trước kia khi con còn nhỏ, hắn đánh chị trên thuyền. Sau khi con lớn, chị xin hắn đưa lên bờ rồi đánh. Chúng ta thấy rằng cuộc sống của chị thật khó khăn, chị chỉ biết cam chịu và đôi khi chính là sự ngu dốt.

Nhưng thực chất bên trong còn nhiều điều mà mọi người chưa rõ. Khi chánh án đầu gợi ý li hôn, chị nhất định không chịu, van nài xin không li hôn, nhận hết trách nhiệm , tội nỗi lên đầu mình. Vì sao ư? Vì chị là một người am hiểu lẽ đời, cho dù thất học. Chị hiểu rằng tên con thuyền này cần một người đàn ông chèo chống vượt qua. Phong ba và nuôi cho sấp con của chị cũng rất cảm thông cho chồng chị, xưa là một con người cực tình nhưng không bao giờ đánh vợ. Nhưng cũng vì cuộc sống khó khăn, làm cho người đàn ông đâm ra đánh vợ con , chị nhẫn nhục cam chịu, nhận hết trách nhiệm về bản thân mình. Nhận vì mình đẻ nhiều con mà cuộc sống khổ cực. Ngoài cam chịu, chấp nhận hi sinh, cuộc sống của chị còn có niềm vui đó là khi các con chị được ăn no, mặc ấm.

Người mẹ nào cũng vậy, thấy các con mình hạnh phúc, thì bản thân hạnh phúc gấp một trăm lần rồi. Và đôi khi gia đình chị cũng hòa thuận, đầm ấm, vui vẻ chị còn có lòng tự trọng cao. Chị biết xấu hổ khi có người khác biết truyện mình bị đánh, đặc biệt là thằng phác. Người chị yêu thương nhất " Cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột từ cái lão đàn ông đã hành hạ mụ" Chị đã khóc khi phùng nhắc tới thằng phát. Chị thương con vô cùng, Chị cũng đem đến cho đẩu và phùng những bài học quý giá.

Nguyễn Minh Châu đã thành công trong việc xử dụng nghệ thuật đối lập. Một bên là người đàn bà xấu xí, phi thẩm mĩ, một bên là vẻ đáng thương, phẩm chất bên trong của con người đáng trân trọng. Người đàn bà trong truyện là người có cốt cách bên trong, biết nhìn xa, thương đàn con nhỏ, giàu đức hi sinh, lòng vị tha, thương chông, thương con am hiểu lẽ đời, sẵn sàng hi sinh bản thân về hạnh phúc, no ấm cho chồng, cho con. Đây chính là những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Qua hình ảnh người đàn bà trong truyện chúng ta thấy người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được những nhét đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Dù vẻ ngoài không đẹp nhưng bên trong luôn có phẩm chất cao quý. Luôn nghĩ tới gia đình, hạnh phúc nhỏ của mình, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để giữ gìn, chăm sóc gia đình, hạnh phúc đó chính là con cái của mẹ. Người phụ nữ mang một lòng vị tha cao cả, Những khác biệt của người phụ nữ làng chìa, phụ nữ ngày nay năng động hơn, làm chủ cuộc sống hơn, làm chủ được kinh tế.

Họ không còn phải nhẫn nhục chịu trận đòn roi của chồng. Họ yêu thương chồng con, họ cần một người đàn ông chèo kéo mái ấm gia đình, là người yêu thương gia đình, yêu thương vợ con. Nhưng nếu là người đàn ông vũ phu đánh đạp vợ con, họ sẵn sàng báo cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi hạnh phúc của gia đình mình. Bên cạnh đó vẫn còn những người phụ nữ nhu mì, hèn nhắc, nhẫn nhục sẵn sàng chịu đựng đòn roi của chồng. Cố bấu víu lấy cái hạnh phúc chỉ có trong ảo tưởng, sống không có lập trường. Họ cần phải thay đổi cách sống, cách suy nghĩ tới giải pháp cuối cùng để giải thoát tìm hạnh phúc , cho mình cơ hội để đến với hạnh phúc đích thực.

Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã cho ta thấy sự đối lập, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Chúng ta cần phải nhìn cuộc sống và tâm hồn đa diện, phải tìm kiếm, khám phá cái bản chất bên trong, từ vẻ bề ngoài của người đàn bà trong truyện yêu thương chồng con hi sinh cao cả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Anh Minh Trương
17/05/2020 08:13:26
Mở bài:

+ Giới thiệu về hai tác giả và hai tác phẩm;

+ Vẻ đẹp của tình mẫu tử ở hai nhân vật:

Ví dụ:

Thân bài:

Nhân vật Mai
Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnú che giấu cán bộ, giúp đỡ cán bộ “Hễ Tnú đi rẫy thì Mai đi với cán bộ. Hễ Mai ở nhà giữ con Dít cho mẹ thì T nú đi”
Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnú học chữ, lên rừng bảo vệ các chiến sĩ cách mạng “Mai học giỏi hơn Tnú, ba tháng đọc được chữ, viết được cái ý trong bụng mình muốn, sáu tháng làm được toán hai con số”
Mai là người phụ nữ kiên cường, chẳng hề sợ sệt trước kẻ thù: “ngửng đôi mắt rất lớn nhìn thằng Dục. Nhưng điều gây sức ám ảnh nhất là cuộc chiến không cân sức giữa một người mẹ và đứa bé chưa tròn tháng với bọn cầm thú
+ “Mai thét lên một tiếng, chị vội tháo tấm địu kịp lật đứa con ra phía bụng lúc cây sắt giáng xuống lưng”; “cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng”, “không nghe tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi nín bặt”

+ Một người mẹ sẵn sàng lấy thân mình để che chở cho con như một mẹ gà dũng cảm dùng hết sức để cứu con khỏi bầy diều quạ. Cái chết của Mai và đứa bé khiến người đọc xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng và căm phẫn tội ác của  bọn đế quốc.

Nhân vật người đàn bà hàng chài
Ngoại hình: trạc ngoài 40, thân hình thô kệch, mặt rỗ
Lấy chồng nghèo phải sống chen chút trên chiếc thuyền nhỏ, làm quần quật mà vẫn thiếu ăn, xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi, quần áo bạc phếch, ướt sũng.
Bị chồng đánh đập thường xuyên “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Vậy mà bà không chống trả, không trốn chạy cũng không bỏ lão chồng vì để nuôi đàn con nhỏ dại bà cần một người đàn ông trên thuyền.
Người đàn bà hiện lên trong tác phẩm là một người mẹ nghèo, cam chịu mọi khổ đau để chắt lọc lấy niềm vui cho con mình. Bà tâm niệm “sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Vì thương con bà xin chồng đừng đánh trước mặt con, khi thấy con bênh vực mình mà đánh lại bố nó, bà thấy đau lòng, tủi hổ.
Chi tiết dòng nước mắt: “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt”=>
+ Biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi nhục mà người đàn bà gánh chịu: sự nghèo đói, tù túng; nạn bạo hành gia đình

+ Nỗi xấu hổ, cảm thấy có lỗi khi để đứa con chứng kiến cảnh cha nó đánh mẹ nó; nỗi lo lắng về những việc trái với luân thường đạo lí mà thằng con có thể làm để bảo vệ mẹ.

+ Biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: bà cam chịu bị chồng đánh mà không hề kêu than hay từ bỏ lão cũng bởi vì con, hành động của thằng bé khiến chị sực tỉnh vì nghĩ đến sự phát triển nhân cách của đứa con sau này. Điều đó khiến chị đau hơn bao giờ hết.

Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ nhân hậu, giàu lòng vị tha, hi sinh vì chồng, vì con.
Sự tương đồng: Hai nhân vật đều mang một tình mẫu tử sâu sắc và cao cả, họ là những người mẹ sẵn sàng chết vì con, giàu đức hi sinh cao cả.
Sự khác biệt:
+ Nhân vật Mai là hình tượng người mẹ Tây Nguyên trong giai đoạn chống Mỹ ở Tây Nguyên. Nỗi đau của Mai là nỗi đau của cả dân tộc trong một thời kì đánh giặc  ngoại xâm để bảo vệ quê hương, tổ quốc.

+ Nhân vật người đàn bà hàng chài là hình tượng người mẹ nghèo của đời thường vốn còn nhiều nhọc nhằn, vất vả. Từ cuộc đời và phẩm chất cao đẹp của chị, ta thấy được nỗi đau của bi kịch đói nghèo và bạo lực gia đình.

+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật thể hiện nét độc đáo trong bút pháp của từng nhà văn.

Kết bài: Mỗi người mẹ đều có cách yêu thương con của riêng mình, dù tình yêu ấy trong mỗi hoàn cảnh có những biểu hiện không giống nhau nhưng đều chung nguồn gốc xuất phát từ lòng nhân hậu, vị tha và sự hi sinh vô bờ bến.
1
1
1
0
1
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo