LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy bình luận về câu tục ngữ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Hãy bình luận về cấu tục ngữ "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
545
0
0
Hảo Hannah
17/05/2020 16:47:18

Tình thương là đạo lí cao đẹp của dân tộc ta. Tục ngữ, ca dao có nhiều câu hay, rất sâu sắc nói về tình thương. Câu tục ngữ: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" là một bài học nêu lên lời khuyên về tình thương đồng loại.

Dân gian thường lấy đồ vật, loài vật làm ẩn dụ, làm biểu tượng để gửi gắm triết lí nhân sinh, một bài học về đạo lí vô cùng thấm thía như: "Kiến tha lâu cũng đầy tổ", "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau", "Đầu hôm tôm gáy", "Cáo chết ba năm quay đầu về núi, v..v... Câu tục ngữ "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" cũng là cách nói độc đáo như thế!

"Một con ngựa đau" mang hàm nghĩa về sự hoạn nạn, đau khổ của một cá thể. "Cả tàu bỏ cỏ" hàm chỉ sự chia sẻ của đồng loại đối với nỗi đau của một cá thể "Tàu" cũng là chuồng để nhốt voi, nhốt ngựa. Nơi nhốt trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo gọi là chuồng. Nơi nhốt voi, nhốt ngựa thì gọi là tàu. Ngôn ngữ của dân tộc thì giàu có. "Cả tàu" chỉ tất cả đàn ngựa trong tàu, là mọi thành viên của một cộng đồng "Bỏ cỏ" nghĩa là không ăn cỏ, nhịn cả ăn uống, sống trong tâm trạng đau buồn ghê gớm. "Cả tàu bỏ cỏ" nói lên cả đàn ngựa bỏ ăn, cùng chia sẻ nỗi đau buồn khi " con ngựa đau" gặp điều bất hạnh. Mối quan hệ giữa một con ngựa với cả tàu ngựa tình thương xót, là sự san sẻ, đồng cảm sâu sắc: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Chữ "đau" và chữ "bỏ cỏ" thể hiện sâu sắc, cảm động tình cảm ấy, mối quan hệ ấy.

Thương xót là nỗi đau của một con ngựa, mà cả đàn, cả tàu phải bỏ cỏ, đó là thương cực kì sâu sắc. Qua câu tục ngữ, nhân dân ta nêu lên bài học đạo lí nhằm khi mọi người biết sống trong tình thuơng, biết gắn bó, quan tâm, san sẻ niềm đau, nỗi buồn với đồng loại. Trong cuộc sống, trước mọi mất mát, đau khổ, hoạn nạn của mọi người không nên dửng dưng, không thể "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại".

Tình thương làm cho con người trở nên cao quý. Được sống trong tình thương là được sống trong hạnh phúc. Vui buồn có nhau, hoạn nạn khó khăn có nhau, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh. Trong hoạn nạn, phải được san sẻ, phải được đùm bọc, được cảm thông, được giúp đỡ, đồng cam cộng khổ với nhau.
"Khuyển mã chí tình" nên "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Từ bài học ấy, chúng ta biết sống trong tình thương. Trong gia đình thì "Chị ngã em nâng". Bà con láng giềng thì "lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Bước vào cuộc đời rộng lớn, hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình thương "lá lành đùm lá rách". Hạnh phúc, ấy là san sẻ:

Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người đói rét ta nhường áo cơm".

Biết xúc động, cảm cảnh trước nỗi đau của mỗi người. Biết yêu thương, an ủi, san sẻ nỗi buồn đau của đồng loại. Biết giúp đỡ vật chất trước mất mát, ốm đau tật bệnh, đói nghèo vì thiên tai bão lụt,... của đồng bào gần xa. Càng thương mình bao nhiêu ta càng thương người bấy nhiêu! Ta tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong tình thương:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ "Một con ngựa đau cá tàu bỏ cỏ" đã dạy ta hai chữ tình thương, càng nghĩ càng thấm thía.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Doãn
17/05/2020 16:47:28
I. Dàn ý chi tiết cho đề bình luận câu Một con ngựa đau/ Cả tàu bỏ cỏ
1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ: Nhờ có những câu ca dao ấy mà dân tộc ta luôn tự hào là một dân tộc đoàn kết, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tiêu biểu trong số các câu ca dao tục ngữ ấy là câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

2. Thân bài
  • Giải thích nghĩa của các vế trong tục ngữ: Một con ngựa” đại diện cho một cá nhân, mỗi một con người, “con ngựa đau” chính là biểu tượng cho hoàn cảnh của cá nhân con người đó khi phải đối mặt với những bất hạnh, khó khăn và thử thách trong cuộc sống
  • Tình thương giữa con người với nhau và giữa tập thể với cá nhân: Trong một tập thể, có một cá nhân nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, những trở ngại khó có thể vượt qua thì luôn có những con người trong tập thể ấy sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ để cả nhân vững vàng vượt qua khó khăn
  • Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta: Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn thể hiện và khẳng định rõ tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết giữa những con người với nhau. Khi một người gặp khó khăn thì mọi người xung quanh không được phép thờ ơ, hững hờ, mà hãy sẵn sàng quan tâm, sẻ chia và ra tay giúp đỡ.
  • Những dẫn chứng chứng minh: Lịch sử đã chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta qua bao cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nhờ có sự đồng lòng của cả dân tộc mà nhân dân ta giữ vững được chủ quyền độc lập dân tộc cho tới hiện tại
Xem thêm:  Giải thích bình luận lời dạy “Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
3. Kết bài

Khảng định giá trị câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã thể hiện được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Thế hệ trẻ chúng ta ngày nay cần gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa truyền thống này.

0
0
Doãn
17/05/2020 16:48:01

Trong kho tàng ca dao dân ca của Việt Nam ta có rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết, sự gắn bó keo sơn tình nghĩa giữa con người với con người. Nhờ có những câu ca dao ấy mà dân tộc ta luôn tự hào là một dân tộc đoàn kết, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tiêu biểu trong số các câu ca dao tục ngữ ấy là câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.

 

Câu tục ngữ trên đã nêu lên và khẳng định mối quan hệ gắn kết giữa con người với con người với nhau, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng, xã hội. Câu tục ngữ không chỉ ca ngợi về tình người ấm áp và còn mang đến cho chúng ta bài học về tinh thần đoàn kết. “Một con ngựa” đại diện cho một cá nhân, mỗi một con người, “con ngựa đau” chính là biểu tượng cho hoàn cảnh của cá nhân con người đó khi phải đối mặt với những bất hạnh, khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

“Cả tàu” ý nói là cả tàu ngựa hay đàn ngựa, tượng trưng cho một tập thể, cộng đồng và lớn hơn là cả xã hội bao gồm những con người cùng chung sống. Khi một con ngựa bị đau thì cả tàu ngựa “bỏ cỏ” ý muốn nói về tình thương của tập thể, cộng đồng vì cá nhân. Trong một tập thể, có một cá nhân nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, những trở ngại khó có thể vượt qua thì luôn có những con người trong tập thể ấy sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ để cả nhân vững vàng vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn thể hiện và khẳng định rõ tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết giữa những con người với nhau. Khi một người gặp khó khăn thì mọi người xung quanh không được phép thờ ơ, hững hờ, mà hãy sẵn sàng quan tâm, sẻ chia và ra tay giúp đỡ. Tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Lịch sử đã chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta qua bao cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nhờ có sự đồng lòng của cả dân tộc mà nhân dân ta giữ vững được chủ quyền độc lập dân tộc cho tới hiện tại.

Trong xã hội Việt Nam ngày nay vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh kém may mắn, những con người gặp bất hạnh tròn cuộc sống và đã có những cá nhân, tập thể đã hết lòng quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ họ vươn lên. Họ không chỉ giúp đỡ về mặt vật chất mà cả về tinh thần, khẳng định tinh thần đoàn kết chưa bao giờ phai mờ trong con người Việt Nam. miền Trung nước ta là nơi mỗi năm phải hứng chịu rất nhiều cơn bão, tàn phá hoa màu, nhà cửa và cuốn trôi nhiều người. Nhân dân trên cả nước đã cùng nhau quyên góp, huy động lực lượng vào miền Trung khắc phục bão, cứu trợ đồng bào miền Trung, mang lương thực, quần áo, dựng nhà cửa và khôi phục hệ thống đường xá,…

Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã thể hiện được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Thế hệ trẻ chúng ta ngày nay cần gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa truyền thống này.



 
0
0
...
17/05/2020 17:06:10
Mở bài Bình luận Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

Tấm lòng yêu thương giữ người với người trong một cộng đồng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống này được lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau qua rất nhiều câu tục ngữ. Một trong số đó là “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Câu tục ngữ khuyên con người ta cần biết giúp đỡ sẻ chia với nhau trong những hoàn cảnh khó khăn.

Thân bài Bình luận Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

“Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” nghĩa thực chính là trong một đàn ngựa, khi có một con bị ốm đau không ăn được thì cả bầy ngựa cũng sẽ không ăn như để chia sẻ với con ngựa bị đau ấy. Từ hình ảnh về con ngựa như thế, có thể nói đến con người, ở đây là sự sẻ chia trong một tập thể với một cá nhân. Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng. Khi chỉ một cá nhân trong tập thể có khó khăn thì tất cả mọi người cần nêu lên tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái với người ấy. Đây là một phẩm chất cao đẹp cần có trong mỗi người.

Vì sao chúng ta nên làm vậy? Bởi lẽ cuộc sống không bằng phẳng, những khó khăn là điều đương nhiên, để vượt được qua những khó khăn ấy không chỉ cần sự đương đầu dũng cảm của một cá nhân mà còn cần sự san sẻ của những người xung quanh. Giúp người người lại giúp mình là một nhân quả tất yếu. Sống trong một cộng đồng, cần biết san sẻ để cùng nhau vươn lên và sống tốt. Đó là mối quan tâm của cha mẹ của anh chị em đối với ta khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Đó chỉ cần là những lời động viên an ủi thôi cũng khiến cho chúng ta ấm lòng cảm thấy tự tin hơn và dường như những nỗi khó khăn cũng được vơi đi phần nào. Đó cũng là sự quan tâm của một tập thể lớp đối với một bạn trong lớp khi bạn ấy gặp khó khăn trong gia đình hay những chuyện trong cuộc sống

Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam, tinh thần giúp đỡ tương thân tương ái không phải hiếm gặp “Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít đùm lá rách nhiều.” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng.”Rất nhiều rất nhiều nữa những câu ca dao tương tự của cha ông truyền lại mang trong nó những bài học quý giá về tinh thần đoàn kết, tương trợ.

Vượt lên trên quan hệ cá nhân, câu tục ngữ còn mang ý nghĩa với cộng đồng. Đó chính là sự đoàn kết trong cả một cộng đồng một xã hội,ý thức đoàn kết cả một xã hội lại với nhau chứ không dừng lại ở một tập thể. Truyền thống quý báu này đã giúp dân tộc ta có một sức mạnh to lớn vượt qua rất nhiều gian khổ. Thời kì đất nước khó khăn, nạn đói năm 1945, cả đồng bào cùng chung tay sẻ chia miếng cơm manh áo, vực dậy từ chính những gì gian khổ nhất. Rồi lũ lụt cuốn trôi đi tất cả của miền Trung thì người dân cả nước lại hướng về miền Trung thân yêu để san sẻ những khó khăn đó. Thế mới thấy hết được sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sẻ chia. Ý nghĩa của câu tục ngữ không bó hẹp trong phạm vi giữa những cá nhân với nhau mà còn rộng hơn thế.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư