Có 3 cách phát âm ed chính
1. Đuôi /ed/ được phát âm là /t/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/ và những động từ có từ phát âm cuối là “s”.
E.g:
- Hoped /hoʊpt/: Hy vọng
- Coughed /kɔːft/: Ho
- Fixed /fɪkst/: Sửa chữa
- Washed /wɔːʃt/: Giặt
- Catched /kætʃt/: Bắt, nắm bắt
- Asked /æskt/: Hỏi
2. Đuôi /ed/ được phát âm là /id/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /t/ hay /d/.
E.g:
- Wanted /ˈwɑːntɪd/: muốn
- Added /æd/: thêm vào
3. Đuôi /ed/ được phát âm là /d/ với những trường hợp còn lại.
E.g:
- Cried /kraɪd/: Khóc
- Smiled /smaɪld/: Cười
- Played /pleɪd/: Chơi
Chú ý: Đuôi “-ed” trong các động từ sau khi sử dụng như tính từ sẽ được phát âm là /ɪd/ bất luận “ed” sau âm gì:
- Aged
- Blessed
- Crooked
- Dogged
- Learned
- Naked
- Ragged
- Wicked
- Wretched
E.g:
- An aged man /ɪd/
- A blessed nuisance /ɪd/
- A dogged persistence /ɪd/
- A learned professor – the professor, who was truly learned /ɪd/
- A wretched beggar – the beggar was wretched /ɪd/
Nhưng khi sử dụng như động từ, ta áp dụng quy tắc thông thường:
- He aged quickly /d/
- He blessed me /t/
- They dogged him /d/
- He has learned well /d/
Cách phát âm động từ 2 âm tiết
1. Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai Ví dụ: be’gin, for’give, in’vite, a’gree, …
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open, ‘visit…
2. Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất Một số ví dụ: ‘father, ‘table, ‘sister, ‘office, ‘moutain…
Một số trường hợp ngoại lệ: ad’vice, ma’chine, mis’take, ho’tel.
* Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.
Ví dụ: record, desert nếu là danh từ sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ: ‘recor; ‘desert, rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ: re’cord; de’sert…
3. Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất Một số ví dụ: ‘happy, ‘busy, ‘careful, ‘lucky, ‘healthy,…
Một số trường hợp ngoại lệ: a’lone, a’mazed,…
Từ có 3 âm tiết:a. Động từ– Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm:
Ví dụ: encounter /iŋ’kauntə/, determine /di’t3:min/
– Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.
Ví dụ: exercise / ‘eksəsaiz/, compromise/
Một số trường hợp ngoại lệ: entertain /entə’tein/, comprehend /,kɔmpri’hend/
b. Danh từ Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/…
Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ:
computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/
c. Tính từ Tính từ 3 âm tiết tương tự như danh từ
Ví dụ: happy /’hæpi/, impossible /im’pɔsəbl/…