Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 8
24/05/2020 18:38:26

Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam?

A. Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

B. Ngày 01-9-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

C. Ngày 24-2-1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.

D. Ngày 24-6-1867, Pháp tấn công 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

 

Câu 2: Sau 5 tháng xâm lược, liên quân Pháp – Tây Ban Nha chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, không thể tiến sâu vào đất liền vì: 

A. quân giặc chưa có sự chuẩn bị kĩ càng

B. quân giặc không quen thủy thổ, địa hình và điều kiện thời tiết nước ta

C. giữa quân Pháp và Tây Ban Nha này sinh mâu thuẫn nên chưa tiến sâu vào đất liền

D. quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả   

 

Câu 3: Sự kiện triều đình nhà Nguyễn kí kết với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) chứng tỏ:

A. triều đình Nguyễn không muốn kéo dài cuộc chiến tranh gây nhiều cực khổ, mất mát cho nhân dân.

B. triều đình Nguyễn nhu nhược, bắt tay với Pháp để duy trì quyền lợi của mình.

C. Pháp đã nhân nhượng, thỏa thuận những điều kiện có lợi cho triều đình Huế.

D. triều đình huế đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, dâng nước ta cho chúng.

 

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là:

A. Bảo vệ giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt Nam đang bị sát hại.

B. Khai hoá văn minh cho người Việt Nam.

C. Chiếm Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự.

D. Trả thù triều đình Huế đã làm nhục quốc thể nước Pháp.

 

Câu 5: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

A. Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi.

B. Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.

D. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.

 

Câu 6: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản

B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường

C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

 

Câu 7: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.

B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.

D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

 

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.

B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.

C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

 

Câu 9: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?

A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.

B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.

C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.

D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức

 

Câu 10: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

A. Có sự ãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.

B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm.

C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.

D. Được trang bị vũ khí hiện đại.

 

Câu 11: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất giết chết được tên tướng giặc nào?

A. Gác-ni-ê               B. Ri-vi-e               C. Tơ-ru-man             D. Ru-dơ-ven

 

Câu 12: Duyên cớ thực dân Pháp xâm lược nước ta?

A. Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô.

B. Nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên.

C. Triều đình nhà Nguyễn đang suy yếu, khủng hoảng.

D. Biến nước ta thành thuộc địa của Pháp.

 

Câu 13: Vị tướng đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông ngày 10/12/1861 là ai?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Hoàng Diệu.

 

Câu 14: Hiệp ước mà triều đình Nguyễn kí với Pháp ngày 5/6/1862 là gì?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

 

Câu 15: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì nổi bật?

A. Vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở.

B. Vùng đất bằng phẳng, đi lại thuận tiện.

C. Vùng đầm lầy, lau sậy um tùm.

D. Vùng trung du, sông ngòi dày đặc.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.161
1
1
...
28/05/2020 17:09:58
1.C
2.D
3.B
4.C
5.B
6.B
7.B
8.A
9.B
10.B
11.A
12.A
13.B
14.A
15.A

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Lịch sử mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo