Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn. Cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. Nêu đặc điểm chung của lớp chim

1.Đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn.
2.Cấu tạo ngoài của chim bồ câu thich nghi với đời sống bay lượn. Nêu đặc điểm chung của lớp chim.
3.Hãy kể tên các bộ thú đã học. Tại sao người ta lại xếp dơi và cá voi vào lớp thú.
4.Trình bày đặc điểm chung của lớp thú. Theo em bộ thú nào thông minh nhất.
5.Em hãy nêu các biện pháp để bảo vệ động vật.

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
460
1
0
minh tâm
27/05/2020 19:38:23

Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.


Bài làm:

Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là :

  • Phổi có cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
  • Xuất hiện cơ liên sườn giúp tăng hiệu quả hô hấp do tăng thể tích lồng ngực.
  • Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn nên giàu oxi hơn.
  • Xuất hiện thận sau và trực tràng có khả năng hấp thu lại nước, hạn chế mất nước.
  • Não trước và tiểu não phát triển nên thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn.
  • Mắt có thể cử động xoay, có thể nhìn thấy xung quanh khi đầu không cử động. Mi thứ ba giúp mắt không bị khô mà vẫn nhìn được.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
minh tâm
27/05/2020 19:38:42

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

   - Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

   - Chi trước trở thành cánh: để bay.

   - Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

   - Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

   - Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

   - Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.

0
0
minh tâm
27/05/2020 19:40:00

Bộ thú Huyệt: Thú mỏ vịt


Bộ thú Túi: Kanguru, Koala


Bộ Dơi : dơi ăn hoa quả, dơi ăn sâu bọ


Bộ cá voi: Cá voi, cá heo


Bộ ăn sâu bọ: chuột chù, chuột chũi


Bộ gặm nhấm: chuột đồng, sóc, nhím


Bộ ăn thịt: Hổ, mèo, sói

 

Các bộ móng guốc ( bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ, bộ voi) : voi, trâu, lợn

 

Bộ Linh trưởng : Khỉ, vượn, tinh tinh

Vì cá voi, dơi có những đặc tính giống với lớp thú (vd đẻ con, nuôi con bằng sữa, hô hấp bằng phổi, là động vật có vú) vậy nên người ta xếp nó vào lớp thú.

0
0
minh tâm
27/05/2020 19:41:19
Đặc điểm chung của thú:

- Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.

- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.

- Tim 4 ngăn.

- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

- Là động vật hằng nhiệt.
0
0
minh tâm
27/05/2020 19:41:27

_Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật

_Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật

_Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.

-Không phá nơi ở của chúng.

-cần đẩy mạnh việc chăn nuôi

-Trồng cây xanh.

-Ko ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.

0
0
quyeenn__
27/05/2020 19:41:32
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

   - Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.

   - Cổ dài: tăng khả năng quan sát.

   - Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.

   - Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.

   - Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

   - Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

2.  *Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

   - Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

   - Chi trước trở thành cánh: để bay.

   - Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

   - Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

   - Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

   - Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.

   - Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh.

    *Nêu đặc điểm chung của lớp chim:

   - Là động vật có xương sống

   - Cơ thể có lông vũ bao phủ

   - Chi trước biến đổi thành cánh

   - Có mỏ sừng

   - Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

   - Trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc, được ấp nở thành con nhờ thân nhiệt bố mẹ

   - Là động vật hằng nhiệt

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×