1 Nêu phương pháp viết bài văn tả người?
2trình bài văn chung của bài văn tả người?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Trả lời câu 1 + 2 (trang 61 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đọc các đoạn văn tr. 59-61 SGK Ngữ văn 6 tập 2 và trả lời câu hỏi:
a) Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?
b) Trong các đoạn văn đó, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?
c) Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho văn bản này thì em sẽ đặt là gì?
Trả lời:
a)
* Đoạn văn 1: Tả dượng Hương Thư - người chèo thuyền, vượt thác.
- Đặc điểm nổi bật: mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng.
- Những từ ngữ, hình ảnh:
+ như một bức tượng đồng đúc;
+ các bắp thịt cuồn cuộn;
+ hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.
* Đoạn 2: Tả cai Tứ
- Đặc điểm nổi bật: xấu xí, gian tham.
- Những từ ngữ và hình ảnh:
+ Thấp gầy, tuổi độ 45, 50;
+ Mặt vuông nhưng hai má hóp lại;
+ Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng;
+ Mũi gồ sống mương;
+ Bộ ria mép cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét, tối om;
+ Răng vàng hợm của.
* Đoạn 3: Tả hai đố vật tài mạnh: Quắm Đen và Ông Cản Ngũ.
- Đặc điểm nổi bật: nhanh nhẹn, khoẻ mạnh.
- Những từ ngữ và hình ảnh:
+ Lăn xả đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường.
+ Đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc dây ngang bụng, thần lực ghê ghớm ...
b)
Đoạn 2: tập trung khác hoạ chân dung nhân vật.
Đoạn 1 và 3 miêu tả người gắn với công việc.
* Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có sự khác nhau: Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ.
c)
Đoạn 3: Bố cục ba phần:
- Phần mở bài: Từ đầu đến “ nổi lên ầm ầm ” ⟶ Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.
- Phần thân bài: Tiếp đến “ sợi dây ngang bụng ” ⟶ Miêu tả chi tiết keo vật.
- Kết bài: Phần còn lại ⟶ Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
* Có thể đặt tên cho bài văn là:
- Keo vật thách đố
- Quắm - Cản so tài.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |