hiện nay dịch bệnh covid đang trở thành đại dịch toàn cầu em hãy viết bài văn nghị luận nêu rõ tác hại của dịch bệnh đến đời sống xã hội kinh tế của việt nam và thế giới
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.
Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 20/3 Bộ Chính trị đã họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn. Trước mắt, cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì.
Như vậy có thể nói ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài.
Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.
Khẳng định tinh thần đoàn kết cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như một lời cổ vũ, động viên khích lệ mỗi người dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, tính nhân đạo, nhân văn cao cả, không ai đứng ngoài cùng cả nước vào cuộc phòng chống dịch.
Trong các cuộc họp Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đưa ra thông điệp “chống dịch như chống giặc”, Chỉ thị số 15 và 16 với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời đánh giá cao tinh thần và hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã triển khai có kết quả; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt.
Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân. Trong giai đoạn dịch bắt đầu bùng phát hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch. Các lực lượng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ nơi tuyến đầu đầy hiểm nguy vào cuộc đồng hành với chính phủ tham gia tích cực vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm bệnh dình dập, họ còn hy sinh tình cảm gia đình chỉ được nói chuyện với người thân qua màn hình điện thoại; hay nhiều đôi nam nữ hoãn cưới, anh bộ đội người thân mất không về được…Việc ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Chính phủ kêu gọi mọi cá nhân tổ chức tham gia ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch đã khích lệ thu hút được sự quan tâm của toàn dân. Nhiều y, bác sỹ nghỉ hưu, những thanh niên tình nguyện… cũng xung phong hưởng ứng tham gia dập dịch, các doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ tiền, vật chất. Hình ảnh xúc động khi các cháu nhỏ tuổi viết thư ủng hộ tiền mừng tuổi, cụ già 101 tuổi mẹ liệt sỹ năm xưa mẹ đã tiễn con ra chiến trường nay mẹ dành số tiền tiết kiệm ủng hộ; ngay trong khu vực cách ly cũng tham gia ủng hộ tiền cho cuộc chiến. Nhiều văn nghệ sỹ cũng tham gia sáng tác thơ ca, những tác phẩm nghệ thuật, những bài hát giai điệu hào hùng nay động lòng người cổ vũ, động viên khích lệ, tinh thần cho cuộc chiến.
Kết luận số 172 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.
Những chiến thuật riêng có của Việt Nam
Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng những kịch bản ứng phó ở các mức khác nhau để tập huấn cho cán bộ và đề cao ý thức phòng ngừa trong nhân dân.
Việt Nam ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo. Đã đề ra và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc kiên định: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và phương châm 4 tại chỗ đó là: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Khẩn trương, kiên quyết khoanh vùng, kịp thời cách ly các “ổ dịch” được phát hiện. Phương tiện, trang bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch cơ bản được bảo đảm. Vấn đề đời sống, bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm.
Giãn cách xã hội để có thời gian khoanh vùng dập dịch trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ Việt Nam khi phát hiện nguồn lây chéo trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 15 và 16 và tuyên bố có dịch, thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới thực hiện cách ly 14 ngày. Với tinh thần: tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi. Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh, nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Chặn nguồn lây lan bằng cách hạn chế các phương tiện vận tải công cộng và dừng hẳn khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ. Ở nước ta, tại các đô thị trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị là rất lớn. Nhận rõ thực tế này, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải từ đường bộ, đường hàng không đến đường sắt, đường thủy, ngay khi dịch xuất hiện, Chính phủ luôn yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc theo từng giai đoạn, cấp độ của dịch bệnh để có các biện pháp cụ thể trong phòng chống dịch. Từ hạn chế từng phần có kiểm soát đến đóng cửa toàn bộ việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước bằng máy bay, tàu hỏa và các loại hình khác đi và đến các vùng có dịch.
Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân. Tiêu chuẩn ra viện, là cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.
Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
Bên cạnh đó chúng ta có sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật kịp thời phác đồ điều trị cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của các thầy thuốc không quản thời gian sáng, tối, đêm, với tinh thần 24/24, sẵn sàng hội chẩn đưa ra những quyết định kịp thời sáng suốt nhất, do đó Việt Nam đã chữa nhiều ca khỏi bệnh.
Nói về cách làm của Việt Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Từ trước Tết, khi chưa có thông tin về dịch chưa vào Việt Nam, Bộ Y tế đã họp bàn kỹ lưỡng tình hình và mời các chuyên gia kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu. Đến nay, sau 3 tháng, có thể nói chúng ta đã rất chủ động. Chúng ta luôn lường trước tình huống xấu hơn để nó không xấu đi và xấu nhất để nó không diễn ra. Chúng ta có đầy đủ các kịch bản để ứng phó dịch. Ban chỉ đạo chưa bao giờ hốt hoảng vì các diễn biến đã được dự báo và con số nhiễm bệnh đều thấp hơn chúng tôi, cũng như các chuyên gia dự báo”.
Minh bạch thông tin, thống nhất tư tưởng
Có thể thấy mối quan tâm lớn nhất của người dân trên cả nước là tình hình diễn biến của dịch COVID-19, ngay từ những ngày đầu dịch bệnh, qua những tin nhắn đồng loạt từ Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đến từng điện thoại… đã giúp mỗi người dân tiếp cận được nguồn thông tin chính thống, kịp thời để hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng ngừa. Những thông tin về diễn biến của bệnh được cơ quan chức năng cập nhật và thông báo công khai, minh bạch trên trang của Bộ Y tế và các phương tiện truyền thông, giúp người dân tin tưởng vào chính quyền, cũng như thấy rõ được mức độ lây lan để có cách ứng phó hợp lý.
Trong công tác phòng, chống dịch hiện nay, có những cá nhân tung tin với mang màu sắc mê tín dị đoan, tin giả, sai sự thật, bịa đặt như Hà Nội phun khử khuẩn trên cả bầu trời, uống thảo dược như gừng, tỏi… là chữa được bệnh. Hay những tin đồn ở chỗ này nhiễm bệnh, chỗ kia có người chết chỗ khác có người nhiễm bệnh đi đến chỗ này chỗ kia mọi người cẩn thận… Những thông tin theo kiểu như vậy tràn lan trên mạng xã hội không được kiểm chứng lan nhanh làm cho người dân hoang mang, hoảng loạn, mất tinh thần gây nguy hiểm cho xã hội. Sự kiện hàng ngàn người ở Hà Nội cũng như một số thành phố lớn trong đêm, người người, nhà nhà nháo nhác đổ xô tới các siêu thị tranh mua nào là thịt, cá, gạo, rau, mỳ tôm…mang về dự phòng chống dịch. Với những thông tin như vậy các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc điều tra xác minh, giáo dục, xử lý nghiêm cả hành chính và hình sự, yêu cầu gỡ bỏ và xin lỗi công khai những thông tin sai sự thật về dịch bệnh. Bên cạnh việc xử phạt chúng ta đã chủ động cung cấp những thông tin chính thống qua báo chí và truyền thông mạng xã hội khác để người dân biết và chủ động phòng, chống.
Góp phần đưa thông tin đến với công chúng nhanh chóng và chính xác phải kể đến vai trò định hướng, dẫn dắt quan trọng của Báo chí trong công tác phòng, chống dịch COVID -19. Với những tin, bài viết phân tích sắc nét thực tế cuộc chiến, phòng chống dịch COVID -19, những tấm gương tiêu biểu ở tuyến đầu của các y, bác sỹ, quân đội, công an, dân quân tự vệ, tình nguyện viên…ngày đêm hy sinh thầm nặng cho cuộc chiến này đã lan toả, tạo niềm tin, tâm thế bình an trong xã hội. Chứng minh cho nhận xét này, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong đại dịch COVID-19, mỗi ngày báo chí đăng phát 7.000-10.000 tin bài về phòng chống dịch. Lượng người đọc tăng mạnh, mỗi ngày có 20-30 triệu lượt.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí vẫn là nguồn tin chính, từ đây thông tin mới được đi vào mạng xã hội (MXH), sau đó được mổ xẻ dưới nhiều góc nhìn khác nhau và lan đi trong MXH. Hiện nay, số người đọc MXH vẫn nhiều hơn số người đọc báo, cho nên tâm lý người dân vẫn bị ảnh hưởng bởi MXH. Nhưng điều tiết MXH vẫn phải thông qua báo chí, do đó báo chí vẫn là quyết định.
Đánh giá về vai trò của báo chí ngày 10/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước chưa bao giờ được thông tin đầy đủ, kịp thời và đồng loạt như vậy. Ngoài việc đưa tin, báo chí đã có nhiều bài phân tích sâu sắc, có những phóng sự đi vào lòng người… Khi cả thế giới đánh giá “người dân Việt Nam tín nhiệm Chính phủ nhiều nhất” thì đó một phần là do điều hành đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, các bộ ngành…nhưng một phần quan trọng là nhờ báo chí. Báo chí góp một phần rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. “Báo chí là lực lượng trực tiếp cùng xung trận với quân đội, y tế, công an… Tôi chia sẻ những khó khăn của báo chí. Phóng viên phải được trang bị đồ bảo hộ để tác nghiệp an toàn” - Phó Thủ tướng nói.
Lấy dân làm gốc trong quá trình phòng, chống dịch bệnh
Với phương châm: tính mạng con người và lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết; “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đặc biệt, phải phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo đó, việc phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay điều kiện tiên quyết là phải đề cao các biện pháp phòng dịch là chính; thậm chí “phải hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân” như tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ. Chính vì quan điểm này đã tập hợp được ý chí, sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân và các lực lượng trong quá trình chống dịch.
Nhân dân đã cùng Đảng và Chính phủ chống “giặc dịch” bằng cách trong dân gian lưu truyền các câu ca, khẩu hiệu dễ nhớ, dễ thuộc như: “ở nhà là yêu nước”, “yêu nước thì phải ở nhà”; “chống giặc thì phải xông pha, chống dịch thì phải ở nhà nghe chưa?”; lực lượng y sỹ cũng lan truyền các khẩu hiệu như: “chúng tôi đi làm vì các bạn, các bạn hãy ở nhà vì chúng tôi”…. Trên mạng xã hội đang xuất hiện các khẩu hiệu với những nội dung kêu gọi người dân hãy tự giác, đoàn kết, ủng hộ và hợp tác với chính quyền, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa. Nhiều tài khoản Facebook đã sử dụng dòng chữ “Hãy đứng im khi Tổ quốc cần” trên ảnh đại diện (avatar) với mục đích vận động mọi người hãy hạn chế đi lại khi không có việc gì đặc biệt quan trọng. Các trang cá nhân cùng nhau chia sẻ những khuyến cáo của cơ quan chức năng cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế trong việc sử dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh...
Để động viên khích lệ tinh thần cho cuộc chiến phòng, chống dịch phong trào thơ, ca cũng được mọi người hưởng ứng tích cực, tiêu biểu là ca khúc “Việt Nam ơi! Đánh bay COVID” đã nhanh chóng gây được tiếng vang lớn; bài hát “Ghen cô Vy” được phổ biến nhiều nơi trên thế giới là liều thuốc tinh thần cổ vũ tinh thần chống dịch. Cùng với đó là những cuộc thi sáng tác ca khúc, thi ảnh ở nhà, không phân biệt đủ mọi lứa tuổi và thành phần tham gia xây dựng clip những hình ảnh chống dịch ở khu phố của mình, gia đình của mình, công ty/cơ quan của mình và post lên Facebook của mình để lan tỏa tinh thần chống dịch làm lay động lòng người. Đây là những động lực tinh thần to lớn góp phần làm vơi đi nỗi vất vả mệt nhọc, tiếp thêm động lực trong cuộc chiến phòng, chống COVID-19 đi đến thắng lợi.
Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội.
Thiết lập tư duy mới, cách làm mới trong thời đại 4.0
Thực hiện giãn cách xã hội đang là yêu cầu cao trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trong khi vẫn phải duy trì sản xuất kinh doanh hay các nhiệm vụ chính trị và đảm bảo học tập khác thì việc áp dụng công nghệ thông tin đang là giải pháp tối ưu.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, dịch COVID-19 lây lan là do tiếp xúc. Công nghệ số là không tiếp xúc. Vì vậy, cơ hội lớn nhất lúc này là đẩy nhanh chuyển đổi số, là tạo ra các ứng dụng công nghệ số, là đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường số.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, một số nhà dự đoán, nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm “nền kinh tế tại nhà”. Có thể đây không phải là một khái niệm thực sự mới. Nhưng dịch COVID-19 lại tạo cho “nền kinh tế tại nhà” một bệ phóng mới để thực sự đi vào đời sống, ngay cả khi dịch bệnh qua đi. Nhiều hoạt động kinh tế trước đây vẫn bị giới hạn bởi thói quen của người dùng nhưng hoàn cảnh của dịch COVID-19 đã và sẽ phá bỏ những thói quen đó. Tuy nền kinh tế tại nhà sẽ không thay thế hoàn toàn nền kinh tế truyền thống được, nhưng nếu phát huy được hết tiềm năng của nền kinh tế tại gia thì sẽ giúp xã hội vận hành tối ưu hơn, giảm bớt những căng thẳng về giao thông, sự tốn kém năng lượng cũng như tiết kiệm thời gian di chuyển.
Chuyển đổi số là để thay đổi cách làm việc, tự động hoá, mọi thứ lên môi trường số. Đây là cơ hội, vì nếu cứ bình thường, Việt Nam sẽ chuyển đổi số rất chậm. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ đã trình Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành thì sẽ ban bố, khởi động triển khai trên toàn quốc.
Thực hiện bằng được nhiệm vụ “kép”
Bài học cho chúng ta thấy là bên cạnh việc phòng chống dịch bệnh cần phải tập trung phát triển kinh tế, với quan điểm tính mạng con người là trên hết, được Chính phủ, thủ tướng Chính phủ coi là nhiệm vụ kép để thoát ra khỏi khủng hoảng. Thực tiễn cho thấy kinh tế tăng trưởng trở lại sẽ phụ thuộc vào sự sống còn của các doanh nghiệp. Điều khẩn cấp hiện nay là triển khai nhanh chóng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp, các ngành bám sát tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: Hết sức thận trọng nhưng cũng không bi quan; trong thực hiện mục tiêu kép vừa tập trung phòng chống dịch, kiên quyết không để lây lan, vừa nỗ lực cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
“Tinh thần chung là phải giao nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, có địa chỉ rõ ràng để triển khai thực hiện ngay, không nói chung chung, lòng vòng”, Thủ tướng nói và đặc biệt lưu ý các gói hỗ trợ tiền tệ, tài khóa, thương mại đầu tư, cải cách thủ tục hành chính vào các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh, trước hết là cho du lịch, hàng không, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu.
“Hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do dịch COVID-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không phải là bao cấp cho sự yếu kém, trong đó có hỗ trợ tín dụng lãi suất thấp, hỗ trợ về chính sách tài khóa. Các gói hỗ trợ này phải có hiệu lực ngay đến doanh nghiệp và người dân, không được để lâu, không có cơ chế xin-cho, thiếu minh bạch”. Thủ tướng nhấn mạnh.
Chính phủ cũng đưa ra 6 nhóm giải pháp về: vốn, tài chính và thúc đẩy thanh toán điện tử; cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất nhập khẩu; tháo gỡ khó khăn, phục hồi, phát triển ngành du lịch; thúc đẩy đầu tư và giải ngân; rà soát, xử lý vướng mắc về lao động, phương án hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trong đó, có một số giải pháp cấp bách, cần được khẩn trương thực hiện như: Cân đối, đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí...; giãn nộp một số loại thuế, phí, lệ phí) đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.
Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ công bố chính sách hỗ trợ: hỗ trợ an sinh xã hội (khoảng 62.000 tỷ đồng); hỗ trợ giá điện (12.000 tỷ); giá viễn thông (15.000 tỷ); chính sách tiền tệ, tài khóa đang được tính toán nâng lên gần 500.000 tỷ. Thủ tướng lưu ý “cú đấm thép” là số vốn đầu tư công gần 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD, cần giải ngân hết trong năm nay, chính sách này được các chuyên gia đánh giá là chưa từng có tiền lệ được triển khai.
Với các giải pháp đồng bộ và quyết liệt, Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh, không để lây lan ra cộng đồng. Đây là những bài học lớn, chúng ta cần tiếp tục phát huy, tập trung cao độ ứng phó với các tình huống mới trong phòng chống dịch COVID-19 để dành thắng lợi./.
Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Geneva (www.weforum.org) ngày 30/3/2020 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming nhan đề: “Viet Nam shows how you can contain COVID-19 with limited resources”, tạm dịch: "Việt Nam cho thấy cách bạn có thể phòng chống COVID-19 với nguồn lực hạn chế” đánh giá Việt Nam ứng phó hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trở thành "ngọn hải đăng" về cách làm với nguồn lực hạn chế. Bài báo viết: Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.Trong bài viết: “Việt Nam -hình mẫu về cách thức kiềm chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong điều kiện hạn chế” được đăng tải trên trang mạng zen.yandex.ru của Nga (zen.yandex.ru là trang tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới) nêu rõ: “Các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng và kiên quyết thực hiện bao gồm đóng cửa tất cả các trường học; đình chỉ toàn bộ các chuyến bay; áp dụng biện pháp cách ly phòng dịch 21 ngày đối với một vùng ở tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có nhiều lao động trở về từ Trung Quốc (đặc biệt là thành phố Vũ Hán); cách ly bắt buộc 14 ngày với tất cả những người từ nước ngoài trở về; cách ly những người nhiễm bệnh và theo dõi tất cả những trường hợp có tiếp xúc với người bệnh”.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Geneva, Thụy Sĩ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã có cuộc gặp và làm việc với Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (Tê-đrốt A-đa-nông Ghê-brây-ê-xút) tại trụ sở của WHO ở Geneva. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom đánh giá cao việc Việt Nam đã tiến hành ngay từ sớm nhiều biện pháp hiệu quả, đặc biệt là các cam kết chính trị của Lãnh đạo cấp cao và sự quyết tâm, vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp và các địa phương, nhờ đó giúp kiểm soát dịch bệnh. Tổng Giám đốc WHO hoan nghênh sự phối hợp hiệu quả giữa các nước ASEAN và vai trò Chủ tịch tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực này là rất quan trọng, đã góp phần kiểm soát dịch COVID- 19 trong khu vực. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc WHO cho biết đã khuyến nghị Liên minh châu Phi tham khảo mô hình phối hợp của ASEAN nhằm kiểm soát dịch tại châu Phi.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |