* Nhà Nguyễn đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp được thể hiện qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Như vậy, thông qua nội dung của những hiệp ước trên, ta thấy quá trình nhà Nguyễn cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Các điều khoản, điều kiện của các Hiệp ước ngày càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.
* Việc để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp có một phần trách nhiệm của nhà Nguyễn. Vì đã có nhiều lần ta có cơ hội để đánh đuổi thực dân Pháp những quan quân triều đình lại thực hiện chiến thuật thủ hiểm, không chủ động tấn công chớp thời cơ. Tình hình đất nước rối loạn nhà Nguyễn lại khước từ các đề nghị cải cách canh tân đất nước. Ảo tưởng vào kẻ thù, hy vọng kẻ thù sẽ nhân nhượng bằng các bản Hiệp ước bán nước,...
Tuy nhiên, ta vẫn không thể phủ nhận những đóng góp của triều đình trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp:
- Ngay từ khi Pháp đánh Đà Nẵng, quân triều đình đã phối hợp cũng nhân dân chống trả quyết liệt.
- Sự đóng góp của các nhân vật như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,....