Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các bệnh liên quan đến rối loạn hoạt động của tuyến?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
273
1
1
Tran Huu Hai Hai
02/06/2020 19:27:33
2. Những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp

2.1 Bệnh suy tuyến giáp/Suy giáp (hypothyroidism)

Suy giáp là một bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, không thể tiết đủ hormone Thyroxine. Có thể kể đến một vài nguyên nhân gây bệnh sau:

- Người bệnh bị teo tuyến giáp.

- Cơ thể người bệnh tự thiết lập cơ chế phá hủy tự miễn dịch, tình trạng viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto.

- Biến chứng sau điều trị cường giáp, người bệnh bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật, đồng hóa trị.

- Thiếu i-ốt trong chế độ ăn hằng ngày.

- Suy giáp bẩm sinh. 

- Thứ phát sau khi bị bệnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Bệnh suy giáp có những dấu hiệu rất mơ hồ và giống với biểu hiện của một số bệnh lý khác như buồn ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ, khàn tiếng, táo bón, phụ nữ có thể bị chảy máu bất thường ở âm đạo, da khô, mắt và mặt bị phù nhẹ... Trong trường hợp bệnh phát triển ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể có các biểu hiện nghiêm trọng hơn như chán ăn, tinh thần và thể lực suy kiệt, rụng tóc nhiều, hội chứng da và niêm mạc biểu hiện với phù niêm, lưỡi to bè ra hai bên, những biểu hiện khác như nhịp tim chậm,  huyết áp thấp, thậm chí có thể bị hôn mê đột ngột. 

Để điều trị chứng suy giáp, bệnh nhân cần phải kiên trì uống thuốc và làm theo các chỉ định của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ bình phục, song cũng có bệnh nhân sẽ phải điều trị kéo dài suốt đời.

2.2 Cường tuyến giáp/Cường giáp (hyperthyroidism)

Cường giáp là tình trạng xảy ra do tăng tiết hormon tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxine). Ngoài ra, chúng ta có thể mắc bệnh cường giáp do nguyên nhân như: Bệnh Basedow, bệnh bướu giáp thể đa nhân, viêm giáp, u tuyến độc, ăn quá nhiều iốt... Bệnh có thể được nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu sau:

● Sụt cân không rõ lý do dù chế độ ăn uống sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường, thậm chí là nhiều hơn.

● Vùng cổ trước bị phình to (thường gọi là bướu cổ).

● Hồi hộp, hay đánh trống ngực, đôi khi cảm thấy đau ngực, khó thở.

● Tiêu chảy kéo dài do nhu động ruột tăng thường xuyên.

● Thường sợ nóng, không chịu được thời tiết nắng nóng hoặc những nơi có nhiệt độ cao.

● Thường bị run tay với tần số nhanh, biên độ nhỏ, người bệnh không thể tự kiểm soát.

● Thường xuyên ra mồ hôi.

● Thường bị khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ không yên, giấc ngủ ngắn hơn bình thường.

● Tính tình thay đổi, dễ cáu giận, lo lắng.

 

Bệnh cường giáp (hình ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, cường giáp là một bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

● Biến chứng tim mạch: người bệnh sẽ cảm thấy tim đập nhanh hơn bình thường, các rối loạn nhịp nghiêm trọng hơn có thể gặp phải như rung nhĩ, trường hợp xấu có thể có thể dẫn tới tình trạng suy tim.

● Cơn bão giáp: khi lượng hormone tuyến giáp tăng quá cao, biểu hiện ra các triệu chứng một các đột ngột, nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

● Lồi mắt ác tính: Đối với trường hợp mắc bệnh do bệnh Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay bị chảy nước mắt và kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.

Để điều trị cường giáp, có rất nhiều phương pháp: Người bệnh có thể dùng thuốc ức chế sự tiết chất thyroxin của tuyến giáp; uống iod phóng xạ, ngăn sự tổng hợp chất thyroxin, ức chế các tế bào không thể sản sinh thyroxin như bình thường. Tuy nhiên, uống iod phóng xạ thường được áp dụng đối với bệnh nhân cao tuổi, hoặc bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc uống nhưng bệnh tái phát. Một hệ quả không mong muốn của iod phóng xạ đó là: kết thúc điều trị, tuyến giáp sẽ bị suy, nên có thể phải dùng chất thyroxin để điều trị suốt đời.

Nếu dùng thuốc không hiệu quả, người bệnh cũng có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần giáp trạng. 

2.3 Ung thư tuyến giáp

Đây là một căn bệnh ác tính của, chiếm khoảng 1% các loại ung thư với những biểu hiện như: tuyến giáp to nhanh trong thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường vùng xung quanh; ăn nhiều mà vẫn sút cân; chịu nóng kém, hay vã mồ hôi, luôn luôn trong trạng thái tinh thần căng thẳng, mất ngủ; tính khí thất thường; tay chân run rẩy yếu đuối; hoạt động mau bị mệt, hồi hộp, khó thở; phụ nữ thấy kinh ra ít....  

 

Bệnh được xác định bởi các nguyên nhân như: hệ miễn dịch bị rối loạn, do di truyền, sự thay đổi hormone, nhiễm chất phóng xạ.....Tùy theo loại ung thư và giai đoạn phát triển của bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị theo các cách khác nhau: mổ cắt bỏ khối ung thư, xạ trị,..

Khi mắc bệnh ung thư tuyến giáp, người bệnh không cần quá lo lắng bởi độ lành tính của căn bệnh này cao hơn so với các loại ung thư khác nên được tiên lượng rất tốt. Nếu bệnh phát triển ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi bệnh lên đến hơn 97%.

2.4 Bướu lành tuyến giáp

Bướu lành tuyến giáp là loại bệnh thường gặp nhất của tuyến giáp. Bệnh phát triển âm thầm và không có những biểu hiện rõ ràng, không gây trở ngại đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân nên rất khó phát hiện. Người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu khi thấy vùng cổ phình lớn, nổi u cục, chèn ép các cơ quan xung quanh gây cảm giác khó nuốt, khó thở, ho nhiều...

 

Bệnh nhân bị bướu giáp lành tính (hình ảnh minh họa)

Bướu lành tuyến giáp được chia thành các loại:

  • Tuyến to không đồng đều: bệnh thường không có triệu chứng, không cần điều trị.

  • Tuyến giáp to đều, không đau: gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh cần uống thuốc thyroxine để tuyến nhỏ lại, song có thể phải dùng thuốc trong một thời gian dài, thậm chí là suốt đời để tuyến không lớn lên. Nếu dùng thuốc không kết quả cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến, chỉ chừa lại một phần nhỏ để duy trì hoạt động sản xuất chất thyroxine.

  • Tuyến chỉ có một vị trí to tròn lên, còn lại cả tuyến giáp bình thường: Trường hợp này cần theo dõi thường xuyên và thực hiện sinh thiết xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu ác tính của khối u để xử lý kịp thời.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chou
02/06/2020 19:46:43
2.1 Bệnh suy tuyến giáp/Suy giáp (hypothyroidism)

Suy giáp là một bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, không thể tiết đủ hormone Thyroxine. Có thể kể đến một vài nguyên nhân gây bệnh sau:

- Người bệnh bị teo tuyến giáp.

- Cơ thể người bệnh tự thiết lập cơ chế phá hủy tự miễn dịch, tình trạng viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto.

- Biến chứng sau điều trị cường giáp, người bệnh bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật, đồng hóa trị.

- Thiếu i-ốt trong chế độ ăn hằng ngày.

- Suy giáp bẩm sinh. 

- Thứ phát sau khi bị bệnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.

Bệnh suy giáp có những dấu hiệu rất mơ hồ và giống với biểu hiện của một số bệnh lý khác như buồn ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ, khàn tiếng, táo bón, phụ nữ có thể bị chảy máu bất thường ở âm đạo, da khô, mắt và mặt bị phù nhẹ... Trong trường hợp bệnh phát triển ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể có các biểu hiện nghiêm trọng hơn như chán ăn, tinh thần và thể lực suy kiệt, rụng tóc nhiều, hội chứng da và niêm mạc biểu hiện với phù niêm, lưỡi to bè ra hai bên, những biểu hiện khác như nhịp tim chậm,  huyết áp thấp, thậm chí có thể bị hôn mê đột ngột. 

Để điều trị chứng suy giáp, bệnh nhân cần phải kiên trì uống thuốc và làm theo các chỉ định của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ bình phục, song cũng có bệnh nhân sẽ phải điều trị kéo dài suốt đời.

2.2 Cường tuyến giáp/Cường giáp (hyperthyroidism)

Cường giáp là tình trạng xảy ra do tăng tiết hormon tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxine). Ngoài ra, chúng ta có thể mắc bệnh cường giáp do nguyên nhân như: Bệnh Basedow, bệnh bướu giáp thể đa nhân, viêm giáp, u tuyến độc, ăn quá nhiều iốt... Bệnh có thể được nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu sau:

● Sụt cân không rõ lý do dù chế độ ăn uống sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường, thậm chí là nhiều hơn.

● Vùng cổ trước bị phình to (thường gọi là bướu cổ).

● Hồi hộp, hay đánh trống ngực, đôi khi cảm thấy đau ngực, khó thở.

● Tiêu chảy kéo dài do nhu động ruột tăng thường xuyên.

● Thường sợ nóng, không chịu được thời tiết nắng nóng hoặc những nơi có nhiệt độ cao.

● Thường bị run tay với tần số nhanh, biên độ nhỏ, người bệnh không thể tự kiểm soát.

● Thường xuyên ra mồ hôi.

● Thường bị khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ không yên, giấc ngủ ngắn hơn bình thường.

● Tính tình thay đổi, dễ cáu giận, lo lắng.

 

Bệnh cường giáp (hình ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, cường giáp là một bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

● Biến chứng tim mạch: người bệnh sẽ cảm thấy tim đập nhanh hơn bình thường, các rối loạn nhịp nghiêm trọng hơn có thể gặp phải như rung nhĩ, trường hợp xấu có thể có thể dẫn tới tình trạng suy tim.

● Cơn bão giáp: khi lượng hormone tuyến giáp tăng quá cao, biểu hiện ra các triệu chứng một các đột ngột, nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

● Lồi mắt ác tính: Đối với trường hợp mắc bệnh do bệnh Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay bị chảy nước mắt và kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.

Để điều trị cường giáp, có rất nhiều phương pháp: Người bệnh có thể dùng thuốc ức chế sự tiết chất thyroxin của tuyến giáp; uống iod phóng xạ, ngăn sự tổng hợp chất thyroxin, ức chế các tế bào không thể sản sinh thyroxin như bình thường. Tuy nhiên, uống iod phóng xạ thường được áp dụng đối với bệnh nhân cao tuổi, hoặc bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc uống nhưng bệnh tái phát. Một hệ quả không mong muốn của iod phóng xạ đó là: kết thúc điều trị, tuyến giáp sẽ bị suy, nên có thể phải dùng chất thyroxin để điều trị suốt đời.

Nếu dùng thuốc không hiệu quả, người bệnh cũng có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần giáp trạng. 

2.3 Ung thư tuyến giáp

Đây là một căn bệnh ác tính của, chiếm khoảng 1% các loại ung thư với những biểu hiện như: tuyến giáp to nhanh trong thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường vùng xung quanh; ăn nhiều mà vẫn sút cân; chịu nóng kém, hay vã mồ hôi, luôn luôn trong trạng thái tinh thần căng thẳng, mất ngủ; tính khí thất thường; tay chân run rẩy yếu đuối; hoạt động mau bị mệt, hồi hộp, khó thở; phụ nữ thấy kinh ra ít....  

 

Bệnh được xác định bởi các nguyên nhân như: hệ miễn dịch bị rối loạn, do di truyền, sự thay đổi hormone, nhiễm chất phóng xạ.....Tùy theo loại ung thư và giai đoạn phát triển của bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị theo các cách khác nhau: mổ cắt bỏ khối ung thư, xạ trị,..

Khi mắc bệnh ung thư tuyến giáp, người bệnh không cần quá lo lắng bởi độ lành tính của căn bệnh này cao hơn so với các loại ung thư khác nên được tiên lượng rất tốt. Nếu bệnh phát triển ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi bệnh lên đến hơn 97%.

2.4 Bướu lành tuyến giáp

Bướu lành tuyến giáp là loại bệnh thường gặp nhất của tuyến giáp. Bệnh phát triển âm thầm và không có những biểu hiện rõ ràng, không gây trở ngại đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân nên rất khó phát hiện. Người bệnh chỉ cảm thấy khó chịu khi thấy vùng cổ phình lớn, nổi u cục, chèn ép các cơ quan xung quanh gây cảm giác khó nuốt, khó thở, ho nhiều...

 

Bệnh nhân bị bướu giáp lành tính (hình ảnh minh họa)

Bướu lành tuyến giáp được chia thành các loại:

Tuyến to không đồng đều: bệnh thường không có triệu chứng, không cần điều trị.

Tuyến giáp to đều, không đau: gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh cần uống thuốc thyroxine để tuyến nhỏ lại, song có thể phải dùng thuốc trong một thời gian dài, thậm chí là suốt đời để tuyến không lớn lên. Nếu dùng thuốc không kết quả cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến, chỉ chừa lại một phần nhỏ để duy trì hoạt động sản xuất chất thyroxine.

Tuyến chỉ có một vị trí to tròn lên, còn lại cả tuyến giáp bình thường: Trường hợp này cần theo dõi thường xuyên và thực hiện sinh thiết xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu ác tính của khối u để xử lý kịp thời.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo