“Thơ là mở ra được một cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị phong kín” (Nguyễn Tuân – Thời và thơ Tú Xương – Văn học 12, tập một, sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, tr. 186).
Bằng , trích đoạn Đất nước (Chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng,anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
GỢI Ý
1.Giới thiệu và lí giải
-Thơ ca phải có sức gợi mở vô cùng, chứa đựng những điều mới mẻ độc đáo.
– Lí giải
+ Vì thơ là tiếng nói về thế giới tâm hồn đầy riêng tư, bí mật của con người. Cảm xúc trong thơ là cảm xúc riêng, nỗi niềm riêng, mà nếu nhà thơ không giãi bày thì mãi mãi là một vương quốc bí mật.
+ Vì cuộc sống được thể hiện trong thơ là cuộc sống được phản chiếu qua thế giới cảm xúc của nhà thơ, in đậm một cách nhìn, một cách cảm mới mẻ, độc đáo.
+ Cảm xúc trong thơ bao giờ cũng tìm đến với một cách thể hiện tương ứng đầy sáng tạo, không lặp lại.
2. Làm sáng tỏ quan niệm của Nguyễn Tuân bằng trích đoạn Đất nước (Chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng):
Thí sinh chứng minh sự mới mẻ, độc đáo trên các phương diện Nội dung và nghệ thuật:
- Nội dung: Tư tưởng Đất nước của nhân dân được phát biểu thấm thía, cảm xúc và trải nghiệm:
+ Đất nước không xa xôi mà gần gũi với mỗi con người Việt Nam
+ Trên bình diện không gian địa lí, Nhân dân vô danh mà không vô nghĩa đã hóa thân vào hình sông dáng núi
+ Trên bình diện thời gian lịch sử, nhân dân đã dựng nước và giữ nước
+ Trên bình diện văn hóa, nhân dân là chủ nhân của những giá trị văn hóa
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do
+ Sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian
+ Sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư
3. Mở rộng nâng cao:
– Tiếng nói trong thơ dù riêng tư nhưng phải được nâng lên ở tầm phổ quát.
– Sự độc đáo, mới mẻ không chỉ là yêu cầu của thơ ca mà còn là yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật nói chung.