Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy làm một bài thuyết trình về Thanh Hóa

hãy làm một bài thuyết trình về Thanh Hóa
mình đang cần gấp nha
(bài này ko liên quan gì đến trình độ lớp)

9 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
828
2
0
đck
02/06/2020 22:50:45

Sau 175 năm tồn tại, nhà Trần vốn thịnh trị và nổi danh với nhiều những đấng minh quân tài giỏi và triều thần kiệt xuất, cuối cùng cũng đi và cơn bĩ cực, chịu cảnh diệt vong do vua quan thất đức, bất tài. Nhân cảnh đó một viên quan lớn trong triều là Hồ Quý Ly đã nhân cái chết của Trần Duệ Tông, nổi lên nắm giữ hoàn toàn triều chính, cuối cùng tiếm ngôi nhà Trần lập ra nước Đại Ngu. Tuy tài giỏi, có tham vọng, nhưng Hồ Quý Ly lên ngôi bất chính, vua tôi không đồng lòng, nhân dân còn nhiều dị nghị, thế nên căn cơ không vững, đứng trước âm mưu xâm lược của giặc Minh liền nhanh chóng sụp đổ. Tuy rằng chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn ngủi từ năm 1401 - 1407, thế nhưng bản thân Hồ Quý Ly, cũng như nhà Hồ đã để lại cho lịch sử một công trình kiến trúc vô cùng có giá trị ấy là thành nhà Hồ, biểu trưng cho một thời đại có nhiều biến động trong ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Thành nhà Hồ hay còn có các tên gọi khác là thành Tây Đô, thành Tây Kinh, thành Tây Giai, thành An Tôn, vốn là kinh đô của nước Đại Ngu (quốc hiệu nước ta dưới thời Hồ Quý Ly), trong một khoảng thời gian gần 7 năm. Tuy nhiên sau đó, nhà Hồ sụp đổ, tòa thành không còn được sử dụng với mục đích này nữa. Hiện tại di tích này đang nằm trên địa phận 2 xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 45 km. Tuy chỉ được xây dựng trong một khoảng thời gian ngắn ngủi 3 tháng dưới sự chỉ đạo của Hồ Quý Ly vào khoảng đầu năm 1397, dưới thời vua Thuận Tông, để phục vụ mục đích chính trị của họ Hồ, thế nhưng công trình này đã tồn tại hơn 6 thế kỷ, mà cho đến nay một số đoạn thành vẫn còn giữ nguyên kiến trúc cũ. Nhờ sở hữu kiến trúc bằng đá độc đáo cũng như quy mô lớn, sự vững chãi kiên cố theo thời gian, thành nhà Hồ đã trở thành di tích thành cổ bằng đá hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam, cũng như ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới, có giá trị lịch sử và văn hóa vô cùng sâu sắc. Năm 2011 thành nhà Hồ đã vinh dự được UNESCO công nhận là di tích văn hóa thế giới, đồng thời được thủ tướng chính phủ xem xét là 1 trong 62 di tích đặc biệt cấp quốc gia, cần phải bảo tồn chặt chẽ.

Về đặc điểm, thành nhà Hồ có kiến trúc bằng đá tảng độc đáo, theo như tiêu chí của UNESCO thì thành nhà Hồ đã "Trở thành ví dụ nổi bật về một loại hình công trình, một quần thể kiến trúc, kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa được giá trị của một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại". Được đánh giá cao về mặt thiết kế, cũng như các kỹ thuật xây dựng tinh tế, khéo léo, gắn liền với sự nghiệp cải cách táo bạo, toàn diện của Hồ Quý Ly và vương triều nhà Hồ. Có thể nhận thấy rằng, thành Tây Đô được dựng ở Thanh Hóa, không phải là một vị trí có địa thế thuận lợi "rồng cuộn hổ ngồi" như kinh thành Thăng Long, thế nhưng về chính trị, quân sự lại là nơi phòng ngự, tấn công tốt, thích hợp cho việc chuẩn bị các thay đổi giữa hai triều đại. Với địa thế sông nước bao quanh, núi non hiểm trở, duy ác, cũng như các công trình thành khác, thành nhà Hồ gồm hai phần chính, thành ngoại còn gọi là La thành, đóng vai trò bảo vệ được đắp bằng 10.000 khối đất, lại trồng thêm tre gai dày đặc, bên trong gồm những hào rộng gần 50m, giúp ngăn chặn sự tấn công bất ngờ của kẻ địch. Phần nội thành về quy mô, toàn bộ khu vực thành có hình dáng gần như vuông, mỗi cạnh dài xấp xỉ 860m, tọa lạc trên một khoảng đất có chu vi 3,5km. Phần chân thành dày tầm 20m, với bốn cửa theo 4 hướng đông, tây, nam, bắc, mỗi cổng cao tầm 10m. Nói rằng thành nhà Hồ có kết cấu đặc biệt bởi lẽ mặt bên ngoài thành được ghép bằng những khối đá tảng lớn kích thước 2x1x0,7m, bên trong tiến hành đắp bằng đất. Các cổng được xây dựng theo hình cuốn vòm, các khối đá tảng vuông vức được xếp sít nhau theo hình múi bưởi, vô cùng chắc chắn, mà theo các nghiên cứu hiện nay cách xây dựng này rất khoa học, giúp thành chống đỡ được những cơn rung chấn mạnh ví như động đất. Chính vì thế cho đến ngày hôm nay sau hơn 600 năm, trải qua nhiều cuộc bể dâu bom đạn, dù phần ngoại thành, các công điện kiến trúc bên trong đã bị phá hủy gần hết, thì riêng phần tường thành bằng đá, với lối kiến trúc "múi bưởi" này vẫn trường tồn cùng năm tháng. Thêm một chi tiết quan trọng nữa ấy là dù không hề sử dụng bất kỳ chất kết dính nào thế nhưng các phiến đá vôi màu xanh này vẫn liên kết với nhau một cách chặt chẽ, không hề suy chuyển trong ngần ấy thời gian. Đặc biệt với sức người và các kỹ thuật xây dựng thô sơ thời trung đại, việc đẽo gọt chạm khắc tỉ mỉ từng phiến đá nặng tới hàng chục tấn, cộng với việc đưa nó lên những độ cao vài mét rồi xếp thành hình "múi bưởi" quả là một thách thức cơ học lớn. Cũng đem đến cho các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khảo cổ học cũng như các nhà kiến trúc nhiều suy đoán và câu hỏi xung quanh vấn đề này. Đồng thời bản thân tôi cũng có chút liên tưởng, so sánh về cách xây dựng thành nhà Hồ với việc xây dựng các Kim tự tháp của người Ai Cập cổ đại. Thật rất đáng ngưỡng mộ và thán phục kỹ thuật xây dựng của con người trong lịch sử. Cuối cùng ngoài những phần tường đá còn sót lại nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay thì hầu như các kiến trúc khác như Điện Hoàng Nguyên, Cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu,... đều đã bị phá hủy chỉ còn sót lại đền Nam Giao được xây bằng đá nằm ở phía trong nội thành.

Thành nhà Hồ tồn tại cho đến ngày hôm nay được đánh giá là một trong những di tích lịch sử quan trọng lưu giữ nhiều những giá trị cả về mặt văn hóa lẫn kiến trúc thời trung đại. Cũng đồng thời là một chứng tích lịch sự quan trọng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, một giai đoạn có nhiều biến động. Khi nhà Hồ lên nắm ngôi đã mang đến nhiều cải cách táo bạo và toàn diện về mọi mặt, tuy nhiên việc tiếm quyền bất chính đã khiến triều đại này nhanh chóng sụp đổ, để lại bài học lịch sử sâu sắc cho các thế hệ quân vương thời kỳ sau này. Tuy có thời gian tồn tại ngắn ngủi 7 năm thế nhưng vương triều nhà Hồ vẫn để lại trong lịch sử dân tộc nhiều dấu ấn quan trọng, đặc biệt là ý thức giữ gìn độc lập của dân tộc thông qua việc xây dựng một công trình kiến trúc độc đáo, vững chắc có nhiều giá trị quan trọng trong công cuộc chống quân xâm lược, phát triển kinh tế văn hóa chính trị trong suốt triều đại nhà Hậu Lê tại miền Trung.

Thành nhà Hồ là một công trình kiến trúc lịch sử độc đáo, cần được bảo tồn và giữ gìn một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Nếu ai đã có dịp ghé thăm vùng đất Thanh Hóa, thì đừng tiếc chi một lần đến chiêm ngưỡng thành tựu kiến trúc bằng đá hiếm hoi may mắn còn sót lại này, để hiểu thêm về lịch sử cũng như nền văn hóa phong phú muôn màu của dân tộc Việt Nam ta nhé các bạn.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
RealmMaster-K
02/06/2020 22:53:17
mình hỏi về một đoạn giới thiệu nha bạn, nhưng dù sao thì cảm ơn vì ý kiến của bạn
 
2
0
Phạm Minh Thắng
02/06/2020 22:54:39

       Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời, Thanh Hoá là quê hương của nền văn hoá Ðông Sơn rực rỡ, của nhiều vị Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá nổi tiếng.

       Khu di tích lịch sử Lam Kinh (ở Thọ Xuân) cùng các lăng tẩm, bia mộ của các Vua và Hoàng hậu triều Lê, thành Nhà Hồ (ở Vĩnh Lộc) - công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, đến thờ - lăng Bà Triệu (ở Hậu Lộc) - thờ nữ tướng xứ Thanh đánh giặc Ðông Ngô từ những năm đầu Công nguyên... và nhiều di tích lịch sử văn hoá khác trên đất quê Thanh là những trang sử hào hùng ghi lại truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc. Xứ Thanh không những giàu có về các di tích lịch sử văn hoá mà còn được thiên nhiên ban tặng biết bao cảnh đẹp hiếm có. Từ Hàm Rồng kỳ thú đến Bến En hoang dã mộng mơ, suối cá "thần" hấp dẫn ở Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ, động Từ Thức nên thơ... đặc biệt bãi biển Sầm Sơn đầy nắng gió quyến rũ du khách trong những ngày hè nóng nực. Người xứ Thanh nồng hậu, mến khách vẫn gìn giữ được sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Múa đèn Ðông Sơn, trò Xuân Phả, khua luống, hội cồng chiêng cùng các điệu hò sông Mã vẫn còn xuất hiện nhiều trong các lễ hội truyền thống ở các vùng quê. Ðặc sản quê Thanh như bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng, dưa hấu Mai An Tiêm, nem chua Hạc Thành, nước mắm Du Xuyên, tôm, cua, cá, mực Sầm Sơn... ai đã một lần thưởng thức thì khó mà quên được. Có thể nói tiềm năng du lịch của Thanh Hoá thật đa dạng và phong phú. Không một vùng đất nào của quê Thanh lại không có những nét riêng mới lạ thu hút khách du lịch. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, khám phá nét đẹp xứ Thanh, Du lịch Thanh Hoá xin trân trọng giới thiệu với quý khách xa gần các chương trình du lịch nội tỉnh.

       Thành phố Thanh Hoá: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, có lịch sử ra đời và phát triển trên 200 năm. Ðến với thành phố Thanh Hoá, khách du lịch có thể tới tham quan nhiều di tích văn hoá lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Cách thành phố Thanh Hoá 3 km về phía Bắc, trên trục quốc lộ 1A là quần thể danh lam thắng cảnh - di tích văn hoá lịch sử Hàm Rồng mà tương lai không xa, với dự án tổng kinh phí đầu tư 296 tỷ đồng, nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hoá có tầm cỡ quốc gia. Những đồi thông ngút ngàn đan xen những thung lũng thơ mộng, bao quanh là dãy núi hình 9 khúc rồng nhấp nhô uốn lượn theo dòng sông Mã. Ðộng Long Quang trên núi đầu Rồng là nơi mà du khách có thể thả sức ngắm nhìn toàn cảnh sơn thuỷ hữu tình độc đáo. Ðộng Tiên Sơn nằm ở núi Rồng là nơi lưu giữ những kiệt tác của tạo hoá. Không những thế, giờ đây Hàm rồng còn là một bảo tàng lịch sử văn hoá đồ sộ. Mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất, cây cầu đều trở thành một hiện vật sống ghi lại những chiến công hiển hách của quân và dân Hàm Rồng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hàm Rồng vẫn đứng vững, hiên ngang, tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Trên sườn núi Cánh Tiên, dòng chữ "Quyết thắng" đã làm nhụt chí kẻ thù, một Hàm Rồng chưa đầy 2 km vuông đã có tới 6 đơn vị và nhiều cá nhân Anh hùng... Ngoài ra, du khách có thể tới tham quan Thái Miếu nhà Lê - một hình ảnh thu nhỏ của Vương triều Lê trước sự chiêm ngưỡng, bái vọng của nhân dân. Ðền vừa được trùng tu, tôn tạo lại song cơ bản vẫn giữ nguyên nét kiến trúc mang đậm dấu ấn 2 thời kỳ hậu Lê và thời Nguyễn. Bảo tàng Thanh Hoá, công viên Thanh Quảng, khu văn hoá tưởng niệm Bác Hồ, nhà thờ Công giáo... cũng là những nơi dừng chân hấp dẫn của khách du lịch. Hàng năm có khoảng 100.000 khách tới thành phố Thanh Hoá tham quan, du lịch trong đó khoảng 2.400 khách quốc tế.
       Vậy thành phố Thanh Hoá cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tuyệt vời và những đặc sản hấp dẫn của Thanh Hoá

2
1
TRACYSUN
02/06/2020 22:55:30

Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời, Thanh Hoá là quê hương của nền văn hoá Ðông Sơn rực rỡ, của nhiều vị Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá nổi tiếng.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh (ở Thọ Xuân) cùng các lăng tẩm, bia mộ của các Vua và Hoàng hậu triều Lê, thành Nhà Hồ (ở Vĩnh Lộc) - công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, đến thờ - lăng Bà Triệu (ở Hậu Lộc) - thờ nữ tướng xứ Thanh đánh giặc Ðông Ngô từ những năm đầu Công nguyên... và nhiều di tích lịch sử văn hoá khác trên đất quê Thanh là những trang sử hào hùng ghi lại truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc. Xứ Thanh không những giàu có về các di tích lịch sử văn hoá mà còn được thiên nhiên ban tặng biết bao cảnh đẹp hiếm có. Từ Hàm Rồng kỳ thú đến Bến En hoang dã mộng mơ, suối cá "thần" hấp dẫn ở Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ, động Từ Thức nên thơ... đặc biệt bãi biển Sầm Sơn đầy nắng gió quyến rũ du khách trong những ngày hè nóng nực. Người xứ Thanh nồng hậu, mến khách vẫn gìn giữ được sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Múa đèn Ðông Sơn, trò Xuân Phả, khua luống, hội cồng chiêng cùng các điệu hò sông Mã vẫn còn xuất hiện nhiều trong các lễ hội truyền thống ở các vùng quê. Ðặc sản quê Thanh như bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng, dưa hấu Mai An Tiêm, nem chua Hạc Thành, nước mắm Du Xuyên, tôm, cua, cá, mực Sầm Sơn... ai đã một lần thưởng thức thì khó mà quên được. Có thể nói tiềm năng du lịch của Thanh Hoá thật đa dạng và phong phú. Không một vùng đất nào của quê Thanh lại không có những nét riêng mới lạ thu hút khách du lịch. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, khám phá nét đẹp xứ Thanh, Du lịch Thanh Hoá xin trân trọng giới thiệu với quý khách xa gần các chương trình du lịch nội tỉnh.

Thành phố Thanh Hoá: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, có lịch sử ra đời và phát triển trên 200 năm. Ðến với thành phố Thanh Hoá, khách du lịch có thể tới tham quan nhiều di tích văn hoá lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Cách thành phố Thanh Hoá 3 km về phía Bắc, trên trục quốc lộ 1A là quần thể danh lam thắng cảnh - di tích văn hoá lịch sử Hàm Rồng mà tương lai không xa, với dự án tổng kinh phí đầu tư 296 tỷ đồng, nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hoá có tầm cỡ quốc gia. Những đồi thông ngút ngàn đan xen những thung lũng thơ mộng, bao quanh là dãy núi hình 9 khúc rồng nhấp nhô uốn lượn theo dòng sông Mã. Ðộng Long Quang trên núi đầu Rồng là nơi mà du khách có thể thả sức ngắm nhìn toàn cảnh sơn thuỷ hữu tình độc đáo. Ðộng Tiên Sơn nằm ở núi Rồng là nơi lưu giữ những kiệt tác của tạo hoá. Không những thế, giờ đây Hàm rồng còn là một bảo tàng lịch sử văn hoá đồ sộ. Mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất, cây cầu đều trở thành một hiện vật sống ghi lại những chiến công hiển hách của quân và dân Hàm Rồng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hàm Rồng vẫn đứng vững, hiên ngang, tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Trên sườn núi Cánh Tiên, dòng chữ "Quyết thắng" đã làm nhụt chí kẻ thù, một Hàm Rồng chưa đầy 2 km vuông đã có tới 6 đơn vị và nhiều cá nhân Anh hùng... Ngoài ra, du khách có thể tới tham quan Thái Miếu nhà Lê - một hình ảnh thu nhỏ của Vương triều Lê trước sự chiêm ngưỡng, bái vọng của nhân dân. Ðền vừa được trùng tu, tôn tạo lại song cơ bản vẫn giữ nguyên nét kiến trúc mang đậm dấu ấn 2 thời kỳ hậu Lê và thời Nguyễn. Bảo tàng Thanh Hoá, công viên Thanh Quảng, khu văn hoá tưởng niệm Bác Hồ, nhà thờ Công giáo... cũng là những nơi dừng chân hấp dẫn của khách du lịch. Hàng năm có khoảng 100.000 khách tới thành phố Thanh Hoá tham quan, du lịch trong đó khoảng 2.400 khách quốc tế.

2
0
TRACYSUN
02/06/2020 22:55:56

Từ thành phố Thanh Hoá, theo quốc lộ 45 ngược lên phía bắc, qua các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, đến huyện lỵ Vĩnh Lộc, ngược con đường Thiên Lý xưa kia độ 2 km là chúng ta đã đến Thành Tây Đô hay còn gọi là Thành An Tôn, Thành Tây Giai, thành Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá ngày nay.

Năm 1397, Hồ Quý Ly chọn đất An Tôn xây thành thủ hiểm. Thành được xây dựng ở khoảng giữa sông Mã và sông Bưởi, phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngoạ, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Sử cũ cho biết thành xây 3 tháng thì xong. Thành Tây Đô được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông. Hiện nay, thành có độ cao trung bình 7m đến 8m, các cổng thành còn khá nguyên vẹn, riêng cửa nam cao tới 10m. Thành Tây Đô là bằng chứng về sức lao động và tài năng của nhân dân ta và là công trình mang nhiều giá trị lịch sử văn hoá to lớn. Nét đặc sắc của tường thành này là ở phần xây đá bên ngoài, còn bên trong đắp đất. Mặt ngoài thành được gia cố bằng những tảng đá xanh đẽo vuông vức, công phu ít nhất có từ 4 đến 5 mặt phẳng. Nhiều phiến rất to ở cửa Tây (dài tới 5,1m, rộng 1,59m, cao 1,30m), được xếp chồng lên nhau thành hình chữ công. Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm trường tồn cùng những biến cố, thăng trầm của đất nước và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Tường thành không những được xây bằng đá tảng mà năm Tân Tỵ (1401), Hồ Hán Thương hạ lệnh cho nhân dân nung gạch để xây thêm phần tường thành phía trên. Phần tường gạch ngày nay gần như không còn nữa nhưng những viên gạch vẫn thấy nằm rải rác trong các gia đình gần thành.

Cho đến nay, nơi khai thác và cung cấp đá cho việc xây dựng thành Tây Đô và cả việc chuyên chở vật liệu đang là đề tài bàn bạc. Nhân dân địa phương cho biết, người xưa có thể lấy đá ở nhiều nơi quanh vùng Tây Đô, gần nhất là núi đá xanh Yên Tôn, hiện còn những tảng đá xanh mang tên “An Tôn xã”. Hang Tượng dùng để nhốt voi chuyên chở đá xây thành. Con đường phía Tây được lát đá xanh bằng phẳng từ bờ sông Mã đến cửa Tây còn có tên gọi “Bến Đá”. Gần đây, những hộ dân xung quanh đường còn giữ được những viên bi đá. Đá lấy từ nhiều nơi khác, chuyên chở bằng đường sông, đường bộ, chở bằng cộ (loại xe lớn có một bánh gỗ), chở bằng voi kéo, hoặc người ta dùng những viên bi đá cho khối đá khổng lồ trượt lên trên.

Thành Tây Đô có 4 cửa : Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các mặt thành kỹ thuật ghép đá đạt đến trình độ cao. Những cổng thành được xếp các phiến đá theo hình múi cam.

0
0
RealmMaster-K
02/06/2020 22:56:02
em cảm ơn ạ

 
0
1
RealmMaster-K
02/06/2020 22:58:27
cho hỏi, có bài này trên mạng ak
1
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
02/06/2020 23:09:02

Khúc ruột miền Trung nối liền hai miền Nam Bắc, miền đất Xứ Thanh địa linh nhân kiệt, tình người đậm sâu, ai đi đâu về đâu có dịp ghé qua cũng bồi hồi để nhớ để thương, vương vấn mãi. Mảnh đất thanh bình, con người hiếu khách, cảnh trí lôi cuốn với những danh lam thắng cảnh nên thơ. Từ bao giờ đã trở thành điểm đến hấp dẫn với tao nhân mặc khách. Ai đã một lần tới xứ Thanh hẳn không thể nào không nhớ tới Hàm Rồng lịch sử, một Hàm Rồng anh hùng và một Hàm Rồng đã đi vào thơ văn nối bao đời thi sĩ.

Nằm cách thành phố Thanh Hoá 5 km về hướng Bắc theo đường thuỷ cũ hay là 7 km theo đường quốc lộ 1A, Hàm Rồng hiện lên với sơn thuỷ hữu tình, trời mây thật là diễm lệ. Thiên nhiên dường như có sự ưu đãi đặc biệt với nơi này. Đã qua hàng trăm năm, bàn tay con người khai phá, xây dựng nhưng Hàm Rồng - Sông Mã vẫn giữ nguyên được cái vẻ ban đầu mà tạo hoá đã ban cho. Những gì con người dựng nên và những gì vốn có của đất trời có sự hoà hợp với nhau tạo nên nét riêng. Vừa hùng lại nên thơ, mượt mà đằm thắm mà vẫn giữ được chút gì hoang sơ. Cầu Hàm Rồng bắc ngang đôi bờ sông Mã, hai bên là núi non. Truyền thuyết kể rằng, một con rồng xanh bị trúng tên độc vào mắt nằm phủ phục bên bờ sông. Từ đó tạo thành dãy núi Hàm Rồng ngày nay. Vì vậy, đây còn được xem là long mạch. Dãy núi bắt đầu từ làng Dương (đất) Xá (làng) chạy dài theo bờ sông Mã, uốn lượn quanh co đủ 99 khúc. Đối diện, bờ bên kia là núi Hoả Châu, còn có tên gọi khác là núi Ngọc - tương truyền xưa là hạt minh châu mà rồng xanh nhả ra. Vì 99 ngọn đối diện với Hoả Châu thành chẵn trăm, nên dân gian mới có câu:

“Chín mươi chín ngọn bên Đông

Còn một ngọn núi sang sông chưa về”

Trên núi Rồng có động đá Long Quang- tức ánh sáng. Nơi cặp mắt rồng, hiện vẫn còn đề tạc nhiều bài thơ chữ Hán của thi nhân trong ngàn năm phong kiến. Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Vương Duy Trinh, Nguyễn Thượng Hiền... một thời vãn cảnh làm thơ. Hàm Rồng thực có sức hút đối với thi nhân nói riêng và người ưa thưởng lãm nói chung.

Đền chùa miếu mạo cũng được xây dựng rất nhiều xung quanh non nước Hàm Rồng như một sự cầu an của nhân dân với long thần, làm tăng thêm vẻ kì thú linh thiêng. Đến đầu thế kỉ XX thêm cây cầu "cong như chiếc lược ngà" - cầu Hàm Rồng do bàn tay con người tạo nên để gắn bó không thể tách rời, nối liền khoảng cách hạt ngọc và miệng thần long ấy cũng đã kịp in dấu ấn đậm trong lòng người.

Ai xui ta nhớ Hàm Rồng

Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây...

Sơn cầu còn đỏ chưa phai?

Non xanh còn đối, sông dài còn sâu?

...

Ước sao sông cứ còn sâu

Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh

Khung cầu còn cứ như tranh

Hoả xa cứ chạy bộ hành cứ đi

Xuân sang cỏ cứ xanh rì

Thuyền ai chài lưới con chì cứ tung...

(Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939)

Cầu bị đánh sập năm 1947. Đến năm 1964 được xây dựng lại. Bom đạn Mĩ đánh sập 1972. Năm 1974 xây dựng lại. Bây giờ thì trên không gian thi văn lịch sử này là một bức tranh tam cầu-nhị sơn-nhất giang vừa truyền thống vừa hiện đại.

Non nước trời mây, cũng như bao thắng địa trên đất nước ta đã từng là chiến địa, ghi dấu chiến công lẫy lừng trong công cuộc chống ngoại xâm. Với Hàm Rồng, đó là kháng chiến chống Mĩ làm nên kì tích anh hùng. Bắn rơi 90 máy bay Mĩ các loại.

Hàm Rồng không chỉ là thắng cảnh còn là danh lam, là di tích lịch sử, là niềm tự hào của người dân Xứ Thanh. Dù xa, bóng hình Hàm Rồng - Sông Mã là quê hương thu nhỏ lại.

0
0

Nằm cách thành phố Thanh Hóa chừng 17km về phía Đông và cách trung tâm Hà Nội khoảng 170km về phía Nam, Sầm Sơn là một trong những khu du lịch nổi tiếng khu vực Bắc Trung bộ từ những năm đầu thế kỷ 20 với bãi biển chạy dài gần 6km từ chân núi Trường Lệ ra đến cửa Lạch Hới. Năm 1906, dựa trên một số tiêu chí như độ thoải dốc của bờ biển, độ mặn của nước và độ mạnh của sóng, người Pháp đã đánh giá “Sầm Sơn là địa danh nghỉ dưỡng lý tưởng nhất Đông Dương”.

Ngay từ năm 1907, người Pháp đã bắt đầu khai thác du lịch làng núi Sầm Sơn cùng bãi biển chân núi Sầm phục vụ quan chức Pháp và quan lại Nam triều. Le Breton, một học giả người Pháp đã có nhận xét khá xác đáng về bãi biển Sầm Sơn “đây là bãi tắm tốt nhất để phục hồi sức khỏe…”. Với bãi tắm có dãi cát trắng mịn chạy thoai thoải ra khơi, sóng vỗ vừa phải, không có đá ngầm và người tắm có thể ra xa bờ đến hàng trăm mét mà vẫn an toàn…, khu nghỉ mát này đã nhanh chóng trở thành bãi tắm lý tưởng thu hút du khách thập phương. Từ đó đến nay, Sầm Sơn vẫn được xem là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất nước. Sau khi thị xã Sầm Sơn được thành lập ngày 18-12-1981 đến nay, Sầm Sơn đã thực sự trở thành thị xã du lịch và nghỉ mát nổi tiếng của tinh Thanh Hóa. Vào dịp hè năm 2007, thị xã Sầm Sơn đã long trọng kỷ niệm “100 năm du lịch Sầm Sơn”.

Tại phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm đẹp với cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ. Đó là bãi tắm Tiên ẩn vào chỗ lùi của chân dãy Trường Lệ như một thung lũng nhỏ, hứa hẹn trở thành khu nghỉ dưỡng đầy triển vọng trong tương lai. Xuôi về phía Bắc, du khách còn có dịp tham quan khu sinh thái Vạn Chài với những ngôi nhà lá đậm đà bản sắc Việt, cùng ngư dân kéo chài, gỡ lưới hay tắm nắng mai và thưởng thức bữa tiệc nướng đầy hấp dẫn ngay trên bờ biển. Du khách có thể thuê những chiếc xe đạp đôi để cùng bạn bè, người thân hoặc tự mình khám phá cuộc sống của một thị xã sôi động lúc đêm về. Du khách cũng có thể cùng những chiếc cyclo xinh xắn đi dạo theo con đường ven biển. Chủ nhân của loại phương tiện này vừa thân thiện vừa mến khách, rất sẵn lòng giới thiệu những thắng cảnh của Sầm Sơn giúp khách có dịp hiểu hơn về con người và ngoại cảnh nơi đây.

Đến với biển Sầm Sơn, du khách không thể không biết đến nguồn hải sản phong phú và chất lượng hơn nhiều địa phương khác. Hải sản Sầm Sơn có đặc điểm là thịt chắc, vừa dai ngon lại cũng rất đậm đà. Du khách có thể thưởng thức từ Mực ống, Tôm he, Cua gạch… đến các loại cá ngon như Chim, Thu, Nục… đặc biệt món gỏi Cá và lẩu Rắn biển được nhiều du khách ưa thích. Để có món gỏi cá ngon, người ta phải chọn một số loại cá vừa đánh bắt còn tươi nguyên và chế biến cá sống từ ngoài khơi, rồi khi đưa về nhà mới ướp thêm một số gia vị. Riêng món đặc sản rắn chế biến cầu kỳ hơn, người ta bắt những con Rắn biển được nuôi sẵn trong thùng thủy tinh, treo ngược đầu để cắt tiết rồi mới lóc da và đem nấu lẩu. Theo người dân địa phương, thịt Rắn biển chữa được các chứng bệnh đau lưng

Quả là thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Xứ Thanh một vùng biển tuyệt vời. Du khách đến với biển Sầm Sơn không chỉ được hòa mình vào với thiên nhiên thơ mộng, được nghe bản hòa tấu du dương của biển cả, của núi non, của những hàng dừa hay những rặng phi lao đung đưa trong gió…, mà còn được đắm mình vào một vùng đất thấm đẫm huyền thoại, truyền thuyết, một vùng đất được biết đến với những lễ hội dân gian đặc sắc như lễ hội đền Độc Cước, lễ hội An Dương Vương, lễ hội chùa Khải Minh… Sầm Sơn luôn để lại những dấu ấn thú vị cho những ai đã một lần tìm đến…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×