LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy trình bày những hiểu biết của em về Phi - đen Ca - xtơ - rô

hãy trình bày những hiểu biết của em về Phi-đen Ca-xtơ-rô

6 trả lời
Hỏi chi tiết
2.498
2
1
:> Tạ <GÀ LẦY> Ngáo
06/06/2020 20:28:12
   Phi-đen Ca-xtơ-rô (Fidel Castro) là nhà lãnh tụ cách mạng lỗi lạc, một biểu tượng cho tinh thần kiên cường đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong suốt những năm tháng hoạt động chính trị, lãnh đạo phong trào cách mạng Cuba, Fidel Castro luôn giành cho đất nước và con người Việt Nam nhiều tình cảm ấm áp, nồng hậu. Ông từng 3 lần tới thăm Việt Nam vào các năm 1973, 1995 và 2003.  Đặc biệt chuyến thăm đầu tiên và duy nhất đến tỉnh Quảng Bình và vùng giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Trị ngay thời điểm chiến tranh còn khốc liệt của Fidel là một minh chứng sinh động, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng về tình hữu nghị, đoàn kết, gắn bó, thủy chung son sắt giữa 2 dân tộc Việt Nam – Cu Ba. Nhân kỷ niệm 45 năm lãnh tụ Cu Ba Phi-đen Ca-xtơ-rô (Fidel Castro) đến thăm Quảng Bình và vùng giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 9/1973 – 9/2018), Ban Biên tập Trang thông tin điện tử tổng hợp Công an Quảng Bình xin giới thiệu bài viết: Lãnh tụ Fidel Castro – Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
TRACYSUN
06/06/2020 20:30:16
Phi-đen Ca-xtơ-rô (Fidel Castro) là nhà lãnh tụ cách mạng lỗi lạc, một biểu tượng cho tinh thần kiên cường đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong suốt những năm tháng hoạt động chính trị, lãnh đạo phong trào cách mạng Cuba, Fidel Castro luôn giành cho đất nước và con người Việt Nam nhiều tình cảm ấm áp, nồng hậu. Ông từng 3 lần tới thăm Việt Nam vào các năm 1973, 1995 và 2003.  Đặc biệt chuyến thăm đầu tiên và duy nhất đến tỉnh Quảng Bình và vùng giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Trị ngay thời điểm chiến tranh còn khốc liệt của Fidel là một minh chứng sinh động, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng về tình hữu nghị, đoàn kết, gắn bó, thủy chung son sắt giữa 2 dân tộc Việt Nam – Cu Ba. Nhân kỷ niệm 45 năm lãnh tụ Cu Ba Phi-đen Ca-xtơ-rô (Fidel Castro) đến thăm Quảng Bình và vùng giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 9/1973 – 9/2018), Ban Biên tập Trang thông tin điện tử tổng hợp Công an Quảng Bình xin giới thiệu bài viết: Lãnh tụ Fidel Castro – Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam.
2
2
Trường Cut
06/06/2020 20:37:09
Phi-đe Ca-xtơ-rô(1959) là 1 tổng chỉ huy nlà người đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để :cải cách ruộng đất , quốc hữu hóa các xí nghiệp
2
3
Trường Cut
06/06/2020 20:38:08
chấm điểm tối đa cho mình và các bạn nha
1
0
Ngưu Tử
23/07/2020 10:11:14
+1đ tặng
Phi-đen Ca-xtơ-rô (Fidel Castro) là nhà lãnh tụ cách mạng lỗi lạc, một biểu tượng cho tinh thần kiên cường đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong suốt những năm tháng hoạt động chính trị, lãnh đạo phong trào cách mạng Cuba, Fidel Castro luôn giành cho đất nước và con người Việt Nam nhiều tình cảm ấm áp, nồng hậu. Ông từng 3 lần tới thăm Việt Nam vào các năm 1973, 1995 và 2003.  Đặc biệt chuyến thăm đầu tiên và duy nhất đến tỉnh Quảng Bình và vùng giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Trị ngay thời điểm chiến tranh còn khốc liệt của Fidel là một minh chứng sinh động, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng về tình hữu nghị, đoàn kết, gắn bó, thủy chung son sắt giữa 2 dân tộc Việt Nam – Cu Ba. Nhân kỷ niệm 45 năm lãnh tụ Cu Ba Phi-đen Ca-xtơ-rô (Fidel Castro) đến thăm Quảng Bình và vùng giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 9/1973 – 9/2018), Ban Biên tập Trang thông tin điện tử tổng hợp Công an Quảng Bình xin giới thiệu bài viết: Lãnh tụ Fidel Castro – Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam.
0
0
Nguyễn Đức Huy
18/11/2021 17:12:39

Fidel Alejandro Castro Ruz (phiên âm tiếng Việt: Phi-đen Cát-xtơ-rô) (13 tháng 8 năm 1926 – 25 tháng 11 năm 2016)[1][2] là một nhà cách mạng và chính trị gia người Cuba, một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Cách mạng Cuba, Thủ tướng Cuba từ tháng 2 năm 1959 đến tháng 12 năm 1976 và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba đến khi ông từ chức tháng 2 năm 2008. Ông là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965 tới tháng 4 năm 2011, em trai ông Raúl Castro, được kế nhiệm chức vụ này vào ngày 19 tháng 4 năm 2011. Ông là người đương thời với những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Che Guevara, Hồ Chí Minh, Nelson Mandela,...[3]

Ông sinh ra trong gia đình giàu có và đã có bằng luật. Khi học tập ở Đại học La Habana, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị và trở thành một nhân vật được biết đến trong chính giới Cuba.[4] Sự nghiệp chính trị của ông tiếp tục với những lời chỉ trích mang tính chủ nghĩa dân tộc đối với Tổng thống Fulgencio Batista, và sự ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ với Cuba. Ông trở thành một nhân vật chống Batista kịch liệt và thu hút sự chú ý của chính quyền.[5] Cuối cùng, ông cầm đầu cuộc tấn công thất bại năm 1953 vào Pháo đài Moncada, sau đó bị bắt, xét xử, tống giam và thả tự do. Sau đó ông tới México[6][7] để tổ chức và huấn luyện một cuộc tấn công vào chế độ Batista ở Cuba. Ông và các đồng chí cách mạng rời Mexico tới miền Đông Cuba tháng 12 năm 1956.

Castro lên nắm quyền lực sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài được Hoa Kỳ tài trợ[8] của Fulgencio Batista[9] và một thời gian ngắn sau đó trở thành Thủ tướng Cuba.[10] Năm 1965, ông trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba và lãnh đạo cuộc chuyển tiếp Cuba trở thành một nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa độc đảng. Ông đã loại bỏ nền kinh tế thị trường, thi hành chính sách kinh tế tập trung kế hoạch hóa, chú trọng phát triển giáo dục và y tế của đất nước, loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc, trấn áp các băng đảng tội phạm đồng thời và những nhân vật bất đồng chính kiến[11]. Năm 1976, ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhà nước cũng như Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng giữ cấp bậc tối cao quân đội Comandante en Jefe ("Tổng chỉ huy") các lực lượng vũ trang Cuba.

Sau cuộc phẫu thuật ruột bởi một bệnh hệ tiêu hóa không được tiết lộ được cho là diverticulitis,[12] Castro đã chuyển giao các chức vụ của mình cho Phó Chủ tịch thứ nhất, đồng thời là em trai ông, Raúl Castro, ngày 31 tháng 7 năm 2006. Ngày 19 tháng 2 năm 2008, 5 ngày trước khi thời hạn nhiệm kỳ của ông kết thúc, ông thông báo không tiếp tục tham gia tranh cử một nhiệm kỳ nữa với cả chức danh chủ tịch và tổng tư lệnh.[13][14] Ngày 24 tháng 2 năm 2008, Quốc hội Cuba bầu Raúl Castro kế nhiệm ông làm Chủ tịch Cuba.[15]

Trên bình diện quốc tế, Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" đối với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc[16]. Castro ủng hộ việc thành lập các chính phủ Mác xít ở Chilê, Nicaragua và Grenada, cũng như gửi quân đội tới tham chiến trong các cuộc Chiến tranh Yom Kippur, Chiến tranh Ogaden và Nội chiến Angola. Ông đã được trao tặng rất nhiều giải thưởng và huân chương danh dự của các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác như Ahmed Ben Bella và Nelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng[17]

Những người ủng hộ Castro xem ông là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất nhất nửa sau thế kỷ XX, là biểu tượng của sự ủng hộ về mặt tinh thần đối với nhân dân những nước có đời sống kinh tế thấp hoặc là bị chính quyền trấn áp trên thế giới. Chính phủ Castro đóng vai trò không nhỏ trong cuộc giải phóng người da đen Nam Phi khỏi chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid nói riêng cũng như những cuộc đấu tranh đòi độc lập diễn ra tại các quốc gia châu Phi thời bấy giờ nói chung. Người dân nhiều nước châu Á, châu Phi vẫn ghi nhớ sự giúp đỡ của Fidel Castro cho công cuộc giành độc lập và sự trợ giúp về y tế, giáo dục của Cuba cho các nước này[3] Ngược lại, những quan điểm chỉ trích Castro (từ tổ chức theo dõi nhân quyền Hoa Kỳ hoặc người Cuba sống lưu vong ở Mỹ) thì cáo buộc ông là "nhà độc tài với những hành động vi phạm nhân quyền", đây cũng là lý do chính phủ Mỹ dùng để áp đặt lệnh cấm vận lên Cuba suốt từ năm 1960[18][19].

Fidel Castro cũng là nhà lãnh tụ đã vượt qua nhiều sóng gió và nguy hiểm nhất: tháng 12 năm 2011, Sách Kỷ lục Guinness đã công nhận ông là người bị ám sát nhiều nhất (638 lần), chủ yếu do Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiến hành.

Ông qua đời vào 22h29 ngày 25 tháng 11 năm 2016 (tức vào 10h29 sáng ngày 26 tháng 11 theo giờ Việt Nam). Thi hài của Castro được hỏa táng.[20] sau đó an táng tại thành phố Santiago de Cuba, đông nam Cuba, vào ngày 4 tháng 12 năm 2016.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư