Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn trình bày thực trạng dịch bệnh hiểm nghèo hiện nay và trách nhiệm của bản thân trong việc phòng chống dịch bệnh

Viết đoạn văn trình bày thực trạng dịch bệnh hiểm nghèo hiện nay và trách nhiệm của bản thân trong việc phòng chống dịch bệnh.
 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
610
0
0
Phuong Thao
04/08/2020 21:54:20
+5đ tặng

Trong hoàn cảnh dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, việc người dân ý thức, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, khuyến cáo của chính quyền và lực lượng chức năng các cấp trong phòng, chống dịch bệnh là hết sức cần thiết. Thế nhưng, vẫn có một số người coi thường các quy định, khuyến cáo này, thậm chí có lời nói, hành vi phản văn hóa, chỉ trích và chống đối chính quyền, cản trở lực lượng chức năng,… gây bức xức trong cộng đồng.

 

Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, clip ghi lại hình ảnh một phụ nữ Việt Nam từ nước ngoài trở về lớn tiếng hạch sách, đòi hỏi lực lượng chức năng tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Rất nhiều người bày tỏ sự bất bình vì cách hành xử của nữ hành khách này. Trang Facebook của chị M.T.T cho biết: 13 giờ chiều 15-3, máy bay hạ cánh xuống Nội Bài, dù 21 giờ mới được lên ô-tô đến nơi cách ly, nhưng chị vui vẻ chấp nhận vì biết lực lượng thực thi công vụ tại sân bay bị quá tải do lượng hành khách dồn về quá đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thái độ hợp tác. Một số người xuống sân bay từ trước, do chờ lâu cho nên đã có hành vi như chị mô tả là: “làm loạn sân bay, gào thét ầm ĩ đòi được đi cách ly, không được đi thì đòi về tự cách ly, đòi trả hàng, trả hộ chiếu”. Và chị M.T.T bày tỏ: “cán bộ thì nói năng nhẹ nhàng, sau một tiếng nghe mọi người gào hét ầm sân bay lên, cố phân tích cho mọi người hiểu, mong mọi người thông cảm, mà mọi người làm như thế có thấy có lỗi với sự cố gắng của chính quyền không? Lúc nào bạn cần, có Tổ quốc. Toàn dân cùng nhau đồng lòng chống dịch chứ không chống đối, tự ý thức bản thân làm một cái gì đó cho xã hội, ít nhất là việc chờ đợi”. Ý kiến của chị M.T.T đã nhận được sự đồng tình, chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Những ngày qua, Việt Nam đã và đang huy động nhiều nguồn lực, giải pháp dồn sức để ngăn chặn, kiểm soát dịch Covid-19. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh có chiều hướng lan rộng, diễn biến phức tạp, nhất là việc ngày càng có nhiều người Việt Nam từ nước ngoài trở về, trong đó có nhiều người từ vùng dịch cho nên việc kiểm soát chặt chẽ, sàng lọc, xét nghiệm phát hiện người mắc bệnh, tiến hành cách ly để ngăn chặn dịch lây lan từ bên ngoài vào trong nước qua đường bộ, đường hàng không là hết sức cần thiết. Ngày 19-3, lãnh đạo TP Hà Nội cho biết, hằng ngày thành phố tiếp nhận 600 - 1.000 người về nước, thời gian tới có thể tăng lên 10.000 người. Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cũng dự kiến thành phố sẽ tiếp nhận khoảng 17.000 người. Theo quy định của các cơ quan chức năng, hành khách trên những chuyến bay quốc tế về Nội Bài, ngoài thủ tục thường lệ, phải thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm tại sân bay, cách ly tập trung (nếu đến từ vùng dịch). Điều này làm cho áp lực kiểm soát dịch bệnh đè nặng lên mọi bộ phận có trách nhiệm. Để không bỏ sót, lọt hoặc chẩn đoán sai trường hợp nhiễm bệnh, mọi khâu kiểm soát phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. Trong một thời điểm khách dồn về quá đông, nếu người dân không nghiêm túc chấp hành sẽ gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Cũng để tránh việc người dân phải chờ đợi quá lâu ở sân bay, từ ngày 19-3, tại sân bay Nội Bài, khách nhập cảnh từ vùng dịch sẽ được phân luồng, chuyển cách ly tập trung, thực hiện kê khai y tế, lấy mẫu xét nghiệm tại điểm cách ly. Tuy nhiên, việc chờ đợi để hoàn tất các thủ tục nhập cảnh vẫn là một thực tế cần chấp hành, chia sẻ...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phuong Thao
04/08/2020 21:54:30
+4đ tặng

Thực tế cho thấy, để phòng, chống hiệu quả dịch bệnh, nếu chỉ dựa vào chính quyền, các lực lượng chức năng là chưa đủ. Cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, cả hệ thống chính trị, nhất là sự ủng hộ, đồng lòng và ý thức trách nhiệm từ phía người dân. Vì thế, không thể chấp nhận cách suy nghĩ, thái độ hành vi thiếu tinh thần hợp tác, ý thức công dân cũng như trách nhiệm với xã hội trong thực hiện phòng, chống dịch bệnh của một số cá nhân trên thực tế như: không tuân thủ đeo khẩu trang khi tham gia chỗ đông người dù đã có quy định của chính quyền, gây rối ở nơi công cộng, thóa mạ lực lượng chức năng, khai báo gian dối, trốn cách ly, dùng người thay thế đi cách ly, phỉ báng người nhiễm bệnh; đòi chính quyền đáp ứng ý muốn phi lý của cá nhân; chỉ trích và chất vấn chính quyền theo suy nghĩ cảm tính; kỳ thị người nước ngoài; phá hoại mối quan hệ giữa người Việt trong nước với người Việt ở ngoài nước… Những hành động, việc làm vô ý thức đó hoàn toàn có thể gây khó khăn cho lực lượng chức năng, thách thức tới an nguy của cộng đồng khiến dịch bệnh khó bề kiểm soát. Trước thái độ thiếu văn minh, thiếu hợp tác của một số người trong phòng, chống Covid-19 ở Việt Nam, ông Minh Giang - một luật sư người Mỹ gốc Việt, cho rằng trong khi chính quyền làm rất tốt công việc phòng, chống Covid-19 thì hành vi như vậy là “vi phạm pháp luật, phải xử lý theo pháp luật”. Ông coi số người “ngồi đó chửi, ngồi đó chỉ trích trong khi không nắm vững thông tin, không rành về việc làm của người ta để xỉa xói” là vô trách nhiệm.

Từ diễn biến khó lường của dịch Covid-19, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, lực lượng chức năng đang phải áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt hơn để phù hợp với tình hình mới. Một trong các biện pháp có tác dụng rõ rệt trong ngăn chặn và khống chế dịch bệnh là tiến hành khoanh vùng, phân loại đối tượng để có biện pháp cách ly phù hợp. Hàng nghìn người được đưa tới các điểm cách ly tập trung. Điều đáng nói là rất đông nhân viên y tế, các chiến sĩ bộ đội, công an,… cũng đang căng mình làm việc không kể ngày đêm để bảo đảm sự phục vụ, điều kiện sinh hoạt, cung ứng y tế một cách tốt nhất cho người dân thực hiện cách ly. Nhiều người không thể về nhà trong thời gian dài, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, phải tạm gác lại những nhu cầu cá nhân, song không một ai nao núng, nề hà. Chưa kể như chia sẻ của nhiều nhân viên y tế thì cuộc chiến này không chỉ là cuộc chiến với vi-rút, mà còn phải đối mặt với cả những khó khăn trong tiếp nhận, áp dụng biện pháp cách ly bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 vì đã có không ít trường hợp thiếu hợp tác, thậm chí chống đối, tự cho rằng sức khỏe của họ “hoàn toàn ổn định” cho nên không phải cách ly. Theo Cục trưởng Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), số người phải cách ly từ đầu dịch đến nay đã lên tới hơn 21.000 người. Trong số đó, khoảng 14.000 người đã hoàn thành cách ly. Với số lượng hàng nghìn người như vậy, việc bảo đảm điều kiện ăn, ở cho người cách ly luôn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao trong công việc cũng như công sức, tâm huyết của hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ. Họ không chỉ làm công việc chuyên môn, mà còn bằng cả ý thức trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng cũng như cảm thông, chia sẻ với những người mắc bệnh, người cách ly tập trung.

0
0
Phuong Thao
04/08/2020 21:54:40
+3đ tặng
Dù không thể đầy đủ tiện nghi như ở nhà, song những người phải cách ly tại các địa điểm là doanh trại quân đội đã được tạo mọi điều kiện tốt nhất như: bảo đảm ngày ba bữa ăn đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn quân đội, bảo đảm vệ sinh, chăm sóc sức khỏe thường xuyên, môi trường sinh hoạt thoải mái, thân thiện. Thế nhưng một số cá nhân đã không ý thức được điều này, vì ích kỷ và lợi ích bản thân tỏ thái độ bất hợp tác, chê bai điều kiện ăn ở, có lời lẽ khiếm nhã, hành vi chống đối. Thậm chí có người còn đưa hình ảnh bữa ăn lên facebook, mô tả là “không nuốt nổi”. Hành vi không thể chấp nhận này đã nhanh chóng bị cộng đồng mạng bất bình và lên án. Và để chứng minh việc được chăm sóc tốt, chính những người sống trong khu cách ly đã lên tiếng để bảo vệ sự thật, tỏ lòng biết ơn vì được quan tâm, chăm sóc tận tình. Họ cho biết tại các khu cách ly, mọi người đều được chăm sóc về y tế như: mỗi ngày đo thân nhiệt hai lần, mỗi ngày hai lần khử khuẩn sát trùng toàn bộ tòa nhà cách ly. Họ mô tả chi tiết các bữa ăn đủ dưỡng chất và ngon miệng: sáng có bánh bánh cuốn, bún chả; trưa có thịt gà rang, giá xào, nem rán, thịt luộc, canh rau dền, tráng miệng dưa hấu; tối có cá rán, rau muống xào, thịt rim, canh mồng tơi, trứng tráng, tráng miệng ổi… Có thể nói không phải gia đình nào cũng duy trì được thực đơn hằng ngày như vậy. Cũng phải nhấn mạnh, mọi chi phí cho người phải cách ly bắt buộc đều do Nhà nước chu cấp. Một thành viên tại khu cách ly chia sẻ: “Nói chung đừng nghe thấy chữ cách ly mà thấy làm nặng nề. Ở đây chả thiếu gì cả, nếu cần thêm gì có thể nhờ các chiến sĩ bộ đội mua về tận nơi cho, không thì người nhà ship (chuyển) đồ lên tận cổng. Nếu ai chưa chuẩn bị tâm lý đi cách ly thì cứ thoải mái lên nhé, coi như một khóa đi trại hè với bạn bè thôi”. Chứng kiến người thật, việc thật và nỗ lực hết mình của lực lượng chức năng trong cuộc chiến chống Covid-19, qua facebook, nhiều người đã bày tỏ tình cảm chân thành của mình, như chị Hoàng Thu Thủy viết: “Những lúc thế này mới ngấm mới thấm hóa ra tinh thần dân tộc nó chảy trong từng mạch máu mình. Thấy yêu và tự hào về đất nước mình quá”; chị Nguyễn Bích Thủy chia sẻ: “Sau đợt cách ly này, bao nghìn người biết có mấy người quay trở lại để cảm tạ những con người đang gánh trọng trách nhiệm vụ vất vả hằng ngày “vì nhân dân phục vụ” hôm nay?”. Còn G. Wheeldon (G. Oen-đơn) - người Anh, từ khu cách ly tại Sơn Tây (Hà Nội) nói trong nhật ký hằng ngày trên internet: “Kể từ khi cách ly tại Việt Nam, tôi không phải bỏ bất kỳ chi phí nào. Mọi điều kiện đều được Chính phủ Việt Nam cung cấp, hỗ trợ. Chắc chắn chi phí trả cho mỗi cá nhân cách ly vô cùng tốn kém. Việt Nam là quê hương mới của tôi. Tôi muốn bảo vệ chốn ở mới của mình… Suốt hai tháng, người chỉ huy tại nơi tôi cách ly đã không về nhà. Anh ấy chưa có cơ hội gặp con gái trong ngần ấy thời gian. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến anh và cô con gái. Tôi mong cô bé khỏe mạnh và biết cha mình đang làm một công việc cao cả, đó là bảo vệ tất cả mọi người ở đây”.
0
0
Phuong Thao
04/08/2020 21:54:48
+2đ tặng
Trong hoàn cảnh dịch bệnh, việc có ứng xử văn minh, trách nhiệm, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước và cơ quan chức năng, sẵn sàng chia sẻ và cảm thông với hoàn cảnh còn khó khăn của đất nước, địa phương... sẽ là những tiêu chí quan trọng thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân của mỗi người. Thay vì đòi hỏi, phán xét, chê bai, chống đối… mỗi cá nhân với việc làm phù hợp khả năng điều kiện của mình hãy chung tay cùng Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Từ việc đơn giản nhất ai cũng có thể làm là tự nâng cao ý thức phòng, chống dịch, hợp tác, chung tay hỗ trợ với chính quyền và các lực lượng chức năng, tham gia các hoạt động thiện nguyện,… Ngay trong những ngày phòng, chống dịch bệnh, hãy thể hiện lòng yêu nước, trách nhiệm công dân bằng hành động cụ thể, thiết thực.
0
0
Phuong Thao
04/08/2020 21:55:44
+1đ tặng

Công  cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị,của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư