Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Câu 1:
a) Nêu đặc điển chung của địa hình Việt Nam 
b) Chứng minh rằng: đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. Kể tên một sói dãy núi theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và cánh cung
Câu 2: Chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
Câu 3: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc điểm của từng mùa
Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam 
Câu 5: Vì sao sông ngòi miền Trung ngắn, dốc, thường có lũ vào cuối đông
Câu 6: Phân tích vai trò của rừng. Nêu thực trạng rừng Việt Nam. Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục thực trạng đó
Câu 7: 
a) Vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có mùa đông lạnh giá so với các vùng miền khác ở nước ta?
b) Khí hậu lạnh giá về mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ảnh hưởng đến nông nghiệp như thế nào?
Câu 8: Khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm như thế nào?

6 trả lời
Hỏi chi tiết
367
2
4
Phuong Linh
08/06/2020 17:11:04

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

– Đồi núi: 

+ Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.

+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.

– Đồng bằng:

+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

+ Đồng bằng châu thổ (Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long) và đồng bằng duyên hải miền Trung.


Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, thể hiện: - Tính chất nhiệt đới + Nhiệt độ trung bình cao trên 21oC + Số giờ nắng trong năm từ 1400 --> 3000 giờ/năm + Mặt đất tiếp nhận một lượng nhiệt lớn 1 triệu kilocalo/m2/năm - Tính chất gió mùa + Khí hậu nước ta chia thành hai mua rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió * Mùa đông lạnh và khô tương ứng với gió mùa Đông Bắc * Mùa hạ nóng và ẩm tương ứng với gió mùa Tây Nam - Tính chất ẩm + Lượng mưa lớn từ 1500 --> 2000mm/năm + Độ ẩm không khí cao trên 80% Ảnh hưởng - Đối với tự nhiên: + Địa hình: bị bào mòn, cắt xẻ, xâm thực mạnh (địa hình caxtơ...) + Sông ngòi: * Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, khôg đóng băng, lượng nước nhiều * Chế độ nước phân theo mùa: mùa mưa và mùa khô * Hàm lượng phù sa lớn + Sinh vật: * Phong phú và đa dạng, có cả ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới * Có nhiều kiểu sinh thái, trong đó hệ sinh thái tự nhiên nhiệt đới ẩm chiếm ưu thế + Đất: * Chủ yếu là đất feralit ở khu vực đồi núi, còn ở đồng bằng là đất phù sa * Độ dày lớp đất phụ thuộc vào lớp dày nếu có thực vật che phủ --> Kết luận: Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo cho sự tự nhiên nước ta phong phú, đa dạng, có sự phân hoá theo không gian và thời gian, có những nét độc đáo, khác với những nơi cùng vĩ độ - Đối với kinh tế Thuận lợi - Nông nghiệp: Làm cho sinh vật phát triển mạnh, cây ra hoa kết trái quanh năm --> sản xuất nhiều vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng (cận đới, cận nhiệt đới, ôn đới); sản xuất lớn theo hướng chuyên canh và đa canh. Nhiều loại nông sản có giá trị cao - Công nghiệp: Nông nghiệp phát triển mạnh dẫn đến cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến - Dịch vụ: Khí hậu tạo ra nhiều tài nghuyên du lịch tự nhiên (hang động, bờ biển đẹp,...). Giúp các loại hình giao thông vận tải hoạt động quanh năm (đường bộ, đường sắt,...) Khó khăn - Khí hậu nước ta là môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm nên không chỉ làm cây cối phát triển mà còn có nhiều loại dịch bệnh (cúm,..), thiên tai (lũ lụt, rửa trôi,...), sâu bệnh phát triển --> cản trở các hoạt động kinh tế, xã hội - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm làm cho các máy móc và phương tiện giao thông nhanh bị hao mòn, ẩm hóc,...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Phuong Linh
08/06/2020 17:18:49
3. Nước ta có hai mùa khí hậumùa gió đông bắc và mùa gió tây nam. - Đặc trưng khí hậu của từng mùa: + Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa hạ nóng ẩm  mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở Miền Nam.
4.

 Đặc điểm chung.

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

 - Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

 - 93% các sông nhỏ và ngắn.

 - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

 - Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

 - Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.



 
4
0
Kiên
08/06/2020 17:19:14
2. Chứng minh:
- Nguyên nhân: Vị trí tọa độ địa lí nước ta quy định đặc điểm khí hậu nước ta
+ Tọa độ dịa lí: Từ 8độ 34'B đến 23độ 23'B -> NCT Bắc bán cầu, quanh năm có góc nhập xa lớn, mặt trời lên thiên đỉnh hai lần/năm
+ Rìa phía đông bán đảo Đông Dương lãnh thổ hẹp ngang kéo dài giáp biển dó đó nhận được nguồn ẩm phong phú.
+ Vị trí trung tâm Đông Nam Á là khu vực hoạt động ,mạnh mẽ của gió mùa.

- Biểu hiện:
+ Nền nhiệt độ cao: Khí hậu mang tình chất nhiệt đới điển hình điểm đặc biệt làm Nam Bộ.
+ Chế độ mưa ẩm phong phú:
Nêu số liệu về lượng mưa, độ ẩm, cân bằng ẩm.
+ Khí hậu chịu tác động mạnh của gió mùa + yếu tố vĩ độ và địa hình nên phân hóa đa dạng: Trình bày tó tắt cơ chế và hệ quả của gió mùa mùa đông gió mùa mùa hạ và sự phân hóa khí hậu theo mùa nước ta 
-> Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến các thành phân tự nhiên khác, làm cho thiên nhiên nước ta mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

4
0
Kiên
08/06/2020 17:20:44
3.
- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
+ Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.
 
2
2
Phuong Linh
08/06/2020 17:21:07
5.- Lãnh thổ Trung Bộ kéo dài, hẹp ngang, đồi núi ăn ra sát biển nên sông ngòi ở đây thường ngắn và dốc. Khi có mưa và bão lớn, lũ các sông lên rất nhanh và đột ngột.
- Ở Trung Bộ, mùa mưa lệch hẳn về thu đông, nên mùa lũ tập trung vào các tháng cuối năm (tháng 9 - 12).
- Một số sông lớn ở Trung Bộ: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng).

7.Điểm khác biệt về khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi ĐB và TB là vùng núi ĐB có mùa đông lạnh điển hình nhất cả nước, thiên nhiên tiêu biểu cho vùng cận nhiệt đới gió mùa; vùng núi TB có mùa đông ngắn hơn, đỡ lạnh hơn khu vực ĐB và thiên nhiên tiêu biểu cho vùng nhiệt đới khô, 1 số nơi là thiên nhiên của vùng ôn đới núi cao. Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi ĐB: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng ĐB có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hls cao đồ sộ chạy theo hướng tb-đn đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đb tới vùng Tb. Vì vậy mà mùa đông của vùng TB thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi ĐB. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đn bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng TB nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi TB lạnh chủ yếu do độ cao đh. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.
- sự khác nhau về đặc điểm khí hậu của hai vùng dẫn tới thiên nhiên của 2 vùng nay khác nhau.
8. Vào mùa hạ, nhiều nơi chịu tác động mạnh của gió fơn Tây Nam
 
4
0
Kiên
08/06/2020 17:22:30

4. Đặc điểm chung.
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
 - 93% các sông nhỏ và ngắn.
- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
 - Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..
 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo