Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích khổ thứ hai bài thơ Sang thu

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
303
1
0
Dieu Linh
09/06/2020 19:36:39
Không còn những mơ hồ, hoài nghi về khí thu se lạnh đã chạm ngõ, khổ thơ thứ hai là những phát hiện về thiên nhiên sang thu đẹp đẽ và rất thơ:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Tứ thơ mở ra trước mắt người đọc một không gian rộng lớn, mênh mang. Đó là chiều dài của dòng sông êm đềm đưa nước mùa thu. Sông không ồn ào, cuộn sóng như mùa hạ mà “được lúc dềnh dàng”. Cụm từ nhân hóa khiến ta cảm nhận được sự thảnh thơi, nhẹ nhàng, trầm lắng suy tư của dòng sông với nước thu trong vắt. Một dáng vẻ khoan thai đối lập hoàn toàn với sự “vội vã” của đàn chim trên trời cao xanh thẳm. Tác giả rất tinh tế khi sử dụng từ “bắt đầu” chứ không phải là đang vội vã, bởi thu mới chạm ngõ bằng hơi sương lạnh lẽo, còn đủ thời gian cho những cánh chim làm tổ, tha mồi, chuẩn bị đón một mùa đông lạnh lẽo kéo dài. Phải có tình yêu thiên nhiên và những cảm nhận sâu sắc, nhà thơ mới thấy được những biến chuyển của vạn vật trong khúc giao mùa như vậy. Và trên bầu trời cao ấy, những đám mây như những dải lụa mềm, nhẹ nhàng vắt ngang bầu trời, một nửa ở bầu trời mùa hạ, nửa đã vắt sang thu. Hình ảnh “đám mây mùa hạ”, “vắt nửa mình sang thu” là một sự liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ. Câu thơ gợi ra bước đi uyển chuyển, mềm mại của thời gian.
Với những hình ảnh thơ thân thuộc gợi ra màu sắc thu cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã thổi hồn vào thiên nhiên với những cảm xúc rất con người. Qua đó ta thấy được những quan sát tinh tế của thi nhân trước sự biến chuyển của thiên nhiên và một tâm hồn tha thiết, yêu cái đẹp. Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển biết bao.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Long
09/06/2020 19:37:12

Không còn những mơ hồ, hoài nghi về khí thu se lạnh đã chạm ngõ, khổ thơ thứ hai là những phát hiện về thiên nhiên sang thu đẹp đẽ và rất thơ:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Tứ thơ mở ra trước mắt người đọc một không gian rộng lớn, mênh mang. Đó là chiều dài của dòng sông êm đềm đưa nước mùa thu. Sông không ồn ào, cuộn sóng như mùa hạ mà “được lúc dềnh dàng”. Cụm từ nhân hóa khiến ta cảm nhận được sự thảnh thơi, nhẹ nhàng, trầm lắng suy tư của dòng sông với nước thu trong vắt. Một dáng vẻ khoan thai đối lập hoàn toàn với sự “vội vã” của đàn chim trên trời cao xanh thẳm. Tác giả rất tinh tế khi sử dụng từ “bắt đầu” chứ không phải là đang vội vã, bởi thu mới chạm ngõ bằng hơi sương lạnh lẽo, còn đủ thời gian cho những cánh chim làm tổ, tha mồi, chuẩn bị đón một mùa đông lạnh lẽo kéo dài. Phải có tình yêu thiên nhiên và những cảm nhận sâu sắc, nhà thơ mới thấy được những biến chuyển của vạn vật trong khúc giao mùa như vậy. Và trên bầu trời cao ấy, những đám mây như những dải lụa mềm, nhẹ nhàng vắt ngang bầu trời, một nửa ở bầu trời mùa hạ, nửa đã vắt sang thu. Hình ảnh “đám mây mùa hạ”, “vắt nửa mình sang thu” là một sự liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ. Câu thơ gợi ra bước đi uyển chuyển, mềm mại của thời gian.
Với những hình ảnh thơ thân thuộc gợi ra màu sắc thu cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã thổi hồn vào thiên nhiên với những cảm xúc rất con người. Qua đó ta thấy được những quan sát tinh tế của thi nhân trước sự biến chuyển của thiên nhiên và một tâm hồn tha thiết, yêu cái đẹp. Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển biết bao.
0
0
Mai Ngọc
09/06/2020 19:53:36

- Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc của thi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:

Sông được lúc dềnhdàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

- Bức tranh mùa thu được cảm nhận bởi sự thay đổi của đấttrời theo tốc độ di chuyển từ hạ sang thu, nhẹ nhàng mà rõ rệt. Thiên nhiênsanh thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình”. Như thế,thiên nhiên đã được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn. Vàbức tranh sang thu từ những gì vô hình như “hươngổi” ,”gió se”, từ nhỏ hẹp như con ngõ chuyển sang những nét hữu hình, cụthể với một không gian vừa dài rộng, vừa xa vời.

- Tác giả cảm nhận thu sang bằng cả tâm hồn:

Sông được lúc dềnhdàng

Chim bắt đầu vội vã

+ Bằng phép nhân hóa đặc sắc, nhà thơ đã rất tài hoa ghi lại linh hồn của cảnh vật, của dòng sông quê hương nơi vùng đồng bằng Bắc Bộ ăm ắpnước phù sa, vươn mình giữa ruộng đồng vào những ngày giao mùa. Vào mùa thu,nước sông êm đềm, nhẹ nhàng, trôi lững lờ mà không chảy xiết như sau những cơnmưa mùa hạ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bứctranh thiên nhiên mùa thu mà còn mang đầy tâm trạng của con người như chậm lại,như trễ nải, như ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm trong cuộc đời.

+ Trái ngược với vẻ khoan thai của dòng sông là sự vội vàngcủa những cánh chim trời bắt đầu di trú về phương Nam. Không gian trở nên xôn xao,không có âm thanh nhưng câu thơ lại gợi được cái động.

-> Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng, dựng lên hai hìnhảnh đối lập, ngược chiều nhau: sông dưới mặt đất, chim trên bầu trời, sông“dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng. Đó là sự khác biệt của vạn vậttrên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa.

-> Nhà thơ đã gợi ra tốc độ trái chiều của thiên nhiên,của sự vật để tạo ra một bức tranh mùa thu đang về - có những nét dịu êm, nhẹnhàng, lại có những nét hối hả, vội vã.

( Ý thơ đồng thời còn gợi cho người đọc một liên tưởng khác:Sự chuyển động của dòng sông, của cánh chim phải chăng còn là sự chuyển mìnhcủa đất nước. Cả đất nước ta vừa trải qua chiến tranh tàn khốc mới có được hòabình, và giờ đây mới được sống một cuộc sống yên bình, êm ả. Nhưng rồi mỗingười dân Việt Nam cũng lại bắt đầu hối hả nhịp sống mới để xây dựng đất nướctrong niềm vui rộn ràng)

- Đất trời mùa thu như đang rùng mình để thay áo mới. Cả bầutrời mùa thu cũng có sự thay đổi:

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

+ Trong thơ ca Việt Nam, không ít những vần thơ nói vềđám mây trên bầu trời thu:

_ “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Nguyễn Khuyến – “Thuđiếu”)

_ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” (Huy Cận – “Tràng giang”)

+ Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” để gợi ra trong thời điểmgiao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữabầu trời trong xanh, cao rộng.

+ Hình như đám mây đó vẫn còn lại một vài tia nắng ấm củamùa hạ nên mới “Vắt nửa mình sang thu”. Đám mây vắt lên cái ranh giới mỏng manhvà ngày càng bé dần, bé dần đi rồi đến một lúc nào đó không còn nữa để toàn bộsự sống, để cả đám mây mùa hạ hoàn toàn nhuốm màu sắc thu.

+ Nhưng trong thực tế không hề có đám mây nào như thế vì mắtthường đâu dễ nhìn thấy được sự phân chia rạch ròi của đám mây mùa hạ và thu.Đó chỉ là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy chất thơ. Thời khắc giaomùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, độc đáo không những mangđến cho người đọc…mà còn đọng lại những nỗi bâng khuâng trước vẻ dịu dàng êmmát của mùa thu.

-> Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất trong sự tìm tòikhám phá của Hữu Thỉnh trong khoảnh khắc giao mùa. Nó giống như một bức tranhthu vĩnh hằng tạc bằng ngôn ngữ.

=> Dòng sông, cánh chim, đám mây đều được nhân hóa khiếncho bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị.

=> Cả ba hình ảnh trên là tín hiệu của mùa thu sang cònvương lại một chút gì của cuối hạ. Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát lên chiềucao (chim), chiều rộng (mây) và chiều dài(dòng sông). Phải chăng có sợi tơduyên đồng cảm giữa con người với thiên nhiên đang vào thu.

=> Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơnhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×