Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Mùa hè 1423, vì sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh? Tại sao quân Minh chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi?

Câu 1. Mùa hè 1423, vì sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh? Tại sao quân Minh chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi?

Câu 2. Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích? Kế hoạch đó đưa lại kết quả và ý nghĩa gì đối với sự phát triển, lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn cả thế và lực?

Câu 3. Theo em, vì sao quân ta đã chiến thắng mà Lê Lợi còn tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10-12-1427 với tướng giặc là Vương Thông?

Câu 4 Nhà Lê sơ đã thực hiện những chính sách nào để thúc đẩy nông nghiệp phát triển?

Câu 5. Tại sao nói bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông đạt đến sự hoàn chỉnh và tập quyền đến cao độ?

Câu 6. Tại sao quốc gia Đại Việt thời Lê sơ lại đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục?

Câu 7. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ. Rút ra nhận xét.

Câu 8. Em hãy trình bày tình hình kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?

Câu 9. Vì sao có sự khác biệt giữa tình hình phát triển nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài?

Câu 10. Vì sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu được đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc thiếu số ủng hộ?

Câu 11. Theo em, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Câu 12 Em hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn?

Câu 13 Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
Giúp mình với !!!~

9 trả lời
Hỏi chi tiết
1.290
0
1
Ngoc Hien
11/06/2020 06:12:09
Câu 1 
trả lời:

- Do so sánh tương quan lực lượng giữa hai bên:

+ Nghĩa quân Lam Sơn: những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân còn non yếu, gặp nhiều khó khăn, nguy nan, phải ba lần rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa) và liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc. Nghĩa quân đã lâm vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét.

+ Trong khi đó, lực lượng quân Minh còn mạnh và làm chủ cả nước.

=> Vì vậy, mùa hè năm 1423 Lê Lợi đã đề nghị tạm hòa với quân Minh để bảo toàn lực lượng.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Ngoc Hien
11/06/2020 06:12:44
Câu 2

- Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.

- Đề nghị của Nguyễn Chích là hoàn toàn đúng đắn. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, rất thích hợp cho hoạt động của nghĩa quân.

- Với kế hoạch chuyển hướng của Nguyễn Chích, cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.

=> Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó 

0
1
Ngoc Hien
11/06/2020 06:14:27
Câu 3

Lê Lợi tổ chức hội thề Đông Quan ngày 10/12/1427 với tướng giặc Vương Thông để tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, Bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ thù bại trận. Đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời 

"Đem đại nghĩa thắng hung tàn

Lấy chí nhân thay cường bạo"

Tại Hội thề Đông Quan, Vương Thông cam kết rút quân về nước. Đây là sự thất bại nhục nhã của những kẻ đi xâm lược. Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.

 

0
1
Ngoc Hien
11/06/2020 06:16:39
Câu 4

Những chính sách nhà Lê sơ đã thực hiện để thúc đầy nông nghiệp phát triển bao gồm:

-  Để phục hồi nông nghiệp, vua Lê cho hơn 213 quân sĩ về quê làm ruộng, số còn lại luân phiên về quê sản xuất.

- Nhà Lê kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

- Đặt một số chức quan chuyên coi về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

- Lập phép quân điền, cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điền ruộng dân phu trong vụ mùa.

- Đắp nhiều đê để ngăn nước mặn.

 


Câu 5

Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm sau:

- Ở triều đình: 

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. => Thể hiện nhà nước trung ương đã với tay đến tận địa phương.

- Ở cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại: 

+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,...

+ Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

+ Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

0
1
Ngoc Hien
11/06/2020 06:18:22
Câu 6

Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục do:

- Đất nước thái bình, yên ổn, không còn chiến tranh.

- Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển.

- Giáo dục, khoa cử phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước.

- Nhân dân ta có truyền thống thông minh, hiếu học.

 



 

0
1
Ngoc Hien
11/06/2020 06:18:55

Câu 7

Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

- Ở trung ương: 

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Ở địa phương:

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.
 

0
1
Ngoc Hien
11/06/2020 06:23:32
Câu 8

* Thủ công nghiệp:

- Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển, đạt trình độ cao như: làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng,…

- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

- Nghề khai mỏ trở thành nghành kinh tế phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

* Thương nghiệp:

- Nội thương:

+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên ở khắp nơi và thường họp theo phiên.

+ Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

+ Việc buôn bán giữa miền ngược và miền xuôi cũng tăng lên.

- Ngoại thương: 

+ Thuyền buôn các nước đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

CÂU 9

Sự khác nhau về nông nghiệp và lí do:

– Đàng ngoài:

+Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng.

+ Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán.

+Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nông dân bỏ làng đi nơi khác.

=> Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống Nông dân đói khổ.

 – Đàng trong:

+Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ,  lương ăn, lập thành làng ấp.

– Năm1698 đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên. Lập thôn xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long.

=>Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định.


CÂU 10 

Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.

- Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.

- Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân.

=> Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.
 

Câu 11

Ý nghĩa : chiến thắng Rạch Gầm — Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.

0
1
Ngoc Hien
11/06/2020 06:24:20
Câu 12

* Nông nghiệp:

- Công cuộc khai hoang: được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.

- Chính sách quân điền: được đặt lại nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít. Nông dân vẫn không có (hoặc thiếu) ruộng đất để cày cấy.

- Đê điều: tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.

* Công thương nghiệp: phát triển.

- Công nghiệp, thủ công nghiệp:

+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ...

+ Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn.

Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây.

+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng thuế nặng.

- Thương nghiệp:

+ Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn hán. Các đô thị. thị tứ phồn thịnh.

+ Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn hán. Nhà nước cũng có thuyền chở gạo và đường sang các nước xung quanh để trao đôi. Tàu buôn phương Tây cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam nhưng nhà Nguyễn không cho họ mở cửa hàng, họ chỉ được ra vào ở một số cảng quy định

0
1
Ngoc Hien
11/06/2020 06:25:02
câu 13

Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

=> Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư