1. chủ đề 1: Phong trào tây sơn
a. thời gian nỏ ra, căn cứ, ng lãnh đạo
b. ghi lại diễn biến chính
c. nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
2. chủ đề 2: VN cuối thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19
a. sự thành lập của nhà nguyễn
b. thành tựu: giáo dục, khoa học, kĩ thuật
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
PHONG TRÀO TÂY SƠN
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN.
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
a. Tình hình xã hội:
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.
+ Việc mua bán quan tước diễn ra phổ biến.
+ Quan lại, cường hào ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân dân.
+ Trương Phúc Loan lộng quyền.
- Cuộc sống người dân ngày càng khổ cực.
=> Nổi dậy đấu tranh.
b. Khởi nghĩa của Chàng Lía.
- Căn cứ: Truông Mây (Bình Định).
- Chủ trương: “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”.
- Kết quả: thất bại.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (Gia Lai).
- Lực lượng mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Yên Mĩ (Bình Định), mở rộng hoạt động xuống đồng bằng.
- Mục tiêu: “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ và bãi bỏ nhiều thứ thuế.
- Lực lượng tham gia: nông dân nghèo, thương nhân, thợ thủ công, đồng bào Chăm, Bana...
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM.
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
a. Diễn biến.
- 9/1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn, mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
- Tây Sơn phải tạm hòa với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn.
- Từ 1776 – 1783, Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định.
- Năm 1777, giết được chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.
b. Kết quả: Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785).
a. Nguyên nhân: Do Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
b. Diễn biến:
- Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào nước ta theo 2 đường thủy bộ.
- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
- Sáng 19-1-1785, giặc lọt vào trận địa phục kích. Thủy binh ta từ Rạch Gầm – Xoài Mút và cù lao Thới Sơn tấn công giặc.
c. Kết quả: Địch bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh chạy thoát.
d. Ý nghĩa: - Là 1 trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm.
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |