Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là bài học ý nghĩa khuyên răn chúng ta cách đi ra ngoài học hỏi và tích lũy kiến thức. Trước hết cần hiểu câu tục ngữ có nghĩa là gì? Vâng! Chữ “đàng” ở đây có nghĩa là đường (đường để đi lại), còn “sàng” là một vật dụng để sàng thóc, sàng gạo. Tuy nhiên câu tục ngữ không thể hiểu đơn giản như vậy, nó còn hàm chứa lớp nghĩa sâu xa khác. “Đàng” ở đây ngầm nói đến cách học khác của con người. Học không chỉ ở trong sách vở mà còn cần học từ thực tế cuộc sống. Còn “sàng khôn” có thể hiểu là sự hiểu biết, trí tuệ của con người. Cả câu tục ngữ muốn nói chúng ta càng đi nhiều, biết học hỏi nhiều thì chúng ta sẽ có vốn hiểu biết phong phú, có kinh nghiệm tích lũy cho cuộc đời. Trong cuộc sống, có rất nhiều biểu hiện về việc con người ham học hỏi, khám phá từ thực tế đời sống. Có nhiều doanh nhân thành đạt, nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới, họ không chỉ học từ sách vở trong nhà trường mà họ còn học rất nhiều điều từ đời sống mới có thể thành công. Chuyện xưa kể rằng Niu-tơn gặp một bà lão phải đi bộ hàng trăm km để tới thành phố mà Niu-tơn sinh sống. Khi nghe ước mơ có chiếc xe bằng điện mà không vất vả như đi xe ngựa, Niu-tơn đã phát minh ra tàu hoả – quả là rất tiện lợi. Đó là minh chứng cho việc nhà bác học Niu-tơn đã không chỉ chăm chăm đọc sách trong thư viện mà còn chịu khó ra đường tiếp xúc với đời sống thực tế nên đã phát minh ra cả một điều thần kỳ. Nếu chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không chịu đi nhiều, ra ngoài thực tế bán từ gói mì tôm nhỏ nhất phục nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng thì sao có được một Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày nay. Vậy làm như thế nào để có thể: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”? Chúng ta cần chủ động tự trau dồi kiến thức, kĩ năng cần thiết cho bản thân. Sau đó chúng ta mở rộng phạm vi cuộc đời bằng những trải nghiệm thực tế, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, đồng cảm và thấu hiểu nhiều hơn… Tuy nhiên, với xã hội phát triển nhanh như hiện nay, chúng ta cũng cần biết chọn lọc những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp với bản thân, văn hóa xã hội để có được những “sàng khôn” chất lượng nhất. Tránh việc dễ dãi tiếp thu cả những cái xấu, cái không phù hợp.
câu rút gọn: Tránh việc dễ dãi tiếp thu cả những cái xấu, cái không phù hợp.
câu đặc biệt: Vâng!