Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc giữ lời hứa

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc giữ lời hứa

Xin đừng lấy trên mạng
em đang cần gấp lắm.mọi người giúp em với

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.727
0
4
Phiệt Nguyễn
13/06/2020 12:23:59
1. Mở Bài

Nếu lòng chân thành tạo cho mình một thế đứng trong quan niệm giao tiếp với con người, tính giản dị giúp con người tránh xa những thất bại bình thường thì tính trung thực là một thứ nhu cầu giúp ích cho đời sống con người chúng ta có được những bước tiến thành công trong cuộc sống.

2. Thân Bài

Vậy thế nào là trung thực? Trung thực là trung thành, tôn trọng sự thật, luôn thành thật với bản thân mình, không nói dối và đặc biệt là không che giấu những thói xấu. Đây là một trong những phẩm chất nhất, tạo nên định lượng gia trị nhân cách chân chính. Người có tính trung thực là người luôn phản ánh chân thật sự thật, bảo vệ lẽ phải, không tô hồng hay bôi đen, bóp méo sự thật vì lợi ích riêng. Họ luôn hướng đến lợi ích chung của tập thể của cộng đồng. Người trung thực có thể sẵn sàng hi sinh vì lợi ích bản thân để bảo vệ lẽ phải. Trong việc học tập, người có tính trung thực thì sẽ không bao giờ chép bài, hỏi bài bạn trong giờ kiểm tra, không quay cóp hay lật tài liệu. Nhặt được của rơi liền trả lại cho người bị mất. Trong kinh doanh nếu là người ngay thẳng, trung thực thì họ sẽ không sản xuất ra những người loại hàng kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng.

Vậy theo bạn, taị sao chúng ta lại phải trung thực trong cuộc sống? Trung thực được xem là thước đo nhân cách của mỗi con người. Bởi lẽ nó chứa đựng những vai trò rất to lớn, góp phần hình thành nhân cách và thành công sau này. Trong xã hội, trung thực là một đức tính cần thiết với con người trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội. Hay trong học tập, thi cử đây cũng là đức tính mà mỗi học sinh cần có, mang đến hiệu quả học tập tốt nhất và thành công bằng chính học lực của mình. Đặc biệt người có tính trung thực thì sẽ được mọi người đề cao và tôn trọng, gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mọi người. Chắc chắn, mọi người ai cũng đều biết đến câu chuyện “Cậu bé chăn cừu và cho sói”. Trong truyện, cậu bé vì muốn trêu chọc mọi người nên đã hết lần này đến lần khác nói dối rằng có chó sói. Và cũng bởi vì bản chất không trung thực của mình mà cậu đã tự tay làm mất bầy cừu. Đây cũng là kết cục của những kẻ nói dối. Trong thực tế, sẽ chẳng một ai tin tưởng hay tôn trọng một người chỉ biết nói dối, luôn tìm cách trêu đùa hay dối gạt người khác.

Song song với những người ngay thẳng, trung thực thì vẫn có những loại người không thật thà, thiếu trung thực trong lời nói và cả việc làm. Thật đáng phê phán cho những người có hành động và ý nghĩ như vậy. Họ sẽ vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng làm tất cả. Có thể kể đến như những người bán những sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. Đặc biệt còn nó gây hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng con người. Hay như trong công việc, nếu một người báo cáo số liệu thiếu trung thực thì sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho công ty. Ngoài ra, nạn học giả bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử cũng đã trở thành một vấn nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học. Những việc làm trên cũng đã khiến cho xã hội xuống cấp, đạo đức của người dân bị hạ thấp, phá bỏ nét đẹp truyền thống.

Vì vậy, chúng ta cần phải tự ý thức được những tác hại và lợi ích của tính trung thực từ việc nhỏ nhặt hàng ngày cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiên mình, chúng ta cần phải lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đẩy lùi những tiêu cực, noi theo những tấm gương về đao đức cao cả.

3. Kết Bài

Là một con người sống trong một xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân. Vì vậy chúng ta cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành một công dân tốt. Hãy cùng trung thực để đưa đạo đức xã hội ngày một đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
13/06/2020 13:19:18

Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người. Trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác

   Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn. Ví dụ như bạn rất tin tưởng và giao một công việc rất quan trọng cho một người bạn nhưng người đó lại không thực hiện mà ngược lại: họ tìm cớ để đùn đẩy trách nghiệm cho việc không giữ lời hứa đó, không thực hiện vì những nguyên nhân này, nguyên nhân khác nghe rất êm tai nhưng sự thật đằng sau lại là người đó lười hoặc quên…. Bạn sẽ cảm thấy mình bị lừa dối và không được tôn trọng. Nếu bạn cũng làm vậy với những người khác, lời hứa của bạn chẳng có chút giá trị nào cả, và uy tín của bạn cũng từ đó mà giảm sút. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan, đừng vội phán xét tại sao họ không thực hiện lời hứa mà hãy tìm hiểu nguyên nhân họ không thực hiện lời hứa đó, hãy thông cảm cho họ. Có một câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại:

                                           “Nói lời phải giữ lấy lời,

                                    Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”

    Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng, là chân thật , là có đạo lý. Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình. Đừng có lượn lờ như ong như bướm, ý chỉ người nói không chân thật, nói lập lờ, nói đùa cợt rồi không giữ lời hứa.

    Thế nên, khi hứa bất cứ điều gì thì hãy giữ lời hứa đó. Hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×