Nêu diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Những cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc hiếm có trên thế giới. Không chỉ về số lượng, về quy mô cũng khó nước nào có thể so sánh được. Khởi nghĩa Hoàng Sào là một cuộc khởi nghĩa nông dân nhằm lật đổ triều Đường vào cuối đời Đường từ năm 875 đến năm 884, Cuộc khởi nghĩa này đã đưa ra tư tưởng công bằng, nó có ảnh hưởng lớn đến các cuộc khởi nghĩa về sau, mở ra một giai đoạn mới trong các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc trước đây.
Khởi binh
Cuối triều Đường, nông dân không cam chịu sự áp bức bóc lột phong kiến đã liên tiếp nổi dậy chống lại. Năm 762 có khởi nghĩa của Viên (?) lãnh đạo ở hạ du sông Trường Giang; năm 859, khởi nghĩa ở Triết Tây do Câu Phủ lãnh đạo; năm 868 cuộc khởi nghĩa ở Quế Lâm thuộc khu vực Từ Tứ do Bành Huân lãnh đạo. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra đã cổ vũ phong trào đấu tranh của quần chúng, mở màn cho cao trào khởi nghĩa nông dân cuối triều Đường.
Năm 873, Đường Y Tôn chết, Hy Tôn lên ngôi, chính trị càng đen tối, tài chính hàng năm không thu được 300 vạn quan. Trong những năm này, vùng hạ du sông Hoàng Hà liên tiếp gặp hạn hán, mùa hạ lúa mạch chỉ thu được một nửa, mùa thu chẳng thu được hạt nào. Nông dân đành phải ăn rau dại, vỏ cây cầm hơi.
Trong hoàn cảnh ấy, lao dịch, tô thuế của chính phủ không giảm, người nông dân không còn cách nào để sống. Không còn con đường nào khác, nông dân tức giận cầm vũ khí đứng dậy đấu tranh. Những cuộc khởi nghĩa nông dân cuối triều Đường bùng nổ.
Năm 874, tại Trường Viên (nay là đông bắc huyện Trường Viên, Hà Nam) Vương Tiên Chi tập hợp hơn 3.000 người khởi nghĩa, tự xưng là “Thiên bổ bình quân đại tướng quân kiêm hải nội chư hào đô thống”, dán cáo thị, kêu gọi mọi người đứng dậy lật đổ triều Đường. Mùa hạ năm thứ hai tại Oan Câu, Tào Châu (nay là bắc huyện Tào Sơn Đông) Hoàng Sào lãnh đạo hàng nghìn quần chúng hưởng ứng.
Hoàng Sào là người Oan Câu, Tào Châu Sơn Đông (nay là huyện Tào Sơn Đông), làm nghề bán muối, cũng từng học hành, có tài cưỡi ngựa bắn cung. Ông đã từng tổ chức lực lượng vũ trang của người làm muối, nhiều lần chống lại chính phủ Đường bắt bớ, vơ vét của người làm muối. Sớm có mối thù hận với chế độ phong kiến, ông đã có chí hướng muốn lật đổ triều Đường. Sau khi Hoàng Sào khởi nghĩa, nông dân nghèo khổ các nơi nô nức tham gia, rất nhanh chóng, cuộc khởi nghĩa phát triển lên tới mấy vạn người. Khi quân khởi nghĩa của Vương Tiên Chi đánh Bộc Châu (nay là huyện Phạm, Hà Nam), Tào Châu đã hợp quân với khởi nghĩa Hoàng Sào, thanh thế ngày càng lớn. Họ cùng nhau chiến đấu ở Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Bắc, …
Sau khi bị quân khởi nghĩa giáng cho những đòn mạnh mẽ tầng lớp thống trị triều Đường dùng quan cao bổng hậu để dụ dỗ các lãnh tụ khởi nghĩa nhằm làm tan rã đội ngũ nông dân. Trước chính sách dụ dỗ của kẻ địch, Vương Tiên Chi dao động, Hoàng Sào cùng các chiến sĩ quân khởi nghĩa quyết tâm không lùi bước nên Vương Tiên Chi chưa dám công khai đầu hàng. Lúc này, quân khởi nghĩa của Hoàng Sào đã trở về Sơn Đông, Vương Tiên Chi ở lại Hồ Bắc. Trước khi triều Đường đem quân đàn áp, Vương Tiên Chi cử người đến Lạc Dương đàm phán điều kiện đầu hàng. Vì trên đường đến Lạc Dương, sứ giả bị quân Đường giết nên cuộc đàm phán không thành, ngược lại, quân khởi nghĩa rơi vào tình thế bị động. Tháng 2 năm 878, trong trận đánh ở Hoàng Mai, hơn 5 vạn quân khởi nghĩa bị chết, Vương Tiên Chi cũng bị quân Đường giết, số còn lại đành phải phá vây đến Hào Châu theo Hoàng Sào.
Tiến đánh Trường An
Sau đó, quân khởi nghĩa nhất trí cử Hoàng Sào làm thống sư, xưng hiệu là “Xung thiên đại tướng quân”, xây dựng vương bá, bổ nhiệm quan chức, mũi nhọn đấu tranh là nhằm vào chính quyền của giai cấp địa chủ tượng trưng bằng chữ “thiên”. Từ tháng 2 năm 878 trở đi, quân khởi nghĩa của Hoàng Sào hoạt động trong các khu vực nam bắc Hoài Hà, lợi dụng sơ hở của địch vượt sông Trường Giang, đánh Hư Châu, Cát Châu, Nhiêu Châu, Tín Châu và Phúc Châu. Quân khởi nghĩa nông dân đến đâu, đốt phủ huyện, giết quan tham, giúp đỡ người nghèo, được sự ủng hộ của nông dân, đội ngũ quân khởi nghĩa phát triển lên mấy mươi vạn người.
Tháng 10 năm 879, quân khởi nghĩa nông dân đánh Quảng Châu, ở đây, họ tạm thời dừng lại để chấn chỉnh đội ngũ, bổ sung lực lượng và vũ khí. Đây là lúc Hoàng Sào với danh nghĩa “bách vạn đô thống” phát biểu tuyên ngôn chính trị bắc phạt, cụ thể hoá chủ trương chính trị bằng việc chỉ rõ “cấm vơ vét tài sản, ai vi phạm chết cả nhà”. Tiếp đó, ông đưa quân lên phía bắc, tiến về Trường An để tiêu diệt triều Đường.
Tin tức đến triều đình, hoàng đế hoảng sợ, vội đưa quân đánh chặn. Tể tướng Vương Đạc tự thân lên ngựa, đảm nhận chức Tiết độ sứ Kinh Nam, chuẩn bị quân giữ Giang Lăng ở phía nam, lại cử “Tướng môn hậu đại” Lý Hệ làm phó đô thống hành doanh kiêm Quan sát sứ Hồ Nam, đem 5 vạn quân giữ Đàm Châu, lại điều Cao Biền làm Tiết độ sứ Hoài Nam, đóng quân ở Dương Châu, phòng thủ vùng hiểm yếu Trường Giang.
Quân khởi nghĩa nông dân anh dũng tiến quân, không gì ngăn nổi. Tháng 11 năm đó, ở Quế Châu (nay là Quế Lâm), sau khi đại quân đã tập hợp, men theo Tương Giang lên phía bắc qua Vĩnh Châu, Hoành Châu, tiến thẳng đến Đàm Châu, tiêu diệt 5 vạn quân Đường. Thừa thắng, quân khởi nghĩa lại qua Trường Giang vừa đi vừa đánh tiến đến Ngạch Châu, An Huy, Triết Giang, … . Năm 880, quân khởi nghĩa đột phá phòng tuyến Trường Giang, phòng tuyến Hoài Hà, tiến thẳng về Lạc Dương.
Chính phủ triều Đường quyết giữ Đồng Quan, giao cho tướng Tề Khắc Nhượng đem một vạn quân đánh chặn, lại lấy thêm 2.800 quân “thần sách” cùng trấn giữ. Hoàng Sào đưa quân đến chân thành Đồng Quan, đánh Đồng Quan từ cả hai mặt. Hơn 1.000 người tự động đào hào ủng hộ quân khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa Hoàng Sào trong 6 ngày đánh Đồng Quan, mở được cánh cửa lớn, nhanh chóng tiến về Trường An.
Ngày 8 tháng 1 năm 881, Đường Hy Tông mang cả triều đình chạy về Thành Đô, Tứ Xuyên. Tối ngày hôm ấy, nghĩa quân nông dân chiếm được Trường An. Ngày 16, ở Trường An, nông dân khởi nghĩa xây dựng chính quyền mới, Hoàng Sào xưng làm hoàng đế, quốc hiệu “Đại Tề”, niên hiệu Kim Thống. Các đại quan tam phẩm của triều Đường đều bị bãi chức, quan từ tứ phẩm trở xuống được giữ lại. Sau khi thành lập chính quyền cách mạng, Hoàng Sào không thừa thắng truy kích, cũng không chú ý tiêu diệt cấm quân đang ở Quan Trung mà chỉ say sưa ăn mừng chiến thắng, vì thế, cuộc rút chạy của Đường Hy Tông cùng triều đình về Tứ Xuyên được an toàn, liền tập trung toàn bộ tàn quân, liên hợp với các thế lực quân phiệt vũ trang các nơi, chống lại quân nông dân khởi nghĩa. Trong cao trào khởi nghĩa, một số Tiết độ sứ đã đầu hàng nghĩa quân nông dân, đến lúc này, họ cũng thừa thế khởi binh chống lại. Quân nông dân chưa có căn cứ địa, rất nhanh chóng bị quân Đường bao vây. Trong những điều kiện chiến đấu gian khổ, một lãnh đạo quân khởi nghĩa là Chu Ân làm phản. Năm 883, tầng lớp thống trị triều Đường lại câu kết với lực lượng vũ trang của tầng lớp quý tộc tộc Sa Đà và tộc Đảng Hạng tiến công quân khởi nghĩa nông dân. Do lực lương yếu, không địch nổi số quân đông hơn, quân nông dân phải rút về Trường An, định kiên trì giữ đất Hà Nam. Tháng 6 năm 884, quân nông dân khởi nghĩa rút về Sơn Đông. Trong trận quyết định ở núi Sài Hổ phía bắc Lai Vu, quân nông dân thương vong rất nhiều, Hoàng Sào tự sát, khởi nghĩa nông dân thất bại.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |