LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về 10 câu thơ của bài Đồng chí

Cảm nhận về 10 câu thơ của bài đồng chí

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Từ đó liên hệ đến vẻ đẹp của các anh bộ đôi cụ hồ trong việc phong chống dịch bệnh covid19

 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.238
1
0
Nga
07/07/2020 13:51:24
+5đ tặng

Nhà thơ Chính Hữu được biết đến là nhà thơ của những người lính, một trong những tác phẩm có giá trị lớn nhất là bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ sáng tác năm 1948, nội dung bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy được thể hiện rõ nét đầy chất lãng mạn qua khổ thơ cuối:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Mở đầu bài thơ tác giả dùng các từ ngữ mộc mạc, chân thực nhất để miêu tả cuộc sống vất vả, khó khăn của những người lính: Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá… Hay những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng rồi đến những cơn sốt rét rừng hành hạ… Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính những đôi bàn tay nắm chặt ấy đã minh chứng cho ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí cùng nhau quyết tâm đánh giặc giữ nước.

Mở đầu là thế nhưng khi khép lại bài thơ tác giả lấy hình ảnh những người lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ cho chúng ta hình dung ra không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Khí hậu nơi núi rừng Việt Bắc vào mùa đông luôn lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Sự khắc nghiệt của thời tiết, cái lạnh thấu da thấu thịt trong khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, giá rét là thế nhưng có tình đồng chí là luôn đong đầy, chính tình cảm gắn bó keo sơn như người thân trong gia đình đã giúp các anh vượt qua, chịu đựng biết bao nhiêu thử thách. Mặt khác, chính những gian nan ấy càng là động lực làm cho tình cảm của các anh thêm gắn bó keo sơn, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn.

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Trong cái khí lạnh, không gian âm u, lạnh lẽo đến gai người của núi rừng thì hình ảnh các anh vẫn đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm, nghị lực của tình đồng đội, đồng chí. Hình ảnh tĩnh mà động ấy sẽ xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối, cái vắng lặng của núi rừng. Giờ phút trước trận chiến đấu với kẻ thù, rất căng thẳng, những người lính sắp bước vào cuộc chiến đấu ác liệt, họ sẽ đứng ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhưng tất cả dường như đều rất nhẹ nhàng, tinh thần rất bình thản, bởi giây phút ấy luôn có đồng đội sát cánh là sự động viên, là nguồn tiếp thêm sức chiến đấu, giúp họ vững tâm và quyết tâm hơn khi vào trận đánh.

Câu thơ kết “Đầu súng trăng treo” đây là hình ảnh không có thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con người tạo nên vẻ đẹp riêng của người lính. Giữ không gian rộng lớn, đêm tối âm u như vậy nhưng vẫn có ánh trăng như soi sáng. Những người lính đứng cạnh nhau trog lúc chờ giắc tới họ bình thản ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong hoàn cảnh áo rách quần vá, chân không giày. Chúng ta thấy nhà thơ đã tạo nên sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Hình ảnh cây súng chính là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng cho sự hòa bình. Đầu súng của người chiến sỹ có treo trăng hay nói cách khác cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình.

Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của những người lính. Súng thể hiện cho hiện thực, trăng thể hiện sự lãng mạn. Hình ảnh mặt trăng treo trên đầu mũi súng cho ta thấy được người lính không phải lúc nào cũng chỉ là nguy hiểm, lúc nào cũng đối mặt với đạn bom, sự hy sinh, mà cuộc đời của họ còn bắt gặp được những hình ảnh vô cùng lãng mạn, trong sáng đẹp đẽ, thi vị, ngay trong không gian và thời gian của chiến tranh.

Chính Hữu đặt hai hình ảnh ánh trăng và súng gần nhau để bổ sung cho nhau, tạo nên một ý nghĩa mới: Súng trong tay kẻ thù mới là vũ khí nguy hiểm, còn súng trong tay người chiến sĩ là vũ khí để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên, bảo vệ ánh trăng thanh bình. Ánh trăng trên trời soi sáng cho người chiến sỹ cách mạng, ánh trăng như muốn làm bạn với người chiến sĩ, muốn ngợi ca, soi rõ tình đồng đội thiêng liêng, cao đẹp của chiến sỹ cách mạng. Toàn bài thơ nổi bật nhất chính là ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối trong hoàn cảnh phục kích giặc.

Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng mọi kẻ thù. Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Kết thúc bài thơ nhà thơ Chính Hữu chỉ dùng ba câu thơ ngắn gọn, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị. "Đồng chí" là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Chúng ta hãy biết nâng niu và trân trọng, gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng, biết ơn những người lính đã hi sinh vì sự độc lập của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
07/07/2020 13:51:42
+4đ tặng

Chính Hữu là tác giả tiêu biểu ở cuối thế kỉ XX . Ông quê ở Can Lộc -Hà Tĩnh . Ông là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp . Thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh . Ông có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu nhưng không thể không kể đến bài thơ "Đồng chí " . Trong bài thơ " Đồng chí " tác giả Chính Hữu đã miêu tả biểu hiện của tình đồng chí và xây dựng thành công bức tranh đẹp về tình đồng chí qua hai khổ thơ cuối :

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

 

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 - là giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp . Bài thơ được viết theo thể thơ tự do giúp người đọc dễ dàng bộc lộ cảm xúc .

Biểu hiện của tình đồng chí được thể hiện qua những câu thơ :

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao , thiếu thốn của cuộc đời người lính biết bao gian khổ . Cấu trúc câu thơ sóng đôi được tạo thành từng cặp "áo anh rách vai , quần tôi có vài mảnh vá" gợi tả cuộc sống khó khăn , vất vả , bệnh tật giày vò , trang thiết bị thiếu thốn

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Ở họ luôn có sự lạc quan gắn bó đoàn kết ."Miệng cười buốt giá"là nụ cười sáng bừng trong giá rét trong sương muối , mang tinh thần lạc quan của những người lính , càng khó khăn thì tình đồng chí càng bền chặt ."Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" khẳng định sức mạnh của tình đồng chí . Đó là tình cảm sâu sắc của người lính , sức mạnh của tình yêu thương , đoàn kết giúp họ vượt lên khó khăn

Khổ thơ cuối cùng là bức tranh đẹp về tình đồng chí :

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Ba câu thơ khép lại bài thơ thể hiện tình đồng chí gắn bó thiên nhiên với tuyến đầu chống giặc nơi sự sống và cái chết luôn cận kề . Câu thơ đầu khái quát được điều kiện chiến đấu khắc nghiệt của người lính . Thời gian là về đêm , không gian là rừng hoang , thời tiết là sương muối . Trong bối cảnh đó người lính chờ giặc tới với tư thế chủ động luôn đứng cạnh bên nhau kề vai sát cánh . Hình ảnh đầu súng trăng treo vừa mang nghĩa tả thực vừa đậm chất lãng mạn . Nhờ có tình đồng chí những người lính vẫn bình thản trước hiểm nguy

Như lời kết nhẹ nhàng của bản nhạc du dương, Đồng chí của Chính Hữu đã cho thế hệ trẻ hôm nay phần nào hiểu được giá trị thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí, đồng đội thời chiến. Những lời thơ trong Đồng chí đã gieo vào lòng bạn đọc bao cảm xúc và ấn tượng mới mẻ khép lại trang thơ mà hình ảnh Đầu súng trăng treo vẫn hiện ra trong ý nghĩ người đọc như một thứ hào quang soi rọi về một thời quá khứ oai hùng, hướng chúng ta đến những gì tốt đẹp ở tương lai.
1
0
Nga
07/07/2020 13:52:36
+3đ tặng
chất hiện thực và chất lãng mạn của bài thơ "đồng chí"của chính hữu được kết đọng trong 3 câu thơ cuối bài thơ :"đêm nay ...treo".đó chính là 1 biểu tượng đẹp nhất ,giàu chất thơ nhất ,một bức chân dung đẹp nhất và người lính.chất hiện thực thể hiện ở 3 câu thơ cuối này là tác giả đã viết về hình ảnh của những người lính trong cuộc kháng chiến chống pháp của dân tộc vn.những người lính xuất thân từ những người nông dân đó được xuất hiện trong 1 thời gian cụ thể là vào đêm khuya trong 1 không gian "rừng hoang sương muối"-rừng việt bắc vài mùa đông giá rét.hình ảnh của những người lính cầm sung đứng gác phục kích giặc.đây là 1 thời khắc thiêng liêng trước trận đánh thì họ còn được "đứng cạnh bên nhau"còn khi trận đánh xảy ra thì sự sống cái chết trong gang tấc.tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giúp họ vươn lên trên những khó khăn ,gian khổ ,thiếu thốn ,sự khốc liệt của thời tiết ,của ko gian.người chiến sĩ hiện lên với 1 tư thế chủ động trong cuộc chiến đấu .còn sự lãng mạn đc thể hiện ở hình ảnh "đầu súng trăng treo".sự quan sát là hiện thực ,còn sự liên tưởng trong miêu tả là lãng mạn.hình ảnh súng tượng trưng cho chiến đấu.trăng tượng trưng cho hòa bình.chiến tranh và hòa bình,chiến sĩ và thi sĩ,xa và gần.hình ảnh đầu súng trăng treo còn mag 1 ý nghĩa khái quát tư thế chủ động ,tự tin trong chiến đấu,tâm hồn phong phú của người lính.tóm lại ba câu thơ chính là biểu tượng đẹp về tình đồng chí,đồng đội của nhũng người lính cách mạng.
1
0
Nga
07/07/2020 13:52:48
+2đ tặng
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã kế thúc với những hình ảnh thật đẹp, thật ý nghĩa. Nó là biểu tượng thiêng liêng của tình đồng chí:
Đêm nay rừng hoang……
……..Đầu súng trăng treo
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản: rừng hoang sương muối và những đêm lạnh giá với những người lính đứng canh bên nhau, ở cái nơi mà sự sống cái chết chỉ còn là gang tấc. Từ “ chờ” cũng cho ta thấy rõ cái tư thế, tinh thần chủ động đánh giặc của họ. Rõ ràng khi những người lính đứng cạnh bên nhau vững trãi thì cái gian khổ, khốc liệt cua cuộc chiến bị mờ đi. Tầm vóc của những người lính bỗng trở nên lớn lao anh hùng. Sức mạnh của tình đồng chí vì thế mà càng nổi bật. Tình cảm đồng chí ấm áp, thiêng liêng đã mang lại cho người lính nét lãng mạn và cảm hứng thi sĩ trong cái hiện thực khắc nghiệt qua hình ảnh:
Đầu súng trăng treo
Câu thơ chỉ có 4 chữ, nhịp thơ thay đổi đột ngột, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý của người đọc. Trong đêm phục kích, người lính bỗng phát hiệ nơi đầu súng có 1 vầng trăng treo. Từ “ treo” đã tạo nên mối quan hệ bất ngờ độc đáo, nối liền mặt đất với bầu trời, gợi nên những liên tưởng vừa hiện thực lại vừa lãng mạn. Chất hiện thực ở đây được thể hiện rõ bởi đêm khuya trăng trên cao sà xuống thấp dần. Ở vị trí người lính, vầng trăng như đang treo trên đầu súng của mình. Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ khốc liệt: đêm đông giá lạnh, rừng hoang sương muối, cái chết cận kề, vậy mà tâm hồn nhạy cảm của người chiến sĩ vẫn thấy hình ảnh trăng và súng thú vị. Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất hiện thực và chất lãng mạn, là chất chiến sĩ và chất thi sĩ. Đó là những mặt bổ sung, hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính. Súng và trăng đã tạo nên một cặp đồng chí tô đậm hơn vẻ đẹp của những người đồng chí đang đứng cạnh bên nhau. Chính tình đồng chí đã khiến cho người lính cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp, vẫn thơ mộng, giúp họ tạo nên chiến thắng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư