Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi

Hãy viết những bài văn sau
Đề 1: Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
Đề 2: Hãy chứng minh rằng: sách là người bạn lớn của con người.
Đề 3.Tục ngữ có câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu tục ngữ đó.
Đề 4. Hãy giải thích câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Đề 5: Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này ?

5 trả lời
Hỏi chi tiết
687
1
1
NGUYỄN THANH THỦY ...
15/06/2020 21:01:07
+5đ tặng
Đề 5 :

Bác Hồ không chỉ là một nhà cách mạng tài ba, một thi sĩ tài năng mà còn là một người cha gần gũi với nhân dân. Bác luôn quan tâm đến mọi mặt đời sống của mọi người, lo lắng cho nhân dân từng li từng tí. Sinh thời, Bác đã đưa ra những lời khuyên rất mực quý báu cho mọi người, những lời khuyên đó còn mang nhiều giá trị đến hôm nay. " Mùa xuân là tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" là một lời khuyên như thế.

Bác đã chỉ dạy cho chúng ta về lợi ích của việc trồng cây. Mùa xuân là mùa của sức sống mới, mùa mà cây cối được hưởng thụ tiết trời ấm áp với những cơn mưa xuân nhè nhẹ, nhờ đó mà cây dễ dàng phát triển hơn. Nếu mùa hè là những ngày nắng nóng khô hạn, mùa thu lại dễ mưa lũ kéo dài, mùa đông cây cành trơ trọi thì mùa xuân là mùa để cây cối ươm mầm sự sống. Vạn vật đua nhau khoác lên mình vẻ kiêu kì và diễm lệ đua cùng sức sống mùa xuân. Bởi vậy, Bác khuyên ta mùa xuân là thời điểm thuận lợi nhất để trồng cây, hãy xem trồng cây như chuẩn bị Tết vậy, phấn khởi và cùng nhau tình nguyện trồng và chăm sóc cây. Trồng cây trong không khí náo nức, tưng bừng để tạo nên những mầm xanh tươi đẹp. Hãy xem trồng cây như là một phong trào, một lễ hội đầy tươi đẹp của mùa xuân. "Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" . Tết trồng cây không chỉ mang lại lượng cây xanh lớn mà còn làm đẹp cho đất nước, làm đẹp cho đời, xuân ở đây là sức sống trường tồn, là sự đẹp đẽ vĩnh cửu của đất nước. Tết trồng cây sẽ mang lại cho đất nước sự tươi mới, tràn trề nhựa sống, là tương lai, là hy vọng vào sự phát triển, đi lên, vươn tới biển lớn năm châu.

Thực tế đã chứng minh, cây xanh mang đến cho chúng ta những lợi ích to lớn. Đó là những con đường ngập tràn màu xanh, những cánh rừng trù phú và giàu có, những khu bảo tồn thiên nhiên giàu đẹp, cây cỏ tươi xanh tạo nên nét đẹp hài hoà, gần gũi tự nhiên. Cây xanh giúp điều hoà khí hậu, tạo nên bầu không khí trong lành, dễ chịu; là lá phổi quan trọng, hút khí cacbonic và thải ra khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật. Cây xanh cung cấp cho con người nguồn hoa quả, thực phẩm quý giá, làm đẹp cho đời bởi hương sắc của muôn hoa. Cây xanh còn chống xói mòn đất hiệu quả, ngăn cản những dòng nước chảy xiết của thiên tai, thời tiết. Nếu sự sống không có cây xanh thì không thể tồn tại mãi mãi. Không có cây xanh, con người làm sao có thể sống trong một môi trường trong lành và khỏe mạnh?

Vì thế, lời dạy của Bác như một kim chỉ nam cho hành động của con người qua bao thế hệ. Mùa xuân nào, nhân dân, đất nước cũng tổ chức trồng cây, ra quân sau đợt Tết. Cây xanh được trồng khắp các đường phố, khắp các trường học và các trung tâm. Từ cán bộ công chức, đến học sinh, các em nhỏ cũng chung tay nhau trồng và chăm sóc cây. Đây là một việc làm thường lệ của các cơ quan tổ chức. Nhà nước cũng chủ trương giao đất cho nhân dân trồng cây để phủ xanh đất trống đồi trọc. Nhiều biện pháp ngăn chặn chặt phá rừng làm nương rẫy được đề ra đạt hiệu quả cao. Nhiều rừng cây, khu bảo tồn được xây dựng. Nhiều công viên xanh, khu đô thị xanh ra đời. Tất cả tạo đều nhằm mục đích tạo cho bộ mặt đất nước giàu đẹp và tươi xanh. Nhiều cuộc vận động xanh được mở ra. Bên cạnh đó, vẫn còn một số người vì lợi ích kinh tế mà sẵn sàng hạ đốn những cây sống lâu năm. Đó là hành động rất tàn nhẫn. Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy cũng xảy ra nhiều. Điều đó không chỉ ảnh hưởng, gây ô nhiễm môi trường mà còn dẫn đến nhiều sinh vật bị mất đi môi trường sống dẫn đến suy giảm sự đa dạng sinh học.

Vì vậy, vâng theo lời Bác dạy, chúng em, những thế hệ trẻ cháu ngoan Bác Hồ luôn cố gắng học tập và lao động, trồng cây xanh, chăm sóc vườn trường; siêng năng tưới cây, nhổ cỏ, trồng thêm hoa và cây xanh cho vườn trường xinh đẹp, nơi đường làng ngõ xóm. Chúng ta hãy cùng chung tay vì một hành tinh xanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
★йąɾςเşşųş★
15/06/2020 21:03:40
+4đ tặng
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

trước tiên ta cần hiểu  Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức. Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa. Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội. Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hộiXã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học. Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,…. Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.
   Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật giản dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
chấm đ cho mk nha

1
0
★йąɾςเşşųş★
15/06/2020 21:04:23
+3đ tặng
c4 
"Thất bại là mẹ thành công". Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. ... Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì "thất bại" sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.
1
0
Trường Cut
15/06/2020 21:06:44
+2đ tặng
Câu 1.
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

trước tiên ta cần hiểu  Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức. Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa. Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội. Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hộiXã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học. Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,…. Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.
   Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật giản dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.

1
0
Pro.Đạt.Dz
15/06/2020 21:38:24
+1đ tặng
đề 5: ''mùa xuân là tết trồng cây
     làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này?
                                                    bài làm 
  Hằng năm,cứ mỗi độ tết đến xuân về,mọi người lại nô nức tham gia tết trồng cây.Ngày hội này đã trở thành phong tục tốt đẹp của dân tộc để góp phần làm đẹp cho mùa xuân của đất trời,mùa xuân của đất nước.
   Bác gắn mùa xuân với việc trồng cây thể hiện cây cối trở nên sinh sôi,nảy nở,tết là dịp mọi người quây quần bên nhau.Hòa vào ngày hội trồng cây,chúng ta sẽ hiểu thêm,thêm yêu quý những người quanh ta,đoàn kết nhau lại vì công việc chung,vì lợi ích chung cửa xã hội.Đây cũng là lúc chúng ta thả hồn thư thái vào thiên nhiên,quý trọng thiên nhiên.Thiên nhiên là người bạn thân thiết của con người.Vì vậy,giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi chúng ta. \
    Trong mùa xuân của đất trời ấy,việc trồng cây đã góp phần làm nên mùa xuân của đất nước,đồng thời nó còn là sự tươi trẻ,tràn đầy sức sống.Mỗi người chỉ cần trống 1 cây xanh thì đất nc sẽ tràn ngập trong màu xanh,tràn ngập trong sự tươi trẻ và sức sống.Cây xanh cung cấp cây gỗ,cây giữ nước,chống xói mòn,điều hòa khí hậu,hạn chế tình trạng sa mạc hóa,sự xâm nhập của nước mặn.Thật thú vị nếu mỗi trưa hè oi ả,chói chang của cái nắng,chúng ta được đạp xe dưới con đường rợp bóng cây xanh.Cây cối còn ban tặng cho chúng  ta thứ quà hết sức quý giá.Đó chính là hoa thơm trái ngọt.Hãy thử tưởng tượng một ngày trái đất không có cây xanh thì sự sống con người sẽ bị đe dọa.
      Bên cạnh những hành động trồng cây gây rừng thì vẫn còn một số những người chặt phá,đốt rừng làm nương rẫy,khiến cho đất bị xói mòn.Những con người này cần phải bị chịu phạt trước pháp luật,
       Cho đến bây giờ,khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường,em sẽ học tập những người tốt,có ý thức bảo vệ,trồng cây gây rừng và tẩy chay,không nên học tập những người không có ý thức bảo vệ,chặt phá cây xanh.
       lời khuyên của Bác không chỉ là một phong tục tốt đẹp của dân tộc cần được phát huy mà cho đến ngày nay,lời răn dạy của Bác càng có ý nghĩa lớn lao bởi việc bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề mang tính cấp bách và toàn cầu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư