Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhân tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu

4 trả lời
Hỏi chi tiết
699
0
0
May mắn ???
16/06/2020 12:30:25
+5đ tặng
Đoạn thơ được trích trong bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu đã tái hiện khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp bằng những vần thơ giàu cảm xúc mạnh mẽ. Thật vậy, đối với tác giả, bức tranh thiên nhiên, bức tranh của cuộc sống đẹp hơn bất cứ thứ gì. Hình ảnh "ong bướm", "hoa của đồng nội", "lá của cành tơ", "yến anh",... đều là những hình ảnh thiên nhiên tượng trưng cho tình yêu của cuộc sống, tượng trưng cho những gì xanh non , mơn mởn và căng tràn sức sống nhất mà tác giả khám phá ra được. Tác giả dường như đang hưởng thụ bức tranh thiên nhiên, nơi mà có tình yêu của ong bướm, nơi mà có hoa của đồng nội xanh tốt căng tràn nhựa sống, nơi mà cành tơ mơn mởn, nơi mà có khúc tình ca lãng mạn của loài chim yến. Đối với tác giả, tình yêu làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn bao giờ hết. Biện pháp tu từ điệp ngữ "này đây” của Xuân Diệu được sử dụng khéo léo trong bài thơ. Đặc biệt hơn, vẻ đẹp của cuộc sống còn được tác giả khám phá từ việc tìm thấy niềm vui vào mỗi buổi sáng thức dậy. Hình ảnh độc đáo "Thần vui hằng gõ cửa" chính là hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc. Bên cạnh đó, hình ảnh so sánh "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" là hình ảnh độc đáo tái hiện lên vẻ đẹp của tháng giêng là vẻ đẹp tràn đầy sức sống như một cặp môi gần.  Dường như, tác giả cảm nhận cuộc sống bằng trái tim ngập tràn tình yêu của mình. Không chỉ dừng lại ở đó, Xuân Diệu không giấu nổi cảm xúc lo âu, khắc khoải về sự ngắn ngủi của cuộc đời "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa/Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân". Hai câu thơ cho thấy niềm vui sướng và sự lo âu khắc khoải của tác giả trước sự ngắn ngủi của cuộc đời. Từ đây, sự vôi vàng và thái độ sống nhiệt huyết của tác giả càng bùng cháy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Thái độ ấy là thái độ sống cho hiện tại, sống trân trọng và trọn vẹn từng khoảnh khắc. Tóm lại, đoạn thơ là tình yêu cuộc sống tha thiết của tác giả cùng với những lo âu của ông trước sự ngắn ngủi của nhân gian.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
^-^
16/06/2020 12:30:52
+4đ tặng
” Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm. Thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.
Trong đoạn thơ, Xuân Diệu đã sử dụng biện pháp điệp ngữ ” này đây” đến năm lần, việc liệt kê ở tần số cao giúp cho người đọc cảm nhận được rằng những hình ảnh mà tác giả muốn nhắc đến như đang hiện ra trước mắt. Việc liệt kê ấy đã làm cho những hình ảnh thiên nhiên hiện ra hết sức gần gũi và quen thuộc, đồng thời nó còn căng trào dòng nhựa sống, rộn ràng âm thanh, tươi vui ánh sáng, nồng nàn hạnh phúc tình yêu: ong bướm đang độ tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, yến anh vang khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi. Thiên nhiên đẹp diệu kì và tất cả đều tươi vui, sống động, nhảy múa với mùa xuân. Cũng chính vì vẻ đẹp của thiên đường trên mặt đất đã làm cho Xuân Diệu phát hiện ra một sự mới mẻ và hết sức táo bạo: ” tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Vẻ đẹp của mùa xuân được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả sự nồng nàn, tình tứ, quyến rủ, đắm say, hạnh phúc. Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời được Xuân Diệu nếm từng chút một, khiến những hình ảnh ấy càng trở nên đẹp lạ kì, như đang hiện ra trước mắt người đọc , làm cho cuộc sống luôn rộn ràng, xục sôi , mãnh liệt.
Với việc sử dụng nghệ thuật hết sức độc đáo, liệt kê ở tần số cao, sử dụng những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc mà đẹp như một thiên đường đã khiến cho tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu càng tha thiết hơn bao giờ hết. hồn thơ đắm say của nhà thơ khiến cho người đọc càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và biết trân trọng từng giây từng phút trong cuộc đời mình, biết tận hưởng tất cả những gì cuộc sống ban tặng vì thời gian trôi đi sẽ không bao giờ trở lại được.
1
0
...
16/06/2020 12:31:07
+3đ tặng

Mỗi lần những dòng thơ trên, nhạc điệu Vội vàng cứ ngân vang dào dạt mãi trong lòng ta, tình yêu đời, yêu sống như tát mãi không bao giờ cạn... Cảm thức về thời gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ... như những lớp sóng vỗ vào tâm hồn ta. Vội vàng là bài thơ độc đáo nhất, mới nhất của thi sĩ Xuân Diệu in trong tập Thơ thơ (1933-1938) - đóa hoa đầu mùa đầy hương sắc làm rạng danh một tài thơ thế kỷ.

Bài thơ Vội vàng nói lên nhịp điệu sống, khát vọng sống của tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu. Một đời người chỉ có một lần tuổi trẻ. Phải biết trân trọng, quý trọng và sống hết mình với tuổi trẻ, với mùa xuân và với thời gian.

Trong Tiểu dẫn về bài thơ Vội vàng (Ngữ văn 11), giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh viết: Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.

Thiên nhiên rất đẹp đầy hương sắc của hoa trên đồng nội xanh rì, của lá cành tơ phơ phất. Tuần tháng mật của ong bướm. Khúc tình si của yến anh. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi. Chữ này đây được 5 lần nhắc lại diễn tả sự sống ngồn ngộn phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu. Vì lẽ đó nên phải vội vàng tắt nắng đi và buộc gió lại. Trong cái phi lý có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn.

Tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu. Bình minh là khoảnh khắc tươi đẹp nhất của một ngày, đó là lúc thần vui hằng gõ cửa. Tháng giêng là tháng khởi đầu của mùa xuân, ngon như một cặp môi gần. Một chữ ngon chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Chiếc môi ấy chắc là của giai nhân, của trinh nữ. Đấy là câu thơ hay nhất, mới nhất cho thấy sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu.

0
0
^-^
16/06/2020 12:31:09
+2đ tặng

Cảm nhận khổ đầu bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca.
Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ. Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất, là đại biểu đầy đủ nhất cho phong trào thơ mới, bởi cái cá tính rất riêng khó có thể trùng lặp với ai, một phong cách thơ rất Xuân Diệu, mới cả về nội dung và hình thức. “Với nững vần thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng đọng lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân Diệu là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo day và cần mẫn”. Đặc biệt khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “Vội vàng” là một trong những bài thơ của thi sĩ đã bộc lộ cái tôi trữ tình độc đáo, đầy sức sáng tạo của thi sĩ Xuân Diệu.
Bài thơ “Vội vàng” được thi sĩ Xuân Diệu lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mùa xuân, của tình yêu và của lòng người. Xuân Diệu đã rất tinh tế khi nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên trong mùa xuân, nó khiến cho lòng người lâng lâng và không thể cưỡng lại nổi sức hút hút.
tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của ong bướm này đây khúc tình si.
Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã thể hiện một ước muốn kì lạ đến ngông cuồng: “Tôi muốn tắt nắng/ tôi muốn buộc gió”. Đó là những ước muốn kì lạ bởi tắt nắng, buộc gió là công việc của tạo hóa tự nhiên. Thi sĩ muốn tước đoạt quyền của tạo hóa. Là bởi tắt nắng “cho màu đừng nhạt”, buộc gió”cho hương đừng bay đi”. Hóa ra trong niềm ước hết sức ngộ nghĩnh, ngông cuồng ấy nhà thơ muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp mãi mãi lên hương tỏa sắc giữa cuộc đời này.
Thật vậy mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi, ta đâu có đủ thời gian cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Với Xuân Diệu không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta và cùng với đó là động từ “ muốn”- “ tôi muốn. Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chinh là một điểm mới của nhà thơ trong nền văn thơ hiện lúc bấy giờ, qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống. Ông muốn ôm hết xuân sắc của đời để sống, để yêu mãnh liệt hơn nữa.
Hình ảnh của cuộc sống đi vào thơ Xuân Diệu như một thứ ánh sáng được khúc xạ qua lăng kính tình yêu rất tinh khôi và giàu sức sống. Càng yêu đời, nhà thơ càng luyến tiếc trước dòng chảy của thời gian. Thời điểm vạn vật đang căng tràn nhựa sống cũng chính là lúc đang đứng trên ranh giới của sự lụi tàn, héo úa. Vì thế từ những câu thơ gãy gọn ở khổ đầu, nhà thơ đi vào khổ hai với những câu thơ dài, âm điệu chậm như bước chân người thư thái dạo ngắm vườn xuân muốn tận hưởng giờ khắc huy hoàng ấy. Thi sĩ từ tốn chỉ cho người đọc những gì tinh hoa, tươi đẹp nhất của trần gian với một thái độ mến yêu, trân trọng” này đây”. Mạch cảm xúc được chuyển tiếp sang một bức tranh tình yêu tràn đầy màu sắc:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Vì vậy, “ong bướm, yến anh” được nhắc tới đây, bởi nó gợi ra vẻ lả lơi, tình tứ và “bướm lả ong lơi “ gợi ý niệm về mùa xuân và tình yêu. Khúc nhạc của tình yêu, của những đôi tình nhân và hơn thế “của tình si”, gợi nên sự mê đắm. Bên cạnh đó, chữ “của” trở đi trở lại được tác giả sử dụng cùng với “này đây” như một cặp không thể tách rời. Đây là cách Xuân Diệu biểu hiện cảm xúc trước thiên nhiên luôn có sự kết đôi, mọi vật quấn quýt lấy nhau, là của nhau không thể tách rời. Tất cả đều mang vẻ đẹp của sự trẻ trung và sức sống tròn trịa có đôi có cặp.những mĩ từ được sử dụng mang tính gợi hình cao “ Hoa “ nở trên nền “ xanh rì “ của đồng nội bao la, “lá ” của “ cành tơ ” đầy sức trẻ và nhựa sống. Mọi thứ đều có cảm giác non tơ, mơn mởn ấy lại được tôn lên trong sự hiệp vần “ tơ phơ phất ” ở sau. Cuộc sống hiện ra trong hình ảnh của một khu vườn thiên nhiên sống động đầy sắc màu, trong xúc cảm của một niềm vui trần thế.
Điệp từ “này đây” đứng đầu câu và được nhắc đi nhắc lại bốn lần vừa mang tính chất liệt kê, vừa mang tính chất khẳng định, nhận mạnh vừa như muốn sở hữu những vẻ đẹp đang tràn đầy ở ngoài kia. Sau mỗi từ “này đây” là một loạt những hình ảnh tươi đẹp hiện ra “hoa của đồng nội xanh rì” , “lá của cành tơ phơ phất”. Đó đều là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân, của những gì thanh khiết và tươi đẹp nhất. Tất cả những hình ảnh ấy khiến cho thi sĩ động lòng và muốn sở hữu. Đây có thể nói là khát khao, là ước muốn mãnh liệt nhất mà Xuân Diệu đang muốn sở hữu.
Chính cái nhìn của”cặp mắt xanh non biếc rờn” luôn lấy con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp đã tạo nên vẻ riêng độc đáo trong bức tranh mùa xuân của thi sĩ. Chúng ta có thể nhận thấy nhà thơ miêu tả bướm ong đang sống trong tuần tháng mật, cành xuân thì thành cành tơ đầy sức sống, tiếng hát của yến anh cũng thành điệu tình si rộn ràng. Tất cả vạn vật đều đang trong trạng thái hạnh phúc. Và táo bạo nhất là cách so sánh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” thật gần gũi và gợi cảm. Dưới con mắt “xanh non” của thi sĩ, mùa xuân tựa như một cô gái kiều diễm, hồng hào,tình tứ đầy hấp dẫn.
Với ngôn từ trau chuốt, mượt mà, Xuân Diệu dường như đang thổi hồn vào từng câu, từng chữ của đoạn thơ khiến nó trở nên sinh động và hấp dẫn. Bức tranh thiên nhiên tươi vui, đầy màu sắc đang tràn ra qua từng câu thơ. Điệp từ “này đây” bộc lộ niềm vui tơi phơi phới, hân hoan của tác giả khi được đắm say trong khung cảnh tuyệt vời như thế này.
Xuân Diệu đã vẽ lên trước măt người đọc cả thế giới sống động, thể hiện “nguồn sống dạt dào”. Xuân Diệu là một hồn thơ yêu đời và tài hoa. Thi sĩ đã vẽ lên trong tâm tưởng người đọc một bức tranh thiên nhiên nơi trần thế tuyệt đẹp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k