2. Cảnh đánh cá trên biển (4 khổ tiếp):
* Khổ 3: Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động hơn:
- Không gian vũ trụ, thiên nhiên bao la rộng mở được mở ra nhiều chiều:
+ Cao: bầu trời, mặt trăng.
+ Rộng: mặt biển.
+ Sâu: lòng biển.
=> Không gian vũ trụ kì bí là không gian nhiều chiều.
- Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:
+ Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả trăng sao, mây trời. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”.
+ Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương. “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” -> hình ảnh con thuyền vừa lãng mạn, vừa mang tư thế làm chủ.
+ Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn” -> gợi hoạt động và tư thế làm chủ của đoàn thuyền.
+ Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.
=> Con người cũng đặt trong cảm hứng vũ trụ.
- Gợi hình tượng người lao động trên biển:
+ Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.
+ Làm chủ cả vũ trụ.
* Khổ 4, 5: Sự giàu có, phong phú, đẹp đẽ và hào phóng, bao dung của biển cả:
- Liệt kê: “cá nhụ”, “cá chim”…:
+ Là những loài cá quý giá nhất -> sự hào phóng của biển cả.
+ Tô đậm ấn tượng về một vùng biển giàu có với sản vật phong phú.
- Hình ảnh tả thực và so sánh ngầm: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:
+ Tả thực loài cá song: thân nó dài, có những chấm nhỏ màu đen hồng.
+ So sánh ngầm: Đàn cá song như ngọn đuốc làm sáng cả biển đêm.
=> Trí tưởng tượng phong phú và niềm tự hào vô bờ của tác giả. Khẳng định sự giàu có, phong phú của biển cả.
- Đại từ “em” -> nhân hóa câu thơ:
+ Cá không phải là đối tượng để đánh bắt mà là đối tượng để chinh phục.
+ Gợi hành trình chinh phục tự nhiên của con người.
=> “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” gợi ra một đêm trăng đẹp, ánh trăng thếp đầy mặt biển.
- Nhân hóa: “đêm thở”, “sao lùa” -> Vẻ đẹp của đêm trăng trên biển huyền ảo, thơ mộng.
- So sánh “như lòng mẹ”: Đại dương hóa ra đâu có vô tri mà cao cả như con người.
+ Là “nguồn sữa”, nguồn tài nguyên khổng lồ nuôi sống con người.
+ Ấm áp, bao dung, gần gũi, yêu thương con người như lòng mẹ.
-> Ẩn sau những câu thơ này là niềm hạnh phúc và lòng biết ơn của con người đối với ân tình của thiên nhiên, đất nước.
* Khổ 6: Khung cảnh lao động hăng say trên biển:
- Hệ thống từ ngữ: “kéo lưới”, “lưới xếp”, “buồm lên”…-> cảnh đánh cá.
- Cảnh được tái hiện:
+ Từ khúc hát lao động mê say: bài ca gọi cá vừa gợi nhịp điệu của một cuộc sống lao động đầy niềm vui, gợi tâm hồn phóng khoáng và yêu lao động của người dân chài.
+ Từ hình ảnh “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người dân chài lưới, thân hình kì vĩ sánh ngang đất trời.
+ Từ những khoang thuyền đầy ắp cá (vẩy bạc, đuôi vàng) ta thấy được sự quý giá.
=> Qua đó ta thấy:
- Bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, kì vĩ.
- Sự giàu có, hào phóng hào phóng của biển.
- Hình tượng người lao động bình dị mà lớn lao, phi thường.
3. Khổ 7: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Trong khúc hát mê say:
+ Câu hát khi ra khơi gợi sự hài hòa giữa câu hát của con thuyền và ngọn gió -> ước mong chuyến đi biển thuận lợi, bình yên.
+ Câu hát khi trở về gợi niềm vui phơi phới của những người dân chài trở về trên những con thuyền đầy ắp cá.
- Trong cuộc chạy đua với mặt trời:
+ Nhân hóa: con thuyền thành một sinh thể sống chạy đua được với thời gian.
+ Tác dụng:
· Nâng tầm vóc của con thuyền, con người ngang tầm vũ trụ.
· Niềm hân hoan, tư thế khẩn trương của cả thiên nhiên và con người khi đón chào ngày mới.
- Trong ánh sáng rực rỡ, huy hoàng: hoán dụ
+ Đó là ánh sáng của mặt trời lúc bình minh.
+ Đó là ánh sáng của muôn ngàn mắt cá lấp lánh ánh mặt trời.
=> Con thuyền đã chiến thắng trong cuộc chạy đua.
=> Khổ thơ mang âm hưởng của một bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới của một con người khi chiến đấu, chiến thắng và làm chủ đất trời.
2. Cảnh đánh cá trên biển (4 khổ tiếp):
* Khổ 3: Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động hơn:
- Không gian vũ trụ, thiên nhiên bao la rộng mở được mở ra nhiều chiều:
+ Cao: bầu trời, mặt trăng.
+ Rộng: mặt biển.
+ Sâu: lòng biển.
=> Không gian vũ trụ kì bí là không gian nhiều chiều.
- Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:
+ Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả trăng sao, mây trời. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”.
+ Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương. “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” -> hình ảnh con thuyền vừa lãng mạn, vừa mang tư thế làm chủ.
+ Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn” -> gợi hoạt động và tư thế làm chủ của đoàn thuyền.
+ Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.
=> Con người cũng đặt trong cảm hứng vũ trụ.
- Gợi hình tượng người lao động trên biển:
+ Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.
+ Làm chủ cả vũ trụ.
* Khổ 4, 5: Sự giàu có, phong phú, đẹp đẽ và hào phóng, bao dung của biển cả:
- Liệt kê: “cá nhụ”, “cá chim”…:
+ Là những loài cá quý giá nhất -> sự hào phóng của biển cả.
+ Tô đậm ấn tượng về một vùng biển giàu có với sản vật phong phú.
- Hình ảnh tả thực và so sánh ngầm: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:
+ Tả thực loài cá song: thân nó dài, có những chấm nhỏ màu đen hồng.
+ So sánh ngầm: Đàn cá song như ngọn đuốc làm sáng cả biển đêm.
=> Trí tưởng tượng phong phú và niềm tự hào vô bờ của tác giả. Khẳng định sự giàu có, phong phú của biển cả.
- Đại từ “em” -> nhân hóa câu thơ:
+ Cá không phải là đối tượng để đánh bắt mà là đối tượng để chinh phục.
+ Gợi hành trình chinh phục tự nhiên của con người.
=> “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” gợi ra một đêm trăng đẹp, ánh trăng thếp đầy mặt biển.
- Nhân hóa: “đêm thở”, “sao lùa” -> Vẻ đẹp của đêm trăng trên biển huyền ảo, thơ mộng.
- So sánh “như lòng mẹ”: Đại dương hóa ra đâu có vô tri mà cao cả như con người.
+ Là “nguồn sữa”, nguồn tài nguyên khổng lồ nuôi sống con người.
+ Ấm áp, bao dung, gần gũi, yêu thương con người như lòng mẹ.
-> Ẩn sau những câu thơ này là niềm hạnh phúc và lòng biết ơn của con người đối với ân tình của thiên nhiên, đất nước.
* Khổ 6: Khung cảnh lao động hăng say trên biển:
- Hệ thống từ ngữ: “kéo lưới”, “lưới xếp”, “buồm lên”…-> cảnh đánh cá.
- Cảnh được tái hiện:
+ Từ khúc hát lao động mê say: bài ca gọi cá vừa gợi nhịp điệu của một cuộc sống lao động đầy niềm vui, gợi tâm hồn phóng khoáng và yêu lao động của người dân chài.
+ Từ hình ảnh “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người dân chài lưới, thân hình kì vĩ sánh ngang đất trời.
+ Từ những khoang thuyền đầy ắp cá (vẩy bạc, đuôi vàng) ta thấy được sự quý giá.
=> Qua đó ta thấy:
- Bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, kì vĩ.
- Sự giàu có, hào phóng hào phóng của biển.
- Hình tượng người lao động bình dị mà lớn lao, phi thường.
3. Khổ 7: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Trong khúc hát mê say:
+ Câu hát khi ra khơi gợi sự hài hòa giữa câu hát của con thuyền và ngọn gió -> ước mong chuyến đi biển thuận lợi, bình yên.
+ Câu hát khi trở về gợi niềm vui phơi phới của những người dân chài trở về trên những con thuyền đầy ắp cá.
- Trong cuộc chạy đua với mặt trời:
+ Nhân hóa: con thuyền thành một sinh thể sống chạy đua được với thời gian.
+ Tác dụng:
· Nâng tầm vóc của con thuyền, con người ngang tầm vũ trụ.
· Niềm hân hoan, tư thế khẩn trương của cả thiên nhiên và con người khi đón chào ngày mới.
- Trong ánh sáng rực rỡ, huy hoàng: hoán dụ
+ Đó là ánh sáng của mặt trời lúc bình minh.
+ Đó là ánh sáng của muôn ngàn mắt cá lấp lánh ánh mặt trời.
=> Con thuyền đã chiến thắng trong cuộc chạy đua.
=> Khổ thơ mang âm hưởng của một bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới của một con người khi chiến đấu, chiến thắng và làm chủ đất trời.