Cuộc phản công kinh thành của Tôn Thất Thuyết là sự “trỗi dậy” cuối cùng của triều đình phong kiến Nguyễn, trước nguy cơ mất hết quyền lợi thống trị của mình. Tuy nhiên nó cũng thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm chiến đấu của một số quan lại không chịu đầu hàng. Vì vậy nhân dân ủng hộ và hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương, “Cần Vương” ở đây không phải là khôi phục triều đình phong kiến đã đầu hàng mà ủng hộ một ông vua và quan lại yêu nước chống Pháp, bảo vệ tổ quốc.
Chiếu Cần Vương ban hành đã nhanh chóng thổi bùng một đợt mới ngọn lửa kháng Pháp. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, cả một lớp sĩ phu, văn thân yêu nước hăng hái đứng dậy chiêu mộ nghĩa sĩ, lập đồn trại kháng chiến, lãnh đạo phong trào đấu tranh với mục tiêu “Giúp vua cứu nước” (Thực chất là phong trào giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ một ông vua yêu nước).
Phong trào Cần Vương kéo dài 12 năm (1885 – 1896), nổ ra trên phạm vi rộng lớn, từ cực Nam Trung Bộ chạy dài tới biên giới Việt – Trung, lan rộng tới biên giới Việt lào, kể cả ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Phong trào rộng khắp và sôi nổi nhất là từ giữa năm 1885 đến cuối 1888. Sau thời kỳ phát triển rầm rộ và rộng khắp, phong trào Cần Vươn thu hẹp dần, trungta6m phong trào chuyển lên vùng thượng du và trung du. Những năm còn lại là cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao, có địa bàn hoạt động rộng.
Thành phần tham gia gồm bộ phận văn thân, sĩ phu yêu nước, kể cả tri thức phong kiến yêu nước, các quan lại phong kiến yêu nước đương quyền hay đã nghĩ hưu (hữu quan. Họ không có đặc quyền đặc lợi ở triều đình, cũng không có gia tư, điền sản lớn ở nông thôn. Trong quan niệm của họ, nước phải gắn liền với vua, với chế độ phong kiến.
Các văn th6n, sĩ phu yêu nước lại được sống gần gũi với dân, tiếp thu truyền thống dân tộc, nên sớm được cuốn hút vào cuộc đấu tranh của nhân dân. Khi triều đình đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp (1884), họ không còn trung vua nữa, mà chống lại lệnh vua để cùng nhân dân tiếp tục kháng chiến. Nhất là sau cuộc nổi dậy ở kinh thành Huế thất bại (7 – 1885), rồi vua Hàm Nghi xuất bôn, ra chiếu Cần Vương (7 – 1885), các văn thân sĩ phu yêu nước mới thật sự tham gia đông đảo và quyết liệt. Họ là đối tượng kêu gọi ứng nghĩa trước tiên và lúc này “ái quốc” mới thật sự gắn liền với “teungqua6n” điều mà trước đó khó xảy ra được đối với những ông phản phúc.
SAu thời kỳ phát triển rầm rộ và rộng khắp (1885 – 1888) phong trào Cần Vương thu hẹp dần và đi vào chiều sâu. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biễu là khởi nghĩa Hương Khê – Hà Tĩnh (1885 – 1886) của Phan Đình Phùng và cao Thắng; khởi nghĩa Ba Đình – Thanh Hóa (1886 – 1887) của Phạm Bành và Đinh Công Tráng; khởi nghĩa Hùng Lĩnh – Thanh Hóa (1886 – 1892) của Tống Duy Tân và Cao Điền; khởi nghĩa Bãi Sậy – Hưng Sơn (1883 – 1892) của Nguyễn Thiện Thuật; ngoài ra còn có phong trào Tây Bắc và hạ lưu sông Đả…
Phong trào yêu nước chống Pháp lúc bấy giờ lan nhanh đến Thanh Hóa.
Thanh Hóa – một xứ có tầm quan trọng ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào, đã có rất sớm trong phong trào chống Pháp.
“Thanh Hóa tỉnh chí” đã ghi chép vị trí chiến lược của Thanh Hóa “Thiệt là chỗ làm cuống họng cho các tỉnh Bắn Kỳ hiện nay. Thanh Hóa lại là nơi hình mạch hướng vào, thế lớn nhóm lên vậy”[1].
Nguyễn Lộ Trạch (1852 – 1895), nhà tri thức yêu nước có tư tưởng cải cách của thế kỷ XIX, đã nói về vị trí của Thanh Hóa như sau:
Tôn Thất Thuyết khi làm quan ở Thanh Hóa đã sớm chú ý tới miền đất “thánh địa” này. Năm 1879, ông đã từng bổ nhiệm Tống Duy Tân làm Chánh sứ Sơn Phòng Quảng Hóa (Vĩnh Lộc) như có ý đồ chuẩn bị trước lực lượng chống Pháp, người mà sau này trở thành thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Khi phò xa giá Hàm Nghi xuất bôn, Tôn Thất Thuyết đã định xây dựng Thanh Hóa thành thủ đô kháng chiến. Hàm Nghi trong tờ chiếu ngày 19 – 9 – 1885 cũng nói “Trẫm sẽ đóng đô tại tỉnh Thanh Hóa. Đây là một địa điểm quý”[2].
“Thanh Hóa là một vùng đất có đủ 3 điều lợi cơ bản cho việc giữ nước chống giặc: địa điểm, binh lực và trí lực”.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương, Thanh Hóa nhanh chóng trở thành một tỉnh có phong trào chống Pháp mạnh mẽ do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo, một phong trào trải dài từ miền núi, trung du tới đồng bằng miền biển.
Chiếm xong kinh đô Huế (5 – 7 -1885), bọn Pháp đem quân đổ bộ đánh chiếm Quảng Trị và đưa tàu chiến từ Huế đánh chiếm Nghệ An. Đồng thời một đạo quân Pháp do thiếu úy Mignot chỉ huy xuất phát từ Ninh Bình ngày 22 - 11 – 1885 tiến vào của Hới lên Hàm Rồng đánh chiếm thành Thanh Hóa. Bố chánh Nguyễn Khoa Luật được sự hưởng ưng của nghĩa quân Hoằng Hóa do Nguyễn Đôn Tiết, Lê Tri Trực chỉ huy đã bố trí đánh địch dọc sông Mã và đoạn đường từ sông vào tỉnh lỵ. Khi chiếu Cần Vương đến Thanh Hóa thì phong trào càng rộng khắp và mạnh mẽ.
Tôn Thất Hàm (em Tôn Thất Thuyết) đang là tri phủ Nông Cống cùng Nguyễn Quý Yêm bỏ quan chức phối hợp với nghĩa quân Tĩnh Gia của Nguyễn Phương Nghĩa, quân vùng núi Nửa của Lê Ngọc Toản hoạt động ở Tỳ Thượng (địa điểm giáp giới Nông Cống – Nghệ An), đóng căn cứ vùng Đồng Mười huyện Như Xuân để đón vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
Vùng núi Hoàng, núi Vượng, Hồi Cù có Tuấn Văn, tại huyện Đông Sơn có Lê Khắc Thảo quê ở Bái Giao (nay là xã Thiệu Giao – Thiệu Hoa tổ chức nghĩa binh phối hợp với Nguyễn Hữu Liên (tức Tú Mềm người Đại Bái). Nguyễn Hữu Hanh, La Văn Hạnh, La Đức Tứ, La Duy Hoành, Thiếu Giá thành lập đội nghĩa quân tại Bôn (nay đã là xã Đông Thanh – huyện Đông Sơn).
Nghĩa quân Nguyễn Thế Sanh, Thiều Kim Nễ ở làng Viện Giàng, Nguyễn Trọng Tần ở làng Phù Lưu (cầu Trâu) có căn cứ vùng núi Nhồi liên hệ với nghĩa quân nhiều nơi khác tronh tỉnh. Phong trào chống Pháp nhanh chóng lan rộng ra khắp tỉnh.
Tuy phong trào Cần Vương, chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa lúc bấy giờ nổi bật là cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Ngọc Phương (Tú Phương) lãnh đạo với căn cứ Ổn Lâm – Kỳ Thượng.
Việc xây dựng căn cứ Ổn Lâm – Kỳ Thượng có ý nghĩa quan trong trong phong trào Cần Vương lúc này, nhằm thống nhất các lực lượng ở huyện, hình thành bộ chỉ huy nghĩa quân, đưa phong trào tiến lên giai đoạn mới.
Căn cứ Ổn Lâm – Kỳ Thượng nổi lên ở một vùng nam Thanh Hóa, giáp Nghệ An, là điểm nối phong trào Cần Vương Trunh Kỳ, từ Huế trở ra, trực tiếp gắn với hoạt động của nghĩa quân xứ Nghệ mà tiêu biểu là phong trào Nguyễn Xuân Ôn, Lang Văn Thiết…Rõ ràng căn cứ Ổn Lâm – Kỳ Thượng là một điểm sáng trên bản đồ của Thanh Hóa cả tỉnh rất tích cực chống Pháp, có đặc điểm, chiến thuật, chiến lược riêng, có thành tích góp vào phong trào Cần Vương.
Việc nghiên cứu Tú Phương và căn cứ Ổn Lâm - Kỳ Thượng lâu nay chỉ mới được “điểm qua loa”. Muốn hiểu biết đầy đủ phong trào yêu nước chống Pháp ở địa bàn Thanh Hóa thì việc hiểu kỹ về Tú Phương và căn cứ Ổn Lâm – Kỳ Thượng là rất cần thiết.
Tóm lại, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX đã phát triển rộng khắp, có địa bàn chiến lược từ đồng bằng, trungdu, đến miền núi, thu hút sự tham gia của hầu hết các tầng lớp nhân dân yêu nước. Phong trào còn liên kết và mở rộng địa bàn hoạt động sang các vùng, các tỉnh lân cận, tạo thành một phong trào có quy mô rộng lớn. Đó là đặc điểm nổi bật, một thực tế lịch sử rất đáng được chú ý khi nghiên cứu phong trào Cần Vương chống Pháp ở Thanh Hóa. Về mặt thời gian, phong trào kháng chiến chống Pháp ở Thanh Hóa bùng nổ vào loại sớm nhất, và cũng là phong trào kéo dài, liên tục và bền bỉ nhất. Trong khi tiếng súng Cần Vương chống Pháp ở các tỉnh ngoài Bắc trong nam, kể cả phong trào khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) đã dần dần lắng xuống thì ở Thanh Hóa cuộc kháng chiến vẫn phát triển và càng đến giai đoạn cuối, phong trào càng diễn ra quyết liệt, biểu hiện bằng loạt trận chiến đấu quy mô lớn của nghĩa quân, như các trận: Suối Tất, trận đánh đồn Thổ Sơn (gần Bái Thượng)[3].
Dựa vào điều kiện cụ thể và phát huy ưu thế của địa bàn chiến lược, phongtrao2 kháng chiến ở Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX đã nổ ra; nghĩa quân biết sử dụng nhiều phương thức tổ chức tác chiến, thể hiện nghệ thuật quân sự độc đáo và tính chất nhân dân của phong trào…
Cũng giống như cả nước, người nắm quyền lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Thanh Hóa chủ yếu là các sĩ phu, văn thân yêu nước, tiêu biểu như tiến sĩ Tống Duy Tân, Phó bảng Nguyễn Đôn Tiết, các Cử nhân Hoàng Bật Đạt, Phạm Bành, Tú tài Nguyễn Phương…hay các lãnh đạo miền núi như: Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao. Do hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, song trước hết là tấm lòng yêu nước mà họ đã đứng dậy dựa vào tinh thần độc lập dân tộc, cơ sở văn hóa ngàn năm của dân tộc, mà gần gũi với quần chúng nhân dân, do đó, họ đả tổ chức động viên tập hợp nhân dân kháng chiến chốn Pháp, được nhân dân hết lòng ủng hộ.
Tuy thế, do hạn chế của giai cấp xuất thân, và thời đại lịch sử, nên họ không đủ khả năng thu hút lực lượng kháng chiến vào một khối thống nhất, đấu tranh theo đường lối và phương pháp cách mạng rõ ràng cụ thể, vừa chuẩn xác vừa thích hợp. Chính vì vậy, phong trào chống Pháp ở Thanh Hóa cũng như trên phạm vi cả nước, tuy đã bùng lên sôi nổi, phát triển rộng khắp và kéo dài bền bỉ, nhưng cuối cùng không tránh khỏi thất bại.
Mặc sù vậy, sự hy sinh của chiến sĩ Cần Vương đã để lại cho các thế hệ sau những bài học bổ ích và thiết thực “Cái chết của họ làm cho Tổ quốc sống lại, lòng can đảm của họ bất diệt”[4]
chấm điểm cho mik nhé