Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào? Thái độ của triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp ra sao?

1. nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào? Thái độ của triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp ra sao?
2. Phong chào cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Tác dụng và ý nghĩa của chiếu cần Vương

6 trả lời
Hỏi chi tiết
425
1
1
Khanh
19/06/2020 20:11:24
+5đ tặng
1: 

* Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.

* Tại Gia Định: năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi.

- Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo.

- Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo.

+ Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà còn hoạt động ngày càng mạnh mẽ.

+ Tháng 2-1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công).

+ Sau khi Trương Định chết, Trương Quyền (con trai Trương Định) cùng một bộ phận của nghĩa quân chia thành các nhóm nhỏ tỏa đi xây dựng căn cứ khác. => Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.

=> Như vậy, dù triều đình Huế thỏa hiệp, nhân dân ta vẫn anh dũng kháng chiến chống Pháp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Khanh
19/06/2020 20:12:04
+4đ tặng

Thái độ của nhà Nguyễn:
-Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.
-Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát  kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.
- Luôn kí với pháp các hiệp ước:

1. Hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
2. Hiệp ước Giáo Tuất (13-5-1874)
3. Hiệp ước Hắc măng (25-8-1883)
4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884) Thủ tiêu độc lập thống nhất của nước ta.
Biến sự mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.
1
1
Khanh
19/06/2020 20:12:31
+3đ tặng

- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.

- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

1
1
Khanh
19/06/2020 20:12:55
+2đ tặng
Vậy chiếu Cần Vương có tác dụng gì? Chiếu Cần Vương có tác dụng kêu gọi toàn bộ nhân dân cả nước đứng lên cùng đoàn kết để giúp vua chống lại thực dân. Chính lời kêu gọi đó đã dẫn lên một phong trào chống Pháp mạnh mẽ khắp cả nước.
1
0
Trường Cut
19/06/2020 20:17:47
+1đ tặng
 

* Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.

* Tại Gia Định: năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi.

- Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo.

- Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo.

+ Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà còn hoạt động ngày càng mạnh mẽ.

+ Tháng 2-1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công).

+ Sau khi Trương Định chết, Trương Quyền (con trai Trương Định) cùng một bộ phận của nghĩa quân chia thành các nhóm nhỏ tỏa đi xây dựng căn cứ khác. => Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.

=> Như vậy, dù triều đình Huế thỏa hiệp, nhân dân ta vẫn anh dũng kháng chiến chống Pháp.

1
0
Trường Cut
19/06/2020 20:21:19
 

- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.

- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư