Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao phong trào Tây Sơn giành thắng lợi?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
808
4
1
Nguyễn Minh Thạch
20/06/2020 15:59:45
+5đ tặng
Nguyên nhân thắng lợi và Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. - Nguyên nhân thắng lợi: + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta. + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
트란 타이 투안
20/06/2020 16:00:36
+4đ tặng
Nguyên nhân thắng lợi  :
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân

Quang Trung Hoàng đế (1753 – 1792), miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (西山太祖[1]; được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên thật là Nguyễn Huệ sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình[2] là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc bách chiến bách thắng, mà còn là nhà cai trị tài giỏi. Ông đã đưa ra nhiều chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào.

Nhiều người cho rằng tài năng của Quang Trung thiên về một vị tướng cầm quân đánh trận, nhưng thực ra ông cũng tỏ rõ tài năng cai trị đất nước trong cương vị của một hoàng đế. Nhà sử học Phan Huy Lê đã đánh giá “Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài”[3] Với nhãn quan tiến bộ, chỉ trong 3 năm, ông đã liên tiếp đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.[4] Về nhân sự, ông đã xuống chiếu cầu hiền và trọng dụng nhiều nhân tài như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiệp, Nguyễn Huy Lượng... Về quân sự, ông cho xây dựng quân đội trang bị hiện đại (hải quân thời Tây Sơn còn hiện đại hơn cả hải quân nhà Nguyễn sau này). Về kinh tế, ông cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất, khuyến khích thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương với phương Tây. Về giáo dục, ông cải tiến thi cử theo hướng thiết thực và ban hành chính sách khuyến học, khuyến khích dùng chữ Nôm thuần Việt thay cho chữ Hán để nêu cao tinh thần dân tộc, sắp xếp lại chùa chiền dư thừa và bài trừ mê tín dị đoan. Giới sử học đánh giá rất cao những cải cách này bởi chúng mang xu hướng rất tiến bộ và vượt trên các nước châu Á đương thời, có thể đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ đã kéo dài trên 100 năm của chế độ phong kiến thời Trịnh - Nguyễn. Đến tận mãi sau này (năm 1822), Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn vẫn còn hoài niệm về sự cai trị của Nguyễn Huệ, họ nhận xét với thương gia người Anh cho rằng Quang Trung cai trị ôn hòa và công bằng hơn các vua nhà Nguyễn (Gia Long và Minh Mạng)[5] (xem chi tiết tại những cải cách tiến bộ của vua Quang Trung).

Về mặt đối ngoại, Quang Trung tỏ rõ tham vọng vượt xa các vị vua khác trong lịch sử Việt Nam. Ông là vị vua Đại Việt duy nhất đã xúc tiến việc giành lấy lãnh thổ của Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây) để mở rộng lãnh thổ cho Đại Việt, cũng là hoàng đế Đại Việt duy nhất có đủ khí phách để chủ động cầu hôn với một công chúa Trung Hoa (để thông qua đó ép vua Càn Long của Trung Quốc cắt tỉnh Quảng Tây, nếu không được thì sẽ dùng quân sự đánh chiếm[6]) Vua Càn Long, vị vua nổi tiếng với Thập toàn võ công trong thời cực thịnh của nhà Thanh, cũng phải đánh giá rất cao tài năng của Quang Trung. Sau này, trong bài thơ Lịch sử nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi Quang Trung là người “phi thường", có "chí cả mưu cao".

Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn[7] Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và đã thất bại trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh.

Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian. Khi Quang Trung mất, nhân dân nhiều nơi đã xây lăng, lập đền thờ, dựng tượng đài và bảo tàng để tưởng nhớ công lao của ông. Dù sau này Nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín của Quang Trung (nhà Nguyễn là hậu duệ của chúa Nguyễn, từng bị nhà Tây Sơn đánh đổ) như phá bỏ đền thờ, cấm người dân thờ cúng, truy lùng các bề tôi, con cháu của Quang Trung... Nhà Nguyễn cũng hư cấu các tình tiết mang dụng ý bêu xấu và gọi ông là "giặc" trong các tài liệu triều đình. Bất chấp những điều đó, ký ức về các chiến công của Quang Trung vẫn được những người mến mộ ông truyền tụng suốt 150 năm. Dù bị nhà Nguyễn ngăn cấm, nhưng sau này, số đền thờ mà người dân lập cho Quang Trung vẫn nhiều hơn hẳn số đền thờ dành cho các vua nhà Nguyễn, cho thấy sự ủng hộ và hoài niệm lớn lao của nhân dân về triều đại do vua Quang Trung cai trị.

Ngày nay, Nguyễn Huệ được coi là vị anh hùng dân tộc của Việt Nam, nhiều trường học và đường phố ở các địa phương được đặt các tên Quang Trung và Nguyễn Huệ, riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh có một đường phố đồng thời là một đường hoa và cũng là phố đi bộ mang tên ông.

3
0
Nguyễn Minh Thạch
20/06/2020 16:00:41
+3đ tặng
nguyễn Huệ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế.
0
0
Ngô Đức Trung
21/06/2020 06:58:10
+2đ tặng

a) Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn:

- Trải qua 17 năm liên tục đấu tranh, phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Trịnh, Lê. Xóa bỏ ranh giới chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài. Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

b) Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung (Nguyễn Huệ) và bộ chỉ huy nghĩa quân.

c) Chiến lược của quân Tay Sơn rất đúng đắn, sáng suốt, đánh nhanh thắng nhanh, quyết đoán, chắc chắn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×