Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dấu hiệu nhận biết dịch tả lợn châu Phi và dịch cúm AH5N6

Dấu hiệu nhận bt dịch tả lợn châu phi và dịch cúm AH5N6

Giúp mình với, thứ 2 thi mất rùi !!!!

 

5 trả lời
Hỏi chi tiết
285
1
1
Vương Minh Quân
20/06/2020 16:59:02
+5đ tặng

 

Một số tài liệu cho thấy, dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa AND gây ra. Bệnh đặc trưng như thâm tím da phần lớn cơ thể, viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba và thận. Sốt cao 41- 42 độ C kéo dài liên tục 4 ngày với thể trạng bình thường, sau đó heo ủ rủ, lờ đờ, suy nhược, ho thở khó; run, dáng đi loạng choạng, nằm chồng lên nhau, nái sảy thai. Xuất hiện tình trạng xuất huyết thâm tím ở tai, bẹn, bụng và mặt đùi sau, chân rồi hoại tử. Máu chảy ra từ lỗ tự nhiên như mũi, miệng, hậu môn.


Biểu hiện tụ huyết tại thận

Theo ông  Nguyễn Văn Long –Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y), biểu hiện rõ nhất của dịch tả lợn châu Phi là lợn sốt cao, trên 40 – 42 độ C; chết ở nhiều loại lợn và không chết ồ ạt. “Đây là loại bệnh không có khái niệm chữa trị, nên khi mắc bệnh, biện pháp duy nhất là tiêu hủy” – ông Long cho biết. 

Theo khuyến cáo của Chi cục Thú y Hà Nội, người dân cần nắm rõ một số triệu chứng và bệnh tích của bệnh để có phương án xử lý nhanh, kịp thời, không để lây lan. Tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh, có thể đánh giá ở các mức độ sau:  

Thể quá cấp tính là do virus có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.

Thể cấp tính là do virus có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao (40,5-42ºC). Trong 2-3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm ở chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể xuất hiện màu sẫm xanh tím. 


Biểu hiện nặng của lợn bị ASF.

Trong 1-2 ngày trước khi chết, lợn có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu.

Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 ngày hoặc 20 ngày. Lợn nái đang mang thai có thể sảy ở mọi giai đoạn. Tỉ lệ chết cao lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus thể mãn tính thường không có triệu chứng nhưng chúng sẽ là vật chủ mang virus dịch tả lợn suốt đời.

Thể á cấp tính gây ra bởi virus có độc tính trung bình, lợn biểu hiện triệu chứng không nghiêm trọng. Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, phổi có thể bị bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn.

Bệnh kéo dài từ 5 đến 30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn có thể chết, lợn nái đang mang thai sẽ sảy thai; lợn chết trong vòng 15-45 ngày, tỉ lệ chết khoảng 30-70%. Lợn có thể khỏi hoặc bị nhiễm bệnh mãn tính.

Thể mãn tính gây ra bởi virus có độc tính trung bình hoặc thấp. Lợn có triệu chứng khác nhau, như: Giảm cân, sốt không ổn định, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mãn tính, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm phổi dính sườn, viêm các khớp khác nhau trong giai đoạn phát triển. Triệu chứng kéo dài 2-15 tháng, có tỉ lệ tử vong thấp, lợn khỏi bệnh sau khi nhiễm virus gây nên bệnh sẽ trở thành mãn tính.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
I love Handsome
20/06/2020 16:59:09
+4đ tặng
  • Lợn chết nhanh, thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc lợn nằm và sốt cao trước khi chết
  • Lợn sốt cao khoảng 40,5 - 42 độ C.
  • Lợn 2 - 3 ngày đầu tiên lợn không ăn, lười vận động, nằm chồng đống, thích nằm chỗ gần nước.
  • Lợn di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là các vùng như tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể có màu xanh tím.
  • Sau đó khoảng 1 - 2 ngày trước khi lợn chết có biểu hiện triệu chứng thần kinh, đi lại không vững, thở gấp khó thở, có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón.
  • Lợn chết trong vòng 6 - 13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Lợn mang thai có thể gây sẩy thai, tỉ lệ chết cao gần như 100%
  • Trường hợp lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus không triệu chứng sẽ mang virus cả đời và là nguồn lây nhiễm bệnh.
1
0
I love Handsome
20/06/2020 16:59:42
+3đ tặng

Virus xâm nhập vào cơ thể qua 2 con đường: Hô hấp và tiêu hóa (không khí, thức ăn, nước uống). Gia cầm bị bệnh cúm A/H5N6 thường có các biểu hiện như chết đột ngột hàng loạt với tỷ lệ cao. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: -Gia cầm bị sốt cao, ủ rủ, kém ăn, gà đẻ giảm đẻ đột ngột.
0
0
HOC CHAMCHINHE
20/06/2020 17:08:42
+2đ tặng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có công điện gửi các cơ quan trung ương và địa phương yêu cầu tập trung triển khai biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, dịch đã lây lan ra hơn 3.000 xã, thị trấn của 52 tỉnh, thành với 2 triệu con buộc phải tiêu huỷ; nguy cơ tiếp tục phát sinh, lây lan ra thêm nhiều địa phương.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever – ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng, với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Bệnh do một loại vi rút có sức đề kháng cao trong môi trường gây ra.

Chỉ cần những con lợn đứng cùng nhau với khoảng cách gần cũng bị lây bệnh, nhất là việc ăn, uống, hay nằm cạnh nhau. Những nguyên nhân lây truyền bệnh còn có thể do môi trường bên ngoài như đi cùng phương tiện vận chuyển, bị kí sinh trùng cắn… từ lợn đã nhiễm bệnh trước đó.Virus DTLCP có thể sống khá lâu trong môi trường giàu protein (thịt, máu, phân, tủy xương), thậm chí cả khi bị đông lạnh hay trong sản phẩm lợn đã qua chế biến. Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh, chỉ khi được tách khỏi đàn lợn, những con khỏe mạnh mới có khả năng sống sót. Vi rút được tìm thấy trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và lợn chết bởi bệnh này. Lợn sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính, có thể mang vi rút suốt đời. Ngoài ra, ve mềm thuộc chi Ornithodoros là một vector sinh học trong tự nhiên.

Các dấu hiệu lâm sàng thưởng xuất hiện khoảng 5 – 15 ngày sau khi lợn bị nhiễm virus DTLCP. Điều đầu tiên và dễ dàng nhận thấy nhất là lợn bị sốt cao (41 – 42 độ C), biểu hiện bằng việc mệt mỏi, chán ăn, tìm chỗ mát để nằm, túm tụm lại gần nhau, thở gấp, da bừng đỏ (đặc biệt ở vùng bụng và các chi).

Trong trường hợp lợn sống sót qua vài ngày, chúng có thể phát thêm các dấu hiệu bệnh thần kinh. Những con lợn chết trong thời gian đầu thường trông khỏe mạnh không khác gì lợn thường. Nhưng vẫn có các vùng đỏ hoặc tím xanh ở các chi, bụng và ngực. Có thể có máu chảy ra từ mũi và miệng, mủ chảy ra từ mắt, và phân lẫn máu.

Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím.
 

0
0
Ngô Đức Trung
20/06/2020 17:11:02
+1đ tặng

Virus xâm nhập vào cơ thể qua 2 con đường: Hô hấp và tiêu hóa (không khí, thức ăn, nước uống). Gia cầm bị bệnh cúm A/H5N6 thường có các biểu hiện như chết đột ngột hàng loạt với tỷ lệ cao. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: -Gia cầm bị sốt cao, ủ rủ, kém ăn, gà đẻ giảm đẻ đột ngột.
  • Lợn chết nhanh, thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc lợn nằm và sốt cao trước khi chết
  • Lợn sốt cao khoảng 40,5 - 42 độ C.
  • Lợn 2 - 3 ngày đầu tiên lợn không ăn, lười vận động, nằm chồng đống, thích nằm chỗ gần nước.
  • Lợn di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là các vùng như tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể có màu xanh tím.
  • Sau đó khoảng 1 - 2 ngày trước khi lợn chết có biểu hiện triệu chứng thần kinh, đi lại không vững, thở gấp khó thở, có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón.
  • Lợn chết trong vòng 6 - 13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Lợn mang thai có thể gây sẩy thai, tỉ lệ chết cao gần như 100%
  • Trường hợp lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus không triệu chứng sẽ mang virus cả đời và là nguồn lây nhiễm bệnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Công nghệ Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư