Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế

1.Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
2.Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam 
-Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp từ năm 1897-1914
+Hoàn cảnh 
+Nội dung
-Những chuyển biến về xã hội 
3.Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất
-Hoàn cảnh
-Nội dung các phong trào 
-Hoạt động của Nguyễn Tất Thành 
Ai giúp mk đi mk đag ôn thi chuẩn bị thi HKII r ạ

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
425
2
1
...
24/06/2020 14:44:19
+5đ tặng

Địa chủ phong kiếnKinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô
Nông dânLàm ruộng, đóng thuếCó ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh. Họ là lực lượng cách mạng đông đảo
Công nhânBán sức lao động, làm thuêChưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc, nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc
Tư sảnKinh doanh công thương nghiệpChưa có thái độ hưởng ứng tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc
Tiểu tư sảnLàm công ăn lương, buôn bánCó ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
toán IQ
24/06/2020 14:44:33
+4đ tặng
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914).
1. Tổ chức bộ máy nhà nước

- Sau khi đàn áp xong những cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914). Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

- Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau: Nam Kì (thuộc địa), Trung Kì (bảo hộ), Bắc Kì (nửa bảo hộ). Xứ và các tỉnh đều do viên quan người Pháp cai trị. Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, đứng đầu xứ và tỉnh là những viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở vẫn là làng xã do các chức dịch địa phương cai quản. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.

*Nhận xét:

- Chính sách của Pháp trong việc tổ chức bộ máy nhà nước vô cùng chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.

- Kết hợp giữa thực dân và phong kiến cai trị.

2. Chính sách kinh tế

- Nông nghiệp:

   + Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm.

   + Phát canh thu đô

- Công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp.

 

Cầu Long Biên (1898 - 1902), nguồn: Internet

- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, vì vậy chúng ưu tiên cho hàng hóa Pháp, đánh thuế nặng hàng hóa các nước khác nhập vào Việt Nam. Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu chỉ xuất sang Pháp.

- Trong khi đó, Pháp lại tăng thêm các loại thuế, thuế mới chồng thuế cũ, đặc biệt là thuế rượu, muối, thuốc phiện.

=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.

0
2
tsuki
24/06/2020 14:45:33
+3đ tặng

- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy:

     + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

     + Nông nghiệp dậm chân tại chỗ

     + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

1
1
...
24/06/2020 14:46:02
+2đ tặng
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại của biển Đà Nẵng. Bị thất bại ở Đà Nẵng Pháp chuyển quân vào đánh chiếm Gia Định (1959), rồi thôn tính toàn bộ Nam Kỳ 1867. Sau đó đem quân đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873 và lần thứ hai 1882. Cuối cùng tấn công của biển Thuận An, uy hiếp kinh thành Huế buộc triều định Huế đầu hàng với việc TĐ Huế kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884. Từ đây VN từ một nước độc lập, có chủ quyền đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
1
1
toán IQ
24/06/2020 14:46:05
+1đ tặng
II. Phong trào yêu nước trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.

+ Chiến tranh thế giới bùng nổ, Đông Dương trở thành đối tượng để thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của cung cấp cho chiến tranh.

Bắt lính cung cấp cho chiến tranh

+ Nông nghiệp chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh. Khai thác kim loại quý hiếm

+ Tổ chức “lạc quyên”, bắt nhân dân mua công trái để chi phí cho chiến tranh.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên năm 1917.

a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)

+ Thái Phiên và Trần Cao Vân liên lạc với binh lính sắp bị đưa sang chiến trường Châu Âu đang tập trung ở Huế và mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.

+ Kế hoạch khởi sự dự kiến vào đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4/5/1916 tại Huế nhưng bị bại lộ. Các trại lính người Việt bị đóng cửa. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị bắt và tử hình, vua Duy Tân bị đưa đi đày ở châu Phi.

b. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)

+ Anh em binh lính do Trịnh Văn Cấn cầm đầu tiếp xúc với tù chính trị, trong đó có Lương Ngọc Quyến nên được giác ngộ và đã phối hợp với tù chính trị khởi nghĩa.

+ Nghĩa quân giết chết tên giám binh người Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị chiếm các công sở và làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên trong một tuần lễ. Khi viện binh Pháp kéo đến, quân Pháp từ trong đánh ra, ngoài đánh vào, nghĩa quân rút khỏi tỉnh lị, Lương Ngọc Quyến hy sinh.

+ Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu gần 5 tháng ở rừng núi vô cùng gian khổ. Đội Cấn bị thương đã tự sát, nêu cao ý chí bất khuất của nguời chỉ huy và nghĩa quân anh hung.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×