1. Chuẩn bị giọng – Luyện âm giai: Việc luyện âm này tương đối nhàm chán và buồn tẻ. Tuy nhiên hiệu quả của việc luyện âm giai khá bất ngờ. Nó sẽ giúp bạn nhận diện đúng các nốt nhạc, dựa vào đó bạn sẽ hát đúng nhịp và hát chuẩn hơn. Bài hát “Đồ Rê Mi” sẽ rất thích hợp cho bạn trong bước tập luyện âm giai này. Ca từ trong bài hát này sẽ giúp bạn xướng âm chuẩn xác và phát âm đúng hơn. Trong xướng âm, các nốt trong âm nhạc sẽ được đặt tên theo vị trí lên xuống của âm điệu như Ở âm điệu C (Đô), ba nốt đầu tiên là C, D và E (Đô, Rê và Mi). Ở âm điệu F# (Fa thăng), ba nốt đầu tiên là F#, G#, A# (Fa thăng, Son thăng, La thăng). Nếu bạn biết sử dụng đàn ghita hoặc đàn piano thì việc tập luyện âm giai này tương đối dễ dàng và hiệu quả hơn. – Bắt đầu đơn giản: Bạn hãy hát “đồ rê mi” theo âm điệu lên xuống, bắt đầu là âm điệu C sau đó là C# và cao dần lên. Khi xướng âm, bạn cần lưu ý: Âm giai cơ bản là Đồ Rê Mi Pha Son La Si Đô Sau khi quen dần thì bạn các nốt nhạc với nhau. Tức là hát lên hai nốt và xuống một nốt. Cứ thực hiện liên tục cho đến hết âm giai thì ngưng lại. Lúc bắt đầu tập luyện, bạn cần từ tốn, tránh vội vàng và vấp phải âm điệu. Thay vào đó bạn hãy cố gắng tập luyện kỹ càng và hát đúng nốt nhạc song hãy luyến giọng vào nốt đó. 2. Tự dạy mình – Kiếm một chiếc micro. Dụng cụ này không cần thiết phải quá đắt tiền. Bạn có thể sử dụng micro của chiếc máy tính để tập luyện giọng hát của mình. Ngược lại máy tính của bạn chưa có kết nối với micro thì bạn có thể lựa chọn một chiếc micro bất kỳ và cho kết nối với máy tính của bạn. Bước này tuy không quan trọng nhưng nó có thể là bạn tự tin hơn với giọng hát của bản thân. – Hãy sẵn sàng và bật ứng dụng ghi âm trên máy tính hoặc điện thoại của bạn. Sau khi kết thúc bài hát của mình, bạn có thể kiểm tra lại giọng hát của mình nhờ vào việc thu âm. – Hãy bật bài hát mà bạn yêu thích lên và sẵn sàng thử giọng. Nếu bạn không thuộc lời bài hát thì việc đặt lời bài hát trước mặt mình cũng sẽ có lợi. Tuy nhiên để bạn hát theo phản xạ tự nhiên, bạn nên học thuộc trước lời bài hát. Tránh vấp phải tình trạng hát như trả bài. Trong lúc hát, bạn hãy tập trung vào việc hát. Hòa mình vào âm nhạc của bài hát. – Nhấn nút ghi âm. Sau khi chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Bạn hãy nhấn nút thu âm, thường nút này có hình dấu chấm đỏ trên máy tính hoặc điện thoại. Hãy tự tin và hát theo âm nhạc như một ca sĩ. Cố gắng hết mức có thể, hãy tập trung vào hơi thở và hát đúng nốt đúng nhịp. Nếu giọng hát của bạn có tệ đến đâu, bạn cũng không nên tạm dừng thu âm giữa chừng. Hãy tự tin và hát tới hết bài. Bạn sẽ hoàn hảo hơn khi có nhiều thời gian đủ tập luyện, còn bây giờ bạn không nên chán nản hãy tập trung vào những mặt quan trọng để giọng hát của bạn được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả. Khi kết thúc bài hát, bạn hãy nhấn vào nút có hình chữ nhật màu đen hoặc phím cách để tạm ngưng việc thu âm lại. Nếu bạn muốn nghe lại giọng hát của mình, bạn chỉ cần nhấn nút mũi tên chỉ sang bên trái và có một vạch dọc ở đầu. Cách này sẽ giúp bạn điều chỉnh và cải thiện giọng hát được hiệu quả hơn. – Nhấn nút Phát để nghe giọng hát của mình. Lúc đầu khi nghe giọng hát của mình, bạn cảm thấy khó chịu và không thích. Tuy nhiên bạn hãy cố gắng tập trung lắng nghe và tìm chỗ phát âm sai để lần tập luyện sai được hoàn chỉnh hơn. Hãy lắng nghe thật kỹ và nhận ra chỗ sai của mình khi hát. Hãy hát lại một lần nữa và so sánh kết quả có thay đổi gì không. – Lưu lại bản ghi âm nếu có thể. Những bản thu âm bài hát của mình sẽ giúp bạn so sánh sự thay đổi của mình về giọng hát. Khi bạn đã hát hay hơn thì những bản lưu thu âm trước đó sẽ giúp bạn nhận thấy sự tiến bộ về giọng hát của mình đến mức độ nào. – Thử lại nhiều lần. Dù bạn có hát dở đến đâu, để cải thiện giọng hát của bản thân. Bạn hãy kiên trì và thử hát lại nhiều lần. Hãy thêm vào đó chút đam mê và nhiệt huyết hoặc mang thêm chút cảm xúc mà bạn muốn gửi đến một ai đó. Hãy cố gắng cảm nhận âm nhạc bằng cả trái tim. – Mỗi ngày hãy tập luyện ít nhất nửa tiếng. Việc tập luyện giọng hát càng nhiều càng tốt. Miễn sao bạn không hát quá sức là được, bởi điều này sẽ là giọng của bạn hỏng và khan đi. Bạn tập luyện càng nhiều thì dây thanh âm càng tốt khiến giọng của bạn càng thêm hay và khỏe. – Tìm những cách tạo ra âm thanh khác nhau bằng giọng của bạn. Những âm thanh khác nhau này được tạo ra từ cơ hoành, cổ họng và mũi. Vì vậy bạn hãy cố gắng và phân biệt rõ mỗi kiểu âm thanh mà bạn tạo ra. Bạn càng biết cách tạo ra âm thanh thì khả năng kiểm soát giọng hát của bạn càng tốt. – Hát như mèo: Đây là một cách tập luyện rất tốt để cải thiện giọng hát. Bạn hãy hát “meo” cho những lần hát ở âm điệu cao. Việc làm này sẽ có ích cho việc phát âm chính xác (mi, a, eo). Nhờ vào cách phát âm này, bạn sẽ hát tốt hơn ở những nốt nhạc cao và ngân. Khi hát “meo” bạn hãy hát thật chậm và cảm nhận độ rung của no trong miệng, mũi và lồng ngực của bạn. – Luyện tập kĩ thuật belt. Trong khi hát có những nốt cao và trầm. Vì vậy bạn hãy tập luyện hét thật to và lớn, cách này sẽ giúp giọng hát của bạn tỏa ra nội lực và mạnh mẽ hơn. Một số mẹo để cải thiện giọng hát của bạn – Hãy cố gắng mở rộng khuôn miệng khi hát. Cách làm việc sẽ giúp cơ quanh miengje và hàm tách rời ra giúp giọng hát của bạn khi phát ra sẽ rõ và khỏe hơn. – Điều chỉnh phát âm bằng lưỡi và cơ miệng. Hãy cố gắng tập luyện phát âm đúng khẩu hình miệng. Tốt nhất hãy dành nhiều thời gian để tập luyện bước này. – Luyện tập tư thế chuẩn khi hát. Dù bạn đang ở tư thế đứng, ngồi hay nằm,… hãy đảm bảo rằng giọng hát của bạn không thay đổi. – Hãy thả lỏng bản thân, tránh gồng trước khi hát. Giọng hát của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý của bạn. Bạn hãy tự tin và thoải mái thể hiện bài hát mà mình lựa chọn. – Biết cách giữ hơi lâu và đầy. Cách này sẽ giúp bạn phát âm ra đủ mạnh và chắc. – Luyện tập cách hít thở đúng nhịp khi hát. – Hãy lựa chọn bài hát phù hợp với giọng hát của mình. Tránh chọn loại nhạc quá cao hoặc quá thấp so với giọng hát của bản thân. Đề nghị trao thưởng cho Lương y chữa thành công bệnh Tiểu Đường ở Lai Châu Một thìa trước khi đi ngủ - giảm 7 kg mỗi tuần! Đau nhức xương khớp sẽ khỏi hẳn sau 10 ngày với mẹo này Qua những thông tin hay về cách cải thiện giọng hát bên trên, quý bạn có thể tham khảo và làm thử. Không phải ai cũng sở hữu một giọng hát hay và truyền cảm. Thay vào mặc cảm với giọng hát không hay của mình, bạn hãy dành nhiều thời gian tập luyện. Tin chắc rằng trong một thời gian ngắn, giọng hát của bạn sẽ có nhiều thay đổi. Chúc bạn thành công!