Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Giải thích nội dung kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta

1.Phân tích ý nghĩa lichj sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
2.Giải thích nội dung kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta

7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
947
3
4
...
01/07/2020 15:19:18
+5đ tặng

*Ý nghĩa lịch sử:

-Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, chấm dứt ách đô hộ thống trị gần một thế kỉ trên đất nước ta

-Miền bắc nước ta hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa xã hội

-Giáng 1 đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai

-Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh

*Nguyên nhân thắng lợi:

-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị quân sự đúng đắn

-Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước

-Có mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố và mở rộng

-Có lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh

-Có hậu phương vững chắc về mọi mặt

-Có sự liên minh thuận lợi của hai nước Lào và Cam-pu-chia

-Sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
3
Nguyễn Minh Thạch
01/07/2020 15:19:42
+4đ tặng
bài 1

1. Nguyên nhân thắng lợi:

* Nguyên nhân chủ quan:

- Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết một lòng.

- Nhờ có hệ thống chính quyền nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc được thống nhất mở rộng, lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh.

* Nguyên nhân khách quan:

- Có sự đoàn kết, giúp đỡ của hai nước Lào, Campuchia, hình thành liên minh chiến đấu chung trong khu vực Đông Dương.

- Được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới.

2. Ý nghĩa lịch sử:

* Đối với Việt Nam:

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước Việt Nam.

- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.

* Đối với thế giới:

- Giáng một đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới.



3
3
Nga
01/07/2020 15:20:08
+3đ tặng
Câu 1 : 

*Ý nghĩa lịch sử:

-Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, chấm dứt ách đô hộ thống trị gần một thế kỉ trên đất nước ta

-Miền bắc nước ta hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa xã hội

-Giáng 1 đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai

-Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh

*Nguyên nhân thắng lợi:

-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị quân sự đúng đắn

-Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước

-Có mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố và mở rộng

-Có lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh

-Có hậu phương vững chắc về mọi mặt

-Có sự liên minh thuận lợi của hai nước Lào và Cam-pu-chia

-Sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác

3
3
Nguyễn Minh Thạch
01/07/2020 15:20:11
+2đ tặng
câu 2

Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

- Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

+ Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế… nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.

+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.



1
3
...
01/07/2020 15:20:14
+1đ tặng

Kháng chiến toàn dân: Tất cả nhân dân đều tham gia đánh giặc, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo... Mỗi người Việt Nam là một chiến sĩ. Góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, huy động toàn thể dân tộc tham gia kháng chiến, cung cấp sức người, sức cửa phục vụ kháng chiến thì nhất định sẽ thành công.

Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... Bởi lẽ, Pháp đánh Việt Nam không chỉ về mặt quân sự mà còn đánh trên nhiều lĩnh vực: chúng phá hoại kinh tế của ta, làm cho ta suy yếu về chính trị, thực hiện chính sách ngu dân, tìm cách cô lập ta với quốc tế... Mặt khác, ta vừa phải thực hiện kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng chế độ mới.

Kháng chiến trường kỳ: kháng chiến lâu dài, vì trên thực tế khi so sánh tương quan lực lượng, Pháp mạnh hơn ta rất nhiều, đó là một quân đội nhà nghề, có trang bị vũ khí hiện đại, lại có sự hậu thuẫn của các nước đế quốc. Âm mưu của Pháp là “đánh nhanh thắng nhanh” để kết thúc chiến tranh. Còn Việt Nam, quân đội mới được thành lập, còn non trẻ, vũ khí thô sơ. Nên buộc ta phải vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, nên ta phải tiến hành kháng chiến lâu dài, đợi đến khi mạnh hơn Pháp mới đánh bại được chúng.

3
3
Nga
01/07/2020 15:21:12

- Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

- Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

+ Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

+ Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế… nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.

+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.

1
0
Đỗ Minh
12/07/2020 13:08:22

câu 1.
a, Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng to lớn. Không chỉ có ý nghĩa đối với lịch sử Việt Nam mà còn với toàn thế giới.

Đối với lịch sử nước Việt Nam

Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp thắng lợi có ý nghĩa quan trọng với lịch sử thế giới hiện đại:

– Buộc Pháp phải thừa nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chấm dứt ách thống trị của Pháp gần một thế kỷ: Buộc Pháp phải rút quân về nước.

– Mở ra một kỹ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Độc lập tự do và đi lên Chủ nghĩa xã hội.

– Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thành quả cách mạng tháng tám được bảo vệ. Tạo điều kiện để miền Bắc đi lên Chủ nghĩa xã hội.

       Đối với thế giới

– Giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.

– Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

– Đập tan âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thay chân Pháp độc chiếm Đông Dương. Nhằm để ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở vùng Đông Nam Á.

– Chứng minh một chân lý của thời đại: “Trong điều kiện thế giới ngày nay một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được quốc tế ủng hộ thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo”.

b, nguyên nhân thắng lợi
 

Cuộc kháng chiến chống Pháp toàn thắng là nhờ tổng hòa các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí  Minh. Với đường lối quân sự, chính trị ngoại giao đúng đắn. Đó là, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ và tự lực cánh sinh.

Thứ hai, Nhân dân ta có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm mãnh liệt.

Thứ ba, Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đoàn kết một lòng. Cùng quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do cho Tổ Quốc.

Thứ tư, Nhờ xây dựng được hậu phương vững chắc đã huy động cao nhất sức người, sức của cho cuộc kháng chiến.

Nguyên nhân khách quan

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi còn nhờ có tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

CÂU 2. PHÂN TÍCH NỘI DUNG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA ĐẢNG TA.
 

 Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HỒ CHÍ MINH và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Kháng chiến toàn dân: Tất cả nhân dân đều tham gia đánh giặc, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo... Mỗi người Việt Nam là một chiến sĩ. Góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, huy động toàn thể dân tộc tham gia kháng chiến, cung cấp sức người, sức cửa phục vụ kháng chiến thì nhất định sẽ thành công.

Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... Bởi lẽ, Pháp đánh Việt Nam không chỉ về mặt quân sự mà còn đánh trên nhiều lĩnh vực: chúng phá hoại kinh tế của ta, làm cho ta suy yếu về chính trị, thực hiện chính sách ngu dân, tìm cách cô lập ta với quốc tế... Mặt khác, ta vừa phải thực hiện kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng chế độ mới.

Kháng chiến trường kỳ: kháng chiến lâu dài, vì trên thực tế khi so sánh tương quan lực lượng, Pháp mạnh hơn ta rất nhiều, đó là một quân đội nhà nghề, có trang bị vũ khí hiện đại, lại có sự hậu thuẫn của các nước đế quốc. Âm mưu của Pháp là “đánh nhanh thắng nhanh” để kết thúc chiến tranh. Còn Việt Nam, quân đội mới được thành lập, còn non trẻ, vũ khí thô sơ. Nên buộc ta phải vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, nên ta phải tiến hành kháng chiến lâu dài, đợi đến khi mạnh hơn Pháp mới đánh bại được chúng.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×