LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ôn các đoạn văn: Vai trò của cây tre trong đời sống con người. Cảm nhận vè Dượng Hương Thư

11 trả lời
Hỏi chi tiết
4.598
10
10
I love Handsome
02/07/2020 20:36:26
+5đ tặng
Cây tre có vai trò trung tâm trong văn hóa Việt Nam, mang hình ảnh phổ biến nhất của Việt Nam. Người Việt Nam nói đất nước mình có hình giống như hai thúng gạo treo ở hai đầu một chiếc đòn gánh. ''Hai thúng gạo'' ở đây là đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. ''Chiếc đòn gánh'' là dãy núi Trường Sơn. Các chiếc thúng, quang và đòn gánh mang hình ảnh này đều được làm bằng tre.
Như là một truyền thống, tre luôn có mặt trong đời sống của người Việt Nam, từ lúc còn nằm nôi cho tới lúc xuống mồ. Em bé mới sinh ở nông thôn thường nằm trong chiếc nôi bằng tre. Nếu mọi chuyện diễn ra êm thấm thì nhiều thập niên sau, người làng của em bé này sẽ gõ nhịp bằng mấy thanh tre trong khi những người khác dùng các đòn tre từ từ hạ quan tài của bậc huynh trưởng này xuống huyệt.
Việt Nam có nhiều loài tre như tre gai, tre mở, tre là ngà, trúc, giang, nứa, mai và luồng. Mỗi loài có màu sắc và kích cỡ khác nhau, được dùng cho các mục đích khác nhau. Tính tổng cộng, các loại tre Việt Nam bao phủ khoảng 1,3 triệu héc ta.
Cây tre là nết nổi trội nhất của cảnh quan nông thôn Việt Nam. Vào đầu thế kỷ trước, 90% dân cư sống ở nông thôn; hiện nay 80% sống ở các vùng nông thôn. Làng là đơn vị cơ sở trong hệ thống “'gia đình - làng xã – nhà nước” của Việt Nam. Mỗi làng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, là cái nôi văn hóa dân tộc của riêng mình và là hòn đảo riêng được ngăn cách với biển lúa bằng luỹ tre xanh. Như là một truyền thống, người nông dân vẫn còn gắn bó với mồ mả tổ tiên và hiếm khi đi đâu xa khỏi làng. Ngày nay, mỗi khi về thăm lại bản làng quê hương, lòng người Việt lại rộn lên xúc động khi trông thấy luỹ tre quen thuộc.
Cách đây sáu bảy chục năm, một cuốn sách vỡ lòng cho học sinh lên bảy đã mô tả công dụng của cây tre như sau: ''Lá để làm thức ăn cho bò và cho ngựa. Cành làm hàng rào, làm giậu. Cây già làm cột nhã, kèo nhà. Cây non làm thừng, làm lạt. Măng làm thức ăn. Rễ làm bàn chải giặt quần áo. Thật là một cây có ích!''
Tuy nhiên, tre (thuộc cây họ cỏ chứ không phải cây gỗ) thậm chí còn có nhiều công dụng hơn thế:
Người nấu bếp vo gạo trong lá tre trước khi đổ gạo vào nồi, rồi khuấy gạo bằng đôi đũa cả làm bằng tre. Các món ăn có thể bày ra mâm làm bằng tre đan; người ăn dùng đũa tre để ăn, ăn xong dùng tăm tre xỉa răng. Măng tre, món ăn phổ biến của người Việt Nam, thường được làm theo ba cách truyền thống:
- Ngâm nước vài ngày rồi nấu với thịt hoặc cá.
- Ngâm nước thật lâu cho lên men rồi nấu canh hay xào với thịt hoặc cá.
- Phơi khô rồi ninh với thịt gà hoặc thịt lợn.
Món cuối cùng trong ba món trên là món ăn ưa thích vào dịp giỗ chạp hay Tết âm lịch cổ truyền.
Điếu cầy cho người nông dân những giây phút thư dãn khi họ rít một hơi dài thuốc lào trồng tại địa phương.
Dân làng dùng tre làm thuốc. Họ nấu nước lá tre với lá hương nhu, bèo tấm và lá sả rồi dùng thứ nước này để xông tắm cho người bị cảm lạnh. Nước măng non dùng chữa sốt cao, vỏ ngoài ống tre dùng trị chứng trẻ con bị ói mửa.
Tre có thể là loại vật liệu đơn giản nhưng rất tuyệt vời thích hợp cho việc xây dựng trong khí hậu nhiệt đới. Nhà tre luôn mát mẻ, thoảng gió. Ngày xưa, nhà ở nông thôn có khung làm toàn bằng tre, mái tranh, không dùng đến một chiếc đinh kim loại nào. Braudel, nhà sử học người Pháp nhận xét là người của văn minh lúa mì ăn nhiều thịt và sứ dụng nhiều kim loại, còn người của văn minh lúa nước ăn nhiều rau hơn và sử dụng nhiều tre, gỗ trong xây dựng.
Nông dân dùng tre để làm nông cụ truyền thống như vai cày, vai bừa, gầu tát nước, cán cuốc,.v.v... Đi bắt cá thì dùng cần câu và đơm làm bằng tre. Đi săn thì dùng cung, tên và lao làm bằng tre. Chuyên chở trên cạn thì dùng đòn gánh, trên sông nước thì dùng thuyền nan.
Theo truyền thống xưa, nông dân làm đồ đạc như bàn, ghế, giường bằng tre. Đồ vật bằng tre trong nhà còn có quạt, chổi và giá phơi quần áo. Tre cũng xuất hiện trong rất nhiều trò chơi. Trẻ con chơi khăng dùng một khúc tre dài đánh vào một khúc tre ngắn hơn đi thật xa hoặc làm quay, diều và đu bằng tre. Vào những buổi chiều hè ở thôn quê, được nghe tiếng sáo tre buộc vào cánh điều ngả nghiêng trên trời cao thì quả là thú vị.
Tre còn gắn liền với tôn giáo, tín ngưỡng. Người ta thắp hương để gợi cảnh âm dương. Nén hương có thân làm bằng tre. Ngày Tết Âm lịch, người ta trồng một thân cây tre trên một cái sân rộng và buộc các thứ bùa vào một cái vòng treo lên đầu ngọn cây tre. Các đồ vàng mã thường có khung xương làm bằng tre.
Tre xuất hiện nhiều trong ca dao. Trong văn chương bác học, trúc và mai thường đi cùng nhau như trên thực tế để miêu tả quan hệ gắn bó. Hình ảnh kết hợp này giống với hình ảnh trong một câu tục ngữ Malaysia: ''Như lùm tre với bờ sông''.
Người Việt Nam có nhiều câu ca dao tục ngữ liên quan đến cây tre. Thí dụ: ''Tre già măng mọc.'' Cách hiểu có thể nhiều như chính số lượng các loài tre vậy, chẳng hạn: rễ sâu của cây tre già nuôi dưỡng măng non; vòm lá che chở cho măng non giống như thế hệ già phải bão vệ cho thế hệ trẻ, già đùm bọc trẻ, trẻ kính trọng già, già có trẻ kế tục.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
7
I love Handsome
02/07/2020 20:36:43
+4đ tặng

Những bụi tre quanh làng mọc thành cụm ngăn chặn sạt lở đất, che mát,… Cây tre sở hữu ý nghĩa rất to trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam. Từ khi khai phá cho tới khi tạo dựng một đất nước vững mạnh. Gắn bó sâu sắc có cuộc sống và văn hóa của dân tộc.4 thg 10, 2019
13
4
Nguyễn Minh Thạch
02/07/2020 20:36:58
+3đ tặng
câu 1
Những bụi tre quanh làng mọc thành cụm ngăn chặn sạt lở đất, che mát,… Cây tre sở hữu ý nghĩa rất to trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam. Từ khi khai phá cho tới khi tạo dựng một đất nước vững mạnh. Gắn bó sâu sắc có cuộc sống và văn hóa của dân tộc
12
17
NP CV
02/07/2020 20:37:08
Không chép mạng hoặc chép lại lời giải của người khác, bản thân nha các bạn ơi.
10
2
Lê Thị Thảo Nguyên
02/07/2020 20:37:17
+1đ tặng
Cây tre có vai trò trung tâm trong văn hóa Việt Nam, mang hình ảnh phổ biến nhất của Việt Nam. Người Việt Nam nói đất nước mình có hình giống như hai thúng gạo treo ở hai đầu một chiếc đòn gánh. ''Hai thúng gạo'' ở đây là đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. ''Chiếc đòn gánh'' là dãy núi Trường Sơn. Các chiếc thúng, quang và đòn gánh mang hình ảnh này đều được làm bằng tre.
Như là một truyền thống, tre luôn có mặt trong đời sống của người Việt Nam, từ lúc còn nằm nôi cho tới lúc xuống mồ. Em bé mới sinh ở nông thôn thường nằm trong chiếc nôi bằng tre. Nếu mọi chuyện diễn ra êm thấm thì nhiều thập niên sau, người làng của em bé này sẽ gõ nhịp bằng mấy thanh tre trong khi những người khác dùng các đòn tre từ từ hạ quan tài của bậc huynh trưởng này xuống huyệt.
6
1
Nguyễn Minh Thạch
02/07/2020 20:37:54

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

 
4
2
Trung salad yêu ...
02/07/2020 20:38:09
Những bụi tre quanh làng mọc thành cụm ngăn chặn sạt lở đất, che mát,… Cây tre sở hữu ý nghĩa rất to trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam. Từ khi khai phá cho tới khi tạo dựng một đất nước vững mạnh. Gắn bó sâu sắc có cuộc sống và văn hóa của dân tộc.
6
2
Nguyễn Minh Thạch
02/07/2020 20:38:34
câu 3
Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh sơn màu phong thủy hữu tình. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến.
 
5
0
Nguyễn Minh Thạch
02/07/2020 20:39:13
câu 4

  Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

   Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

   Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.

   Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.

   Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.

   Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.

   Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.

5
0
Nguyễn Minh Thạch
02/07/2020 20:40:06
câu 5

Nhắc đến danh nhân văn hóa thế giới, chúng ta phải nhắc đến Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ là người có trình độ học vấn uyên thâm, uyên bác, có trí tuệ siêu việt của thế kỉ XX và để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử phát triển xã hội Việt Nam. Đã có rất nhiều tác phẩm văn học viết về Bác, trong số đó có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ để lại những ấn tượng sâu đậm về Bác Hồ trong lòng người đọc.

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được tác giả sáng tác vào cuối năm 1950 dựa theo lời kể của một chiến sĩ tham gia chiến dịch Biên giới. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trong những tháng ngày trực tiếp chỉ huy tác chiến. Anh đội viên chính là người đã trông thấy Bác đang thức, Bác thức chăm lo cho giấc ngủ chiến sĩ, đốt lửa giữ ấm cho họ:

“Anh đội viên thức dậy…

Mái lều tranh xơ xác”

Hình tượng Bác hiện lên thật vĩ đại, cao đẹp vời vợi nhưng lại hết sức gần gũi, ấm áp như ngọn lửa hồng. Trong khi mọi người đã ngủ say một giấc dài, Bác vẫn ngồi đó trầm ngâm miệt mài với những suy nghĩ về chiến dịch, mặc cho trời lạnh Bác vẫn ngồi ngoài đốt lửa cho các chiến sĩ thêm ấm. Anh đội viên lặng lẽ nhìn Bác từ cử chỉ đến nét mặt:

“Anh đội viên nhìn Bác…

Bác nhón chân nhẹ nhàng”

Bác quả thực là một người cha già của dân tộc, một người cha đang chăm sóc giấc ngủ cho những đứa con chiến sĩ của mình. Bác nhẹ nhàng đi đắp chăn cho từng người rất ân cần, dịu dàng như bàn tay người mẹ, người cha dành cho đứa con thơ bé của mình. Bóng Bác nhìn sao mà thấy thương, vừa thương lại vừa cảm động và trân quý biết bao, nó tỏa ra một hơi ấm đến kì lạ và có khi còn ấm hơn cả ngọn lửa hồng kia. Lần thứ ba anh đội viên thức dậy vẫn thấy Bác chưa ngủ:

“Bác vẫn ngồi đinh ninh…

Bác ơi! Mời Bác ngủ!”

Bác vẫn thức và vẫn tập trung cao độ cho những suy nghĩ việc nước, anh đội viên lo lắng cho sức khỏe của Bác, lần này là sự thảng thốt khi đã gần hết đêm, anh không còn thầm thì mà đã mạnh dạn năn nỉ tha thiết mời Bác đi ngủ. Bác cảm nhận được lòng nhiệt tình của anh đội viên và Bác đã giải thích lí do Bác không thể ngủ:

“Bác thức thì mặc Bác…

Mong trời sáng mau mau”

Tấm lòng và tình yêu thương của Bác thật bao la, Bác không ngủ vì nỗi lo cho bộ đội, dân công đang phải ngủ ngoài đường, Bác cảm nhận rõ những gian khổ, thiếu thốn mà họ đang phải chịu và cũng lo cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của nước nhà. Anh đội viên được thấu hiểu nỗi lòng Bác và chia sẻ nỗi niềm cùng Bác nên vô cùng xúc động, thức luôn cùng Bác.

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã khắc sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam một vị lãnh tụ vĩ đại với tấm lòng cao cả, tình yêu thương bao la. Chúng ta đã được cảm nhận và hiểu thêm về người cha già kính yêu của dân tộc với những giá trị sâu sắc.

5
0
Nguyễn Minh Thạch
02/07/2020 20:40:48
câu 8

 

 

Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên nhí nhảnh. Cô bé có sở thích làm bạn cùng giấy, bút, màu tự cô bé chế để vẽ tranh. Và được anh đặt cho biệt danh là Mèo vì có khuôn mặt lem nhem như một chú mèo. Cô có năng khiếu hội họa bẩm sinh nhưng điều đã khiến anh trai cô có nhiều mặc cảm tự ti và dần lạnh nhạt với cô bé. Nhưng Kiều Phương thì vẫn luôn yêu thương và kính trọng anh mình. Bức tranh đạt giải nhất của cô bé chính là lấy cảm hứng từ tình yêu và sự kính trọng ấy. Nhờ tấm lòng nhân hậu và đầy bao dung, Kiều Phương đã cảm hóa được người anh, giúp anh nhận ra cái sai của mình.

So sánh : Và được anh đặt cho biệt danh là Mèo vì có khuôn mặt lem nhem như một chú mèo.

Nhân hóa : làm bạn cùng giấy, bút, màu tự cô bé chế 


Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư