Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về đoạn thơ

CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHỮNG ĐOẠN THƠ SAU:

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

 

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

( Nguyễn Duy, Ánh Trăng)

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...

( Bếp Lửa, Bằng Việt)

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
479
0
0
May mắn ???
09/07/2020 14:32:47
+5đ tặng

Trong những năm tháng chiến tranh, bên cạnh những bài văn, bài thơ cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc còn có những lời thơ da diết viết về tình thân, về quê hương mình. Một trong số đó phải kể đến bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, tác phẩm đã gợi lại cho người thưởng thức những cảm xúc dạt dào về gia đình, về những kí ức thân thương bên bà.

" Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa chờn vờn trong sương mai, nó như vừa mới đây cũng vừa như trong kí ức xa xôi mà tác giả chợt nghĩ đến hay khắc khoải trong phút giây chợt nhớ về. Bếp lửa ấy được nhen nhóm từ đôi bàn tay gầy, được nâng niu trọn vẹn nhất, vị nồng đượm của khói bay trên bếp vẫn còn đó, trong miền kí ức của cháu thơ. Và sâu trong hình ảnh ấy chính là bóng dáng của người bà kính yêu, nghĩ về bếp lửa cháu nhớ đến bà, cháu thương những năm tháng bà tần tảo, hy sinh.

"Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

Bao kỉ niệm tuổi thơ bỗng sống dậy trong trái tim đong đầy nỗi nhớ trong cháu.

" Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

Cuộc sống khốn khó những năm tháng ấy có lẽ là điều mà cháu không thể nào quên dù lúc ấy vừa lên bốn. Cái đói, cái nhọc nhằn vất vả được thể hiện qua hình ảnh "khô rạc ngựa gầy", mùi khói trở thành thứ hương vị quen thuộc lúc ấy. Khói hun nhèm lên mắt, vị khói khiến sống mũi cháu cay cay hay chính những khó khăn, đói khổ của năm tháng xưa khiến khi nghĩ về mà lòng nôn nao vừa xúc động, vừa xót xa.

"Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế"

Cháu cùng bà trải qua bao năm tháng, cùng bà sống bên cánh đồng quê hương, cùng bà nhen nhóm yêu thương mỗi ngày bên bếp lửa thân thuộc. "Tám năm"- khoảng thời gian đủ dài để cháu khắc cốt ghi tâm những lời bà dạy, những câu chuyện kể của bà về ngày ở Huế, về những kỉ niệm xưa. Tiếng tu hú vang vọng trong bài thơ như gọi quá khứ trở về, khơi dậy những câu chuyện xưa. Những vần thơ lúc này đây chứa chan những yêu thương, thấm đẫm nỗi niềm xúc động:

" Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!"

Có lẽ phải xa cha mẹ từ bé, sống bên bà bao năm mà tình cảm của cháu dành cho bà luôn lớn lao như thế. Cháu luôn trân trọng công dạy dỗ của bà, những ngày bà dạy cháu làm, bà ân cần chỉ cháu học. Cả những lần bà dặn cháu viết thư đừng kể ra những khó nhọc nơi quê nhà khiến ba mẹ phải để tâm lo lắng. Bà vẫn vậy, luôn lắng lo cho con cho cháu, dẫu có vất vả, có nhọc nhằn vẫn chẳng lời kêu than, trách oan. Hình ảnh tú hú vẫn kêu xa trên những cánh đồng, lại chẳng thế đến cùng bà phải chăng chính là hình ảnh của cháu lúc này, nỗi nhớ bà đã diết, tiếng gọi bà vọng về nhưng chẳng thể trở về bên bà, chỉ có thể gửi gắm nỗi nhớ qua từng lời thơ.

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

"Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

Chiến tranh không những khiến bao gia đình phải chia xa mà nó còn tàn phá sự yên bình của bao làng quê, thôn xóm. Hai bà cháu người trẻ nhỏ, người già yếu được hàng xóm giúp đỡ dựng lại túp lều nhỏ, có chỗ che mưa, che nắng. Bao khốn khổ là thế mà bà có bao giờ chịu phó mặc, luôn vững lòng, đinh ninh.

" Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...".

Qua từng dòng thơ, ta càng cảm nhận được hình ảnh người bà kiên cường, chẳng quản ngại hy sinh, vẫn luôn tin yêu vào ngày gia đình sum vầy, ngày đất nước hoà bình, thống nhất.

"Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"

Những dòng thơ cuối nghe sao xúc động đến lạ thường. Cháu nay đã lớn, trên hành trình cuộc đời cháu phải xa bếp lửa, xa bà, xa quê hương mình. Cháu đến một nơi mới, nơi ấy có tiện nghi, những niềm vui mới, nhưng trong tim cháu vẫn luôn hướng về bà, về quê hương mình. Nơi ấy có làm lũ, có nhọc nhằn, gian nan và có tất thảy sự yêu thương suốt năm tháng tuổi thơ. Chính quê hương, chính tình thân đã nâng đỡ tâm hồn cháu, nâng đỡ cuộc đời cháu trong mỗi bước đường đời.

Bằng lời thơ nhẹ nhàng, tâm tình, hình ảnh giàu giá trị biểu tượng cùng lối viết kết hợp giữa tự sự, trữ tình và biểu cảm, tác giả đã sáng tạo nên một bài thơ đầy xúc cảm. Đọc bài thơ, em mới thêm hiểu cảm giác của những người con xa quê mồng ngóng ngày sum họp, thêm trân trọng những khoảnh khắc lao động , sum vầy bên gia đình mình, thêm yêu quê hương, đất nước, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn mình qua bao khoảnh khắc thời gian.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Nguyễn Minh Thạch
09/07/2020 14:34:32
+4đ tặng
Có nhiều tác phẩm vừa mới được ra đời đã bị chết yểu . Có nhiều tác phẩm gây dư luận xôn xoan 1 thời rồi bị độc giả quên lãng cùng thời gian . Nhưng cũng có những bài thơ , truyện ngắn để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc . Và bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy chính là tiêu biểu cho điều đó
Tác phẩm ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí inh , 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng . Bài thơ như 1 lời tâm sự chân thành : Vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà nó còn gắn bó với tuổi thơ , với những ngày kháng chiến gian khổ . Vầng trăng đối với mỗi chúng ta không bao giờ có thể quên bởi nó là 1 vật kỷ niệm thiêng liêng , Nó đem lại anh sáng xua tan đêm tối . Nó là tri kỉ . Và khổ thơ đầu hiện lên nhằm khắc họa điều đó
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sống và với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên 1 không giản bao la : với đồng với sông và với bể . Trăng rất gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu . Trăng gần với đồng ruộng găn với sông xanh biển cả . Dù ở đâu đi đâu trăng cũng cạnh bên Nhưng phải đến khi chiến tranh loạn lạc . Rừng trở thành nơi tập kích , trốn trú ngụ khỏi quân thù thì mới nhận ra rằng cái vai trò lớn lao của vầng trăng ấy . Trăng đã soi sáng đường ta đi . Vầng trăng đã thành tri kỉ . Thành đôi bạn không thể thiêu nhau . Trang chia ngọt sẻ bùi trăng đồng cam cộng khổ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Khổ thơ thứ 2 như 1 lời nhắc nhỏ của tác giả về những năm tháng giang lao đã qua của cuocọ đời người lính gắn bó với thiên nhiên , đất nước , bình dị , hiền hậu . 1 vần lưng đã xuất hiện 1 ẩn dụ so sánh làm nổi bật chất trần trụi , chất hồn nhiên người lính những năm tháng ở rừng . Đó là cốt cách của cá anh " trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ " . Trăng có vẻ vô cùng bình dị . 1 vẻ đẹp thấm nhuần chất nhân văn . Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên , trăng đã hóa vào thiên nhiên , hòa vào cây cỏ . Vầng trăng chính là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy , đã trở thành " vầng trăng tri kỉ " " vầng trăng tình nghĩa " ngỡ không bao giờ quên . Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự nhủ là mình đã lãng quên cái vầng trăng tình nghĩa đó ...
Từ hồi về thành phố
Quen anh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Trước giây tác giả sống gần gũi với thiên nhiên , với sống với bể với rừng . Bây giờ thơi gian dần trôi , môi trương sống thay đổi nên lòng người đã đổi thay . Tác giả đã quen với cái nếp sống " thành phố" ấy . Quen cái " anh điện cửa gương " cũng như đã quen sống trong 1 cuộc sống đầy đủ tiện nghi và vật chất .... Cho nên dần dần cái vầng trăng ngày nào đã bị niềm vui hưởng thụ cuộc sống sung túc che khuất mất . Đúng như vậy vầng trăng tượng trưng cho những tháng năm gian khổ Đó là tình đồng chi được hình thành trong những năm tháng chiến tranh . Nhưng giờ đây hòa bình lập lại lòng người đổi thay là chuyện thường tình . Bởi thế người đời thường nhắc nhau
Ngọt bùi nhớ nhé đắng cay
Nhưng bây giờ vầng trăng không còn chiếm giữ vị trí nào trong tim tác giả nữa. Bằng biện pháp nhân hóa vầng trăng " vầng trăng đi qua ngõ " làm nỗi bật lên điều đó . Hằng đêm trăng vẫn cứ đi . Vẫn mang chút anh sáng nhỏ nhoi vào bầu trời đêm tối . Vậy mà tác giả đã bị cuộc sống xa hoa làm mờ mắt . Không còn nhớ đến trăng nữa .Giọng thơ như giãi bày tâm sự lúc trước , nhà thơ tự trò chuyện với mình . Chất trữ tình cảu thơ ca trờ nên sâu lắng chân thành . Rồi bất chợt duyên số đến . Tác giả đã gặp lại cái vầng trăng tình nghĩa
Thình lình đen điện tắt
Phòng buyndinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
Vầng trăng xuất hiện thật bất ngờ , cái khoánh khắc ấy giây phút ấy ... tác giả bàng hoàng trước vẻ đẹp của vầng trăng . Tác giã đã quen với đèn điện cửa gương rồi . Nhưng ko ngờ bây giờ còn gặp lại ánh sáng của vầng trăng . Bào kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả rưng rưng nứoc mắt
Ngữa mặt lên nhin mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Một cái nhìn đầy áy náy thật xót xa . Trăng chẳng nói chằng trách gi mà sao người lình cảm thấy có cái gì rưng rưng , cảm giác xúc động , nước mắt đang ứa ra . Sắp khóc . Khóc đi để giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản , vững tâm lại , cái tốt lành sẽ hé lộ . Bào kri niệm đẹp 1 đời người ùa về trong tâm tri, tâm hồn gắn bó chan hòa với thiên nhiên với quê hương đất nước . Với câu trúc thơ song hành , điệp từ như, biện pháp tu từ so sánh cho thấy ngòi bút của nguyên du thật tài hòa " như là đồng là bể như là sông là rừng" Đoạn thơ này hay ở chỗ chất bộc bạch thật chân thành , ở tình biểu cảm , ở tính hình tượng và hàm súc , từ ngô ngữ hình ảnh giản dị đi vào lòng người , khắc sâu điều nàh thơ muốn tâm sự với chúng ta 1 cách nhẹ nhànng mà thắm thia
Khổ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo , đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí
Dù bao nhiêu năm tháng đã trôi qua . Con người sẽ gia đi nhưng vầng trăng là bất tử . Trăng vẫn cứ vậy không chút đổi thay . Trăng cũng giống như trái đất bao la nay . Vầng trăng vẫn cứ tròn , tròn 1 cách tự nhiên , tròn như quả đất " chúng mình " , tròn vành vạnh . Đó chỉ là nghĩa thực . Ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa , những tư tưởng thật thầm nhuầm chất nhân văn . Tác giả đã gởi hàm ý vào câu thơ giản dị , gần gũi ấy . tác giả đã nói lên đức tính cao thượng của vầng trăng . Dù lòng người có đổi thay , dù ai có bạc tình bạc nghĩa , không ghi nhớ đến công lao của vầng trăng " Nhưng vầng trăng sẽ không màng đến , sẽ khoan dung độ lượng bỏ qua tất cả . Theo ta nghĩ quan niệm của vầng trăng và của Lục Vân Tiên cũng có điểm tương đồng :
làm ơn há dễ trông người trả ơn
Rồi còn như ông ngư nữa
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
Lục vân tiên từng cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi bọn cướp Phong Lai , chàng cướp chỉ vì " thấy chuyện bất bình chẳng tha " chớ không có lợi lộc gì cả. Chàng chỉ là 1 người thư sinh nho nhã vậy mà vẫn không cầm lòng trước truyện bất bình . Ông ngư thì gia cảnh nghèo khổ, khó khăn , vậy mà khi gặp Vân Tiên sa cơ vẫn ra sức cứu giúp , cho dù thân thể vân tiên như " trai mùi trên cây " . Cả 3 hình tượng ấy đều giống nhau . Đều ra sức giúp ích cho đời để cuối cùng không mang lại lợi lộc gì . Nhưng riêng với ánh trăng thi khác . Trăng sẽ mãi mãi chung thủy , không bao giờ đổi thay . Du lòng người thây đổi thì trăng vẫn vây . Trăng sẽ không chấp người vô tình , sẽ im phăng phắc ... hành động đó , cử chỉ đó là 1 nghĩa cử cao đẹp . Nó sẽ là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo . Nhưng chính điều đó đã làm cho người lính từng quên đi vầng trăng đó, từng sa cơ vào lối sống phồn hoa nơi đô thị , từng quên 1 thời gắn bó chia ngọt sẻ bùi phải " giật mình " . Giật mình vì tính chung thủy của vầng trăng , giật mình vì sự khoan dung độ lượng . Chắc hẳn người lính trẻ này sẽ có 1 bài học quý giá về đạo lí làm người . Luôn luôn ghi nhớ công ơn người đi trước và nhưng người làm ơn với mình . " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " " uông nước nhớ nguồn " . Chình là những câu tục ngữ đúc kết từ nhiều kinh nghiệm sống ấy
Ánh trăng của Nguyễn Duy là 1 thể thơ hay . Nguyễn Duy thật tài tình khi vận dụng thể thơ 5 chữ 1 cách sáng tạo tài hoa . Nếu như trong bài thơ " Tre Việt Nam " cau thơ lục bát có khi đưựoc tách ra thành 2 hoặc 3 dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng mấy thì trong bài thơ này lại có 1 nét mới . Chữ đầu của dòng thơ câu thơ không viết hoa . Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dạt dào trôi theo dòng chảy của thơi gian kỉ niệm . Phải chăng tác giả muôn đền đáp lỗi lầm của mình đối với vầng trăng quá khổ cuối của bài....
1
1
Bình
09/07/2020 14:37:38
+3đ tặng

Trong những năm tháng chiến tranh, bên cạnh những bài văn, bài thơ cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc còn có những lời thơ da diết viết về tình thân, về quê hương mình. Một trong số đó phải kể đến bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, tác phẩm đã gợi lại cho người thưởng thức những cảm xúc dạt dào về gia đình, về những kí ức thân thương bên bà.

" Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa chờn vờn trong sương mai, nó như vừa mới đây cũng vừa như trong kí ức xa xôi mà tác giả chợt nghĩ đến hay khắc khoải trong phút giây chợt nhớ về. Bếp lửa ấy được nhen nhóm từ đôi bàn tay gầy, được nâng niu trọn vẹn nhất, vị nồng đượm của khói bay trên bếp vẫn còn đó, trong miền kí ức của cháu thơ. Và sâu trong hình ảnh ấy chính là bóng dáng của người bà kính yêu, nghĩ về bếp lửa cháu nhớ đến bà, cháu thương những năm tháng bà tần tảo, hy sinh.

"Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

Bao kỉ niệm tuổi thơ bỗng sống dậy trong trái tim đong đầy nỗi nhớ trong cháu.

" Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

Cuộc sống khốn khó những năm tháng ấy có lẽ là điều mà cháu không thể nào quên dù lúc ấy vừa lên bốn. Cái đói, cái nhọc nhằn vất vả được thể hiện qua hình ảnh "khô rạc ngựa gầy", mùi khói trở thành thứ hương vị quen thuộc lúc ấy. Khói hun nhèm lên mắt, vị khói khiến sống mũi cháu cay cay hay chính những khó khăn, đói khổ của năm tháng xưa khiến khi nghĩ về mà lòng nôn nao vừa xúc động, vừa xót xa.

"Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế"

Cháu cùng bà trải qua bao năm tháng, cùng bà sống bên cánh đồng quê hương, cùng bà nhen nhóm yêu thương mỗi ngày bên bếp lửa thân thuộc. "Tám năm"- khoảng thời gian đủ dài để cháu khắc cốt ghi tâm những lời bà dạy, những câu chuyện kể của bà về ngày ở Huế, về những kỉ niệm xưa. Tiếng tu hú vang vọng trong bài thơ như gọi quá khứ trở về, khơi dậy những câu chuyện xưa. Những vần thơ lúc này đây chứa chan những yêu thương, thấm đẫm nỗi niềm xúc động:

" Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!"

Có lẽ phải xa cha mẹ từ bé, sống bên bà bao năm mà tình cảm của cháu dành cho bà luôn lớn lao như thế. Cháu luôn trân trọng công dạy dỗ của bà, những ngày bà dạy cháu làm, bà ân cần chỉ cháu học. Cả những lần bà dặn cháu viết thư đừng kể ra những khó nhọc nơi quê nhà khiến ba mẹ phải để tâm lo lắng. Bà vẫn vậy, luôn lắng lo cho con cho cháu, dẫu có vất vả, có nhọc nhằn vẫn chẳng lời kêu than, trách oan. Hình ảnh tú hú vẫn kêu xa trên những cánh đồng, lại chẳng thế đến cùng bà phải chăng chính là hình ảnh của cháu lúc này, nỗi nhớ bà đã diết, tiếng gọi bà vọng về nhưng chẳng thể trở về bên bà, chỉ có thể gửi gắm nỗi nhớ qua từng lời thơ.

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

"Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

Chiến tranh không những khiến bao gia đình phải chia xa mà nó còn tàn phá sự yên bình của bao làng quê, thôn xóm. Hai bà cháu người trẻ nhỏ, người già yếu được hàng xóm giúp đỡ dựng lại túp lều nhỏ, có chỗ che mưa, che nắng. Bao khốn khổ là thế mà bà có bao giờ chịu phó mặc, luôn vững lòng, đinh ninh.

" Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...".

Qua từng dòng thơ, ta càng cảm nhận được hình ảnh người bà kiên cường, chẳng quản ngại hy sinh, vẫn luôn tin yêu vào ngày gia đình sum vầy, ngày đất nước hoà bình, thống nhất.

"Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"

Những dòng thơ cuối nghe sao xúc động đến lạ thường. Cháu nay đã lớn, trên hành trình cuộc đời cháu phải xa bếp lửa, xa bà, xa quê hương mình. Cháu đến một nơi mới, nơi ấy có tiện nghi, những niềm vui mới, nhưng trong tim cháu vẫn luôn hướng về bà, về quê hương mình. Nơi ấy có làm lũ, có nhọc nhằn, gian nan và có tất thảy sự yêu thương suốt năm tháng tuổi thơ. Chính quê hương, chính tình thân đã nâng đỡ tâm hồn cháu, nâng đỡ cuộc đời cháu trong mỗi bước đường đời.

Bằng lời thơ nhẹ nhàng, tâm tình, hình ảnh giàu giá trị biểu tượng cùng lối viết kết hợp giữa tự sự, trữ tình và biểu cảm, tác giả đã sáng tạo nên một bài thơ đầy xúc cảm. Đọc bài thơ, em mới thêm hiểu cảm giác của những người con xa quê mồng ngóng ngày sum họp, thêm trân trọng những khoảnh khắc lao động , sum vầy bên gia đình mình, thêm yêu quê hương, đất nước, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn mình qua bao khoảnh khắc thời gian.

0
0
Dương Thủy
31/07/2020 14:10:41
+2đ tặng
Cậu ib mình để nhận tài liệu liệu học văn lớp 9 đầy đủ nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×