cảm nhận của em về nhân vật ông hai
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhà văn Kim Lân được biết đến là nhà văn của nông thôn Việt Nam, với các tác phẩm gần gũi với đời sống người nông dân. Đến với truyện ngắn “Làng”, qua hình tượng nhân vật ông Hai, bạn đọc lại bắt gặp hình ảnh một người nông dân chất phác, hiền lành, mang trong mình một tình yêu quê hương, yêu đất nước vô cùng sâu sắc.
Ông Hai là một người nông dân hiền lành, chất phác. Khi giặc Pháp đến càn quét, gia đình ông Hai phải đi tản cư. Ông cùng vợ con phải xa rời làng, xa quê hương để tản cư đến làng khác. Ông Hai giữ trong mình nét chân chất thôn quê của người nông dân. Dù là nơi ở mới, ông thường đến nhà hàng xóm để kể chuyện về làng của mình, để giãi bày tâm sự, để vơi đi nỗi nhớ quê hương. Ông cũng có thói quen đi nghe báo, đi nghe nói chuyện, dễ dàng bắt chuyện với mọi người. Ông không biết chữ, nên rất thích những anh nào đọc báo mà lại đọc rõ to như cho tất cả mọi người đều nghe thấy. Khi nghe tin cải chính làng mình không theo giặc, ông Hai vui sướng đi khoe với tất cả mọi người. Điều đó cho thấy rõ ông Hai là một người nông dân mang bản tính hiền lành, chất phác.
Ông Hai là một người có tình yêu làng sâu sắc và mãnh liệt. Đến nơi tản cư mới, ông không lúc nào nguôi nỗi nhớ về làng. Ông nhớ về những kỉ niệm đào hào, đắp ụ ở quê, đi đâu cũng khoe về cái dinh tổng, ông tự hào về làng lắm. Và thật trớ trêu khi một tình huống đặt ra: ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của mình theo giặc. Mới nghe thấy tin đó thôi mà “cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân”. Một cảm giác tủi hổ và thất vọng tràn trề đã khiến ông Hai cứ cúi gầm mặt xuống mà đi, không dám nhìn thẳng vào ai, không dám đi đâu trong mấy ngày liền. Vì quá yêu làng, nên ông Hai rất khó tin vào việc làng mình theo Tây, nên ông rất xấu hổ và cảm thấy tủi nhục. Và điều tuyệt vời nhất, là khi tin làng chờ Dầu theo Tây được cải chính, ông lão mừng vui khôn tả xiết. Cảm giác như viên đá đè nặng tâm trạng ông bao nhiêu ngày qua đã được gạt bỏ, để ông lấy lại được tâm trạng vui tươi, phấn khởi xen lẫn tự hào. Ông lại đi từ nhà dưới lên nhà trên, lại khua chân múa tay, kể về việc làng ông đã có tinh thần chống giặc như thế nào, kể chân thực đến mức như chính ông là người tham gia cuộc chiến đó vậy. Ông Hai còn đi đâu cũng khoe việc nhà mình bị đốt. Đối với bình thường, một gia đình người nông dân, gia tài lớn nhất là nhà, là nơi chốn đi về, gia đình quây quần, mất đi nhà là mất đi cả một gia tài lớn. Theo lẽ thường, đáng ra khi nhà bị đốt thì ông Hai sẽ phải buồn rầu tiếc nuối, nhưng không, ông lại còn đi khoe hết người nọ người khia về việc nhà mình bị đốt. Đó như là một minh chứng rõ ràng cho việc làng chợ Dầu đã kiên cường chống trả giặc như thế nào, và ông Hai tự hào về điều đó. Những tài sản của cá nhân không đáng gì so với việc cải chính tin làng chờ Dầu theo giặc. Theo đó, ta mới thấu hiểu được tình yêu làng của ông Hai to lớn, sâu sắc đến nhường nào.
Ông Hai còn là một người nông dân mang trong mình tình yêu đất nước sâu sắc. Ai cũng biết ông Hai vô cùng yêu làng chợ Dầu của mình. Nhưng tình huống trớ trêu đặt ra là có tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông Hai đã phải đứng trước lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu đất nước. Ông băn khoăn, day dứt và khổ tâm không tài nào diễn tả được. Cuộc trò chuyện xúc động giữa ông Hai và cậu con trai đã thể hiện rõ tư tưởng của ông. Ông tâm niệm “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Vậy là, dù cho tình yêu làng lớn như thế nào, nhưng tình yêu đất nước vẫn bao hàm và lớn lao hơn rất nhiều. Ông Hai một lòng vẫn tin vào ánh sáng của Đảng, vẫn tin vào lý tưởng của cụ Hồ. Đó là một niềm tin đúng đắn, thể hiện tư tưởng cách mạng vững vàng, tiêu biểu cho tư tưởng của người nông dân Việt Nam thời bấy giờ.
Với nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, cùng miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật đặc sắc, nhà văn Kim Lân đã tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân Việt Nam-qua hình ảnh ông Hai- với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Ông Hai vốn là người nông dân hiền lành, chất phác, và ẩn sâu bên trong, ông mang một tình yêu lớn lao, sâu sắc đối với quê hương và đất nước.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |