LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

09/07/2020 11:27:05

Nêu cảm nghĩ của em về nhân cai lệ trong tác phẩm "Tắt đèn"

Nêu cảm nghĩ của em về nhân cai lệ trong tác phẩm "Tắt đèn"

5 trả lời
Hỏi chi tiết
465
1
1
Phonggg
16/07/2020 10:51:39
+5đ tặng

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động,đoạn trích tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt ác nhân của thực dân phong kiến đương thời, dẫm xéo lên tội ác,sự bất công của xã hội kim tiền ghê tởm. Đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đáng thương đường cùng tiêu biểu đó là chị Dậu. Và cái lệ đã trở thành biểu tượng của tầng lớp cầm quyền thời bấy giờ

 

Ngay từ lúc bắt đầu tác phẩm dù chưa nhắc đến bóng dáng cai lệ ta vẫn có thể cảm nhận được sự độc ác của hắn đến nhường nào khi thấy tình cảnh anh Dậu kiệt quệ sức lực lẫn tinh thần.Sau khi chị Dậu nấu cháo xong,chưa kịp chạm lưỡi thì cai lệ sầm sập đếp: roi song, tay thước,...Một thái độ hung hãn hành động ngông cuồng không hề giống những người thu thuế bình thường(thủ quỹ),không mang sách bút ghi chép lại là những vũ khí thường xuyên chà đạp lên thân thể con người,nhuốm máu,mồ hôi người nông dân nghèo khổ.Rồi quát lớn,thúc tiền sưu trong khi gia cảnh nhà chị Dậu khốn cung đến nỗi phải bán đứa con đầu lòng vào ổ chó chưa mở mắt. Bản chất hống hách,hách dịch,kiêu ngạo được Ngô Tất Tố bóc trần.

Chị Dậu dù rất lễ phép,xưng cháu ông nhưng cai lệ "trợn ngược hai mắt" vô lương tâm mà chửi mắng,sỉ vả chị.Sự thiếu học,vô đạo đức được thể hiện rõ ràng trên con người này.

Mặc cho sự đau ốm của anh Dậu,Cai lệ bắt tên người nhà lí trưởng trói về. Đối với một tên hầu lí vẫn có chút sợ hãi không dám làm nhưng tên cai "giật phắt cái dây thừng"," chạy sầm sập" trói anh Dậu.Sự vô nhân đạo, lòng lang dạ thú được bóc mẽ từ đây.

Cai lệ là tên vô cùng hèn hạ. Ngay cả phụ nữ cũng dám ra tay"bịch luôn vào ngực chị D mấy bịch","tát vào mặt".Dù có là tay sai cho bọn lí,dù là trong xh bất công này tên cai ấy cũng chỉ là một con người bình thường,xuất thân cũng từ người nông dân nghèo khổ. Bởi vì đâu mà hắn mất hết tính người,đạo đức cơ bản đối nhân xử thế rồi trở nên tay khát máu tàn bạo không khác gì bọn súc sinh cầm thú.

Cai lệ là hình nhân tiêu biểu cho tầng lớp thống trị đen tối xấu xa,tham lam vắt kiệt từng hơi thở nguồn sống cỏn con của những con người vô tội bất hạnh.Ngô Tất Tố đã xây dựng khéo léo thành công nhân vật phản diện cai lệ để nhằm nổi bật nội dung tư tưởng của của đoạn trích.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phonggg
16/07/2020 10:52:09
+4đ tặng
Tắt đèn với chương Tức nước vỡ bờ là đỉnh cao của mối xung đột ấy, thể hiện rõ cách nhìn con người trên bình diện giai cấp. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm đối với bọn tay sai của chế độ thực dân phong kiến đương thời.. Đó là bọn người tàn ác, bất nhân, coi mạng người dân như cỏ rác.Thực vậy, tính chất tàn ác bất nhân ấy được thể hiện trước hết ở việc dồn người dân vốn đã lâm vào hoàn cảnh khốn khố đến đường cùng. Tức nước vỡ bờ là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương trước đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Nhà nghèo lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu lại bị ốm liệt giường.

Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải nếm cả những đòn roi của bọn lính và người nhà lí trưởng. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau.Tóm lại, chân dung của bọn tay sai chế độ thực dán phong kiến thực chất là bọn mặt người dạ thú. Tiếng của chúng chỉ là âm thanh hằm hè, quát, thét. Đầu óc chúng không biết nghĩ suy, trái tim chúng không hề rung động! Hung dữ và thô bạo như vậy, chúng tạo được tình huống kịch tính căng thẳng cho mạch truyện, đây nhân vật chị Dậu đến tình trạng "tức nước vỡ bờ". Thật là những chân dung được khắc họa bằng cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo bậc thầy của nhà văn Ngô Tất Tố.
1
0
Phonggg
16/07/2020 10:52:38
+3đ tặng

Tên cai lệ là tên đứng đầu bọn lính ở huyện đường chuyên đi đòi sưu thuế, đây là một tên độc ác chỉ làm những điều sai trái.

Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: thằng kia nộp sưu thuế tao tưởng mày chết hôm qua rồi, mau nộp sưu thuế mau, cái hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy những bọn chúng cũng không tha.

Những tên cai lệ này chỉ làm những điều sai trái cho lý trưởng khi chúng đi đòi sưu thuế nặng của người nghèo, cái hành động đã đã có ảnh hưởng tới người đọc, mỗi người khi đọc tới chi tiết này đều căm phẫn trước những hành động xấu xa của bọn chúng.

Khi chị Dậu van xin bọn chúng đã quát mắng và đã có những hành động đểu giả, chúng đánh chị Dậu vào ngực rồi ra sân bắt trói anh Dậu, những hành động thiếu nhân tính đã được bọn chúng sử dụng, thật sự tàn ác và không có chút lương tâm.

Tính mạng của con người đang bị đe dọa nhưng bọn chúng chỉ cần tới quyền lợi là đòi được sưu thuế không thì sẵn sàng đánh, và có những hành động dã man với người dân.

Tên cai lệ có khuôn mặt sát khí, hắn là công cụ để tên lý trưởng thực hiện tội ác thật đáng phê phán cho những người chỉ là một công cụ cho người khác sai khiến và điều khiển.

1
1
Phonggg
16/07/2020 10:53:59
+2đ tặng
  • Tên cai lệ là tên đứng đầu bọn lính ở huyện đường chuyên đi đòi sưu thuế, đây là một tên độc ác chỉ làm những điều sai trái. Hắn là tiêu biểu nhất của hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy.
  • Thái độ hành động:
    • Tay cầm roi song, tay cầm thước
    • Gõ đầu roi xuống đất
    • Thét bằng giọng khàn khàn
    • Trợn ngược hai mắt quát chị Dậu
    • Tát và mặt chị dậu
  • Xưng hô:
    • Gọi anh Dậu là thằng, xưng ông
    • Gọi chị Dậu là mày, xưng ông,cha
  • Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”. Anh Dậu vừa chết đi sống lại, hắn đâu thèm có để ý.. Chính tay hắn hôm trước đã trói gô anh rất chặt, rồi điệu ra đình cùm kẹp giữa lúc anh đang ốm nặng. Vậy mà, giờ đây, trước những lời van xin của chị Dậu mong hắn tha cho anh, hắn đáp lại bằng thái độ hết sức phũ phàng. Hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy nhưng bọn chúng cũng không tha.
  • Cai lệ là kẻ lòng lang dạ sói, vừa độc ác vừa hống hách, cậy quyền để ức hiếp những người dân lành yếu đuối.

Cách miêu tả của tác giả: rất chân thực, sinh động bằng những nét sắc sảo, linh hoạt. Vì vậy mà chân dung nhân vật được thể hiện đúng với tính cách của họ.
Qua đó, cũng thể hiện thái độ căm ghét, khinh bỉ của tác giả với giai cấp thống trị. Đồng thời phê phán cho những tên cai lệ -  người chỉ là một công cụ cho người khác sai khiến và điều khiển.

0
0
...
17/07/2020 15:30:42

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động,đoạn trích tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt ác nhân của thực dân phong kiến đương thời, dẫm xéo lên tội ác,sự bất công của xã hội kim tiền ghê tởm. Đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đáng thương đường cùng tiêu biểu đó là chị Dậu. Và cái lệ đã trở thành biểu tượng của tầng lớp cầm quyền thời bấy giờ

Ngay từ lúc bắt đầu tác phẩm dù chưa nhắc đến bóng dáng cai lệ ta vẫn có thể cảm nhận được sự độc ác của hắn đến nhường nào khi thấy tình cảnh anh Dậu kiệt quệ sức lực lẫn tinh thần.Sau khi chị Dậu nấu cháo xong,chưa kịp chạm lưỡi thì cai lệ sầm sập đếp: roi song, tay thước,...Một thái độ hung hãn hành động ngông cuồng không hề giống những người thu thuế bình thường(thủ quỹ),không mang sách bút ghi chép lại là những vũ khí thường xuyên chà đạp lên thân thể con người,nhuốm máu,mồ hôi người nông dân nghèo khổ.Rồi quát lớn,thúc tiền sưu trong khi gia cảnh nhà chị Dậu khốn cung đến nỗi phải bán đứa con đầu lòng vào ổ chó chưa mở mắt. Bản chất hống hách,hách dịch,kiêu ngạo được Ngô Tất Tố bóc trần.

Chị Dậu dù rất lễ phép,xưng cháu ông nhưng cai lệ "trợn ngược hai mắt" vô lương tâm mà chửi mắng,sỉ vả chị.Sự thiếu học,vô đạo đức được thể hiện rõ ràng trên con người này.

Mặc cho sự đau ốm của anh Dậu,Cai lệ bắt tên người nhà lí trưởng trói về. Đối với một tên hầu lí vẫn có chút sợ hãi không dám làm nhưng tên cai "giật phắt cái dây thừng"," chạy sầm sập" trói anh Dậu.Sự vô nhân đạo, lòng lang dạ thú được bóc mẽ từ đây.

Cai lệ là tên vô cùng hèn hạ. Ngay cả phụ nữ cũng dám ra tay"bịch luôn vào ngực chị D mấy bịch","tát vào mặt".Dù có là tay sai cho bọn lí,dù là trong xh bất công này tên cai ấy cũng chỉ là một con người bình thường,xuất thân cũng từ người nông dân nghèo khổ. Bởi vì đâu mà hắn mất hết tính người,đạo đức cơ bản đối nhân xử thế rồi trở nên tay khát máu tàn bạo không khác gì bọn súc sinh cầm thú.

Cai lệ là hình nhân tiêu biểu cho tầng lớp thống trị đen tối xấu xa,tham lam vắt kiệt từng hơi thở nguồn sống cỏn con của những con người vô tội bất hạnh.Ngô Tất Tố đã xây dựng khéo léo thành công nhân vật phản diện cai lệ để nhằm nổi bật nội dung tư tưởng của của đoạn trích.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư