Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một bài văn diễn tả khát vọng về nghề nghiệp của em trong tương lai

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
829
3
8
Nguyễn Minh Thạch
17/07/2020 09:41:22
+5đ tặng

Ước mơ với con người đẹp lắm! Nó không chỉ đơn giản là một bài hát, một bài thơ, một bức tranh tươi đẹp mà còn người muốn sở hữu, nó còn là ánh sáng chiếu rọi con đường tương lai của mỗi con người.

Ai mà chẳng có một ước mơ: ước mơ về nghề nghiệp, tương lai sáng lạn, ước mơ hạnh phúc, ước mơ tiền bạc…nhưng trên hết có một ước mơ mà mỗi thanh niên luôn có và mong muốn thực hiện được nó, đó chính là ước mơ về nghề nghiệp. Tuổi trẻ đầy hy vọng, khát khao, tìm kiếm sự thành công để khẳng định bản thân mình và chính cái động lực ấy đã tạo nên những hoài bão lớn lao của việc xác định chính xác con đường, sự nghiệp tương lai cho bản thân.

Thuở thơ ấu, đứa trẻ nào mà chẳng mơ làm: cô y tá, thầy giáo, chú bộ đội, họa sĩ…và tôi cũng vậy, tôi đã từng ước mình sẽ trở thành họa sĩ. Tôi thích vẽ, thích trang trí mọi vật, thích ngắm nhìn thứ gì đó đẹp thật lâu và vẽ lại nó. Cái ước mơ thuở nhỏ là thế, nhưng càng lớn, suy nghĩ của tôi ngày càng thay đổi, nó không ngây thơ, đơn giản như một đứa trẻ nữa. Ước mơ nghề nghiệp của tôi đã thay đổi, dù sở thích vẽ vời mọi vật của tôi vẫn còn. Giờ đây, tôi chọn cho mình một công việc mà ít có đứa con gái nào chọn: Cảnh Sát.

Tôi thích và tự hào về công việc mà tôi đã chọn. Tôi chọn công việc ấy vì sự đam mê, cá tính và vì gia đình. Mọi người thường nói: “Hãy đi theo công việc mình thích đừng đi theo sự lựa chọn của người khác”, nhưng với tôi sự lựa chọn ấy là phù hợp vì gia đình biết rõ cá tính của tôi. Tôi, một đứa con gái có cá tính năng động, thích đi đây đi đó và đặc biệt, tôi rất thích được mặc trên người bộ quân phục của Cảnh Sát. Mỗi lần, tôi nhìn thấy những chú Công An bắt cướp, bảo vệ phố phường hay những chú Hải Quân ngày đêm canh vùng biển Tổ Quốc, lòng tôi lại dậy lên một cảm giác khó tả: sự ngưỡng mộ, ước mơ được giúp mọi người, giúp đất nước và nó chính là động lực cho tôi cố gắng học tập tốt, phát triển bản thân để có thể thực hiện ước mơ của mình.

“Từ đó trong tôi bừng nắng hạ,

Mặt trời chân lý chói qua tim…”

(Từ ấy – Tố Hữu)

Tố Hữu có “mặt trời chân lý” của mình và tôi cũng thế. “Từ ấy”, từ cái khoảnh khắc tôi cảm nhận được một “chiến sĩ” đang hiện hữu trong tôi, tôi đã tìm ra “mặt trời” cho riêng mình, đó chính là “chính nghĩa”, là đất nước tôi đang sống. Cống hiến cho đất nước, nhân dân là nghĩa vụ của bản thân tôi. Và để có thể thực hiện được nghĩa vụ ấy, việc đầu tiên tôi cần làm đó chính là học tập thật tốt, có học thật tốt tôi mới có thể khẳng định bản thân mình nhưng như thế là chưa đủ. Ngoài việc học tập, tôi còn phải trau dồi kĩ năng sống, rèn luyện sức khỏe sao cho hoàn thiện để có thể xứng đáng đứng vào hàng ngũ Cảnh Sát.

Chọn đúng hướng cho tương lai của bản thân là việc mà mỗi thanh niên cần phải xác định rõ ràng. Tôi đã chọn con đường cho riêng mình, và bằng mọi tâm huyết, sức lực tôi nhất định sẽ biến giấc mơ ấy thành sự thật. Bởi vì, chỉ có ước mơ mới mở đường cho tương lai, ước mơ không có thì con đường thành công sẽ mờ nhạt, chật hẹp…Hãy biết ước mơ khi còn thời gian để thực hiện, chứ đợi đến khi không đủ sức biến nó thành sự thật thì đã quá trễ, ước mơ để giúp bản thân, để giúp gia đình và xã hội.


Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
8
Nguyễn Minh Thạch
17/07/2020 09:41:48
+3đ tặng

Liệu khát vọng có là điều xa vời giữa cuộc sống bộn bề lo toan chật chội? Tổ chức Đoàn trong công tác của mình đã hun đúc, tạo cảm hứng cho tuổi trẻ nuôi dưỡng khát vọng, đi đến khát vọng như thế nào? Tổ chức Đoàn phải đổi mới công tác giáo dục ra sao để lay động giới trẻ, khiến ai cũng có khát vọng và muốn đi đến tận cùng khát vọng?...

Hàng trăm ngàn sinh viên, thanh niên TP.HCM tham gia các chiến dịch tình nguyện mỗi năm, bày tỏ khao khát cống hiến của tuổi trẻ. Trong ảnh: Thanh niên tình nguyện TP.HCM trong lễ ra quân chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh 2012 - Ảnh: Minh Đức

Mở đầu xin giới thiệu bài viết của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Mọi ý kiến đóng góp cho diễn đàn xin gửi về nhipsongtre@tuoitre.com.vn.

Không ai ở thời tuổi trẻ mà không có những dự định, ước mơ. Ngay cả dù chưa tự giác thì bản chất của lứa tuổi cũng đã sôi sục trong họ, bắt họ phải làm một cái gì đó.

Nhưng họ là gì và họ làm gì, đó là điều họ cần biết khi đặt ra khát vọng của mình. Cách đây gần hai chục năm có một thanh niên độ tuổi hai mươi khi trả lời câu hỏi của nhà báo về ước mơ của mình đã nói rất thẳng và rất thật là anh “muốn đến tuổi bốn mươi sẽ trở thành thủ tướng của nước Việt Nam”. Câu trả lời của một người trẻ tuổi khi đó được đăng tải trên các báo đã khiến số đông kinh ngạc, ngỡ ngàng và... khó chịu. Tập quán của một xã hội tiến bước theo sự tuần tự thứ bậc, tôn ti trật tự tuổi tác đã không chấp nhận được một khát khao chính đáng được nói ra một cách trung thực như vậy.

Bây giờ khi chủ nhân câu nói đó đã đến tuổi “tứ thập nhi bất hoặc”, anh đang là một doanh nhân mà nhiều người biết. Lỗi có ở anh khi đã có ước mơ mà không quyết tâm tìm mọi cách thực hiện ước mơ? Lỗi có ở xã hội đã chưa tạo điều kiện cho anh, và những người như anh, thực hiện được khát vọng của mình, dù có táo bạo và nghe ra có vẻ “nghịch nhĩ” đến đâu? Có thể hai lỗi này là có, nhưng dẫu thế nào đi nữa thì người tuổi hai mươi nói lên khát vọng làm thủ tướng ở tuổi bốn mươi vẫn là đáng quý, đáng trọng.

Cũng ở độ tuổi đó, một người trẻ khác tuy đang vất vả kiếm sống vẫn nuôi ước mơ cho một “đế chế cà phê” Việt Nam trên thế giới. Và anh đã làm được, ít nhất là đã tạo nên một thương hiệu cho cà phê của đất nước mình và đang từng bước vững chắc vươn ra toàn cầu. Khát vọng tuổi trẻ như vậy phải là khát vọng lớn. Bởi biết khát vọng, dám khát vọng tức là biết đặt ra cho mình một mục tiêu và phấn đấu đạt được nó, con người, nhất lại là người trẻ, trước hết phải chứng tỏ được mình là một cá nhân, một nhân cách, tóm lại là một con người sống.

Ôi dào, nói thì hay làm thì dở, nói dễ làm khó, tôi nghe như có tiếng xì xào của người trẻ sau lưng mình. Ai chẳng muốn làm được những điều lớn lao, cao đẹp, nhưng lớp trẻ bước vào đời thời nay đã phải đối đầu với bao khó khăn để lập nghiệp, nói lập nghiệp vẫn cứ là to tát, nôm na là kiếm sống cho dễ hiểu. Tuổi hoa niên, tuổi trẻ, tuổi thanh xuân - đó là lứa tuổi của khát vọng và cống hiến. Vâng đúng vậy, nhưng nếu một thanh niên thất nghiệp ở giữa cái tuổi sức dài vai rộng này thì sao, mà thất nghiệp không phải vì không có nghề mà vì không có việc. Một con người sống, đúng, nhưng sống được bình thường đã khó, sống với khát vọng càng khó.

Tôi ngoảnh lại và chợt nhớ lại một bài thơ.

Ôi miền Tây, ở dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùngMà lúc ra đi lửa trong lòng vẫn cháyTuổi hai mươi khi hướng đời đã thấyThì xa xôi biết mấy cũng lên đườngSống ở thủ đô mà dạ để mười phươngNghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn...

Đây là đoạn mở đầu bài thơ Lên miền Tây của nhà thơ Bùi Minh Quốc. Bài thơ được viết năm 1959 khi nhà thơ đang là cậu học sinh 19 tuổi bừng bừng khí thế của cả một lớp người được thôi thúc giục giã trước lời kêu gọi thanh niên đi khai hoang miền núi. Và quả thật bài thơ này đã thành lời kêu gọi, thành động lực cảm xúc động viên nhiều người trẻ lên miền Tây đất nước những năm tháng đó. Hơn nửa thế kỷ sau, nhà thơ có lúc nhìn lại và thấy cuộc sống của rất nhiều thanh niên hồi ấy không được như ước mơ, không thành như khát vọng. Ông đã tự trách những vần thơ của mình. Chúng trong trẻo, hồn nhiên như bọn mình hồi đó vậy, nhà thơ tâm sự.

Ờ, nghĩ thế lại hay, tôi lại nghe tiếng xì xào. Thời nay lớp trẻ đọc lại bài thơ cũng tức là nhìn lại khát vọng của cha anh mình thuở trước hẳn thấy nhiều lãng mạn, hào hùng, và từ kinh nghiệm của lớp người đi trước họ nghĩ nhiều hơn đến tính thực dụng, thực tế. Những trăn trở về sau của thế hệ lên miền Tây hào hùng năm ấy đáng phải được băn khoăn lắm chứ cho tuổi trẻ hôm nay. Trả giá cho khát vọng nên được hiểu theo cả hai nghĩa, nghĩa cá nhân là dấn thân, chấp nhận và nghĩa xã hội là chịu đựng.

Nói thế, người trẻ thời nay kém thế sao?

Nhưng trẻ nghĩa là còn dài đường đi phía trước, còn có thể làm tiếp và làm lại, nên khát vọng tuổi trẻ thời nay không thẳng băng và đơn giản như những thời đã qua.

Phải vậy hay không phải vậy?


3
9
Nguyễn Minh Thạch
17/07/2020 09:42:09
+2đ tặng

Ai mà chẳng có một ước mơ: ước mơ về nghề nghiệp, tương lai sáng lạn, ước mơ hạnh phúc, ước mơ tiền bạc…nhưng trên hết có một ước mơ mà mỗi thanh niên luôn có và mong muốn thực hiện được nó, đó chính là ước mơ về nghề nghiệp. Tuổi trẻ đầy hy vọng, khát khao, tìm kiếm sự thành công để khẳng định bản thân mình và chính cái động lực ấy đã tạo nên những hoài bão lớn lao của việc xác định chính xác con đường, sự nghiệp tương lai cho bản thân.

Thuở thơ ấu, đứa trẻ nào mà chẳng mơ làm: cô y tá, thầy giáo, chú bộ đội, họa sĩ…và tôi cũng vậy, tôi đã từng ước mình sẽ trở thành họa sĩ. Tôi thích vẽ, thích trang trí mọi vật, thích ngắm nhìn thứ gì đó đẹp thật lâu và vẽ lại nó. Cái ước mơ thuở nhỏ là thế, nhưng càng lớn, suy nghĩ của tôi ngày càng thay đổi, nó không ngây thơ, đơn giản như một đứa trẻ nữa. Ước mơ nghề nghiệp của tôi đã thay đổi, dù sở thích vẽ vời mọi vật của tôi vẫn còn. Giờ đây, tôi chọn cho mình một công việc mà ít có đứa con gái nào chọn: Cảnh Sát.

Tôi thích và tự hào về công việc mà tôi đã chọn. Tôi chọn công việc ấy vì sự đam mê, cá tính và vì gia đình. Mọi người thường nói: “Hãy đi theo công việc mình thích đừng đi theo sự lựa chọn của người khác”, nhưng với tôi sự lựa chọn ấy là phù hợp vì gia đình biết rõ cá tính của tôi. Tôi, một đứa con gái có cá tính năng động, thích đi đây đi đó và đặc biệt, tôi rất thích được mặc trên người bộ quân phục của Cảnh Sát. Mỗi lần, tôi nhìn thấy những chú Công An bắt cướp, bảo vệ phố phường hay những chú Hải Quân ngày đêm canh vùng biển Tổ Quốc, lòng tôi lại dậy lên một cảm giác khó tả: sự ngưỡng mộ, ước mơ được giúp mọi người, giúp đất nước và nó chính là động lực cho tôi cố gắng học tập tốt, phát triển bản thân để có thể thực hiện ước mơ của mình.

“Từ đó trong tôi bừng nắng hạ,

Mặt trời chân lý chói qua tim…”

(Từ ấy – Tố Hữu)

Tố Hữu có “mặt trời chân lý” của mình và tôi cũng thế. “Từ ấy”, từ cái khoảnh khắc tôi cảm nhận được một “chiến sĩ” đang hiện hữu trong tôi, tôi đã tìm ra “mặt trời” cho riêng mình, đó chính là “chính nghĩa”, là đất nước tôi đang sống. Cống hiến cho đất nước, nhân dân là nghĩa vụ của bản thân tôi. Và để có thể thực hiện được nghĩa vụ ấy, việc đầu tiên tôi cần làm đó chính là học tập thật tốt, có học thật tốt tôi mới có thể khẳng định bản thân mình nhưng như thế là chưa đủ. Ngoài việc học tập, tôi còn phải trau dồi kĩ năng sống, rèn luyện sức khỏe sao cho hoàn thiện để có thể xứng đáng đứng vào hàng ngũ Cảnh Sát.

Chọn đúng hướng cho tương lai của bản thân là việc mà mỗi thanh niên cần phải xác định rõ ràng. Tôi đã chọn con đường cho riêng mình, và bằng mọi tâm huyết, sức lực tôi nhất định sẽ biến giấc mơ ấy thành sự thật. Bởi vì, chỉ có ước mơ mới mở đường cho tương lai, ước mơ không có thì con đường thành công sẽ mờ nhạt, chật hẹp…Hãy biết ước mơ khi còn thời gian để thực hiện, chứ đợi đến khi không đủ sức biến nó thành sự thật thì đã quá trễ, ước mơ để giúp bản thân, để giúp gia đình và xã hội.


4
9
Nguyễn Minh Thạch
17/07/2020 09:42:24
+1đ tặng

Chắc hẳn khi còn nhỏ mỗi người đều có cho mình những ước mơ. Những ước mơ dù lớn hay nhỏ thì nó cũng giúp cho chúng ta có mục đích sống tốt đẹp hơn, biết cố gắng hơn mỗi ngày để có thể đạt được ước mơ của mình. Em cũng có một ước mơ và ước mơ của em đó chính là được trở thành Bác sĩ.

   Em không nhớ ước mơ của em được nhen nhóm từ khi nào. Chỉ nhớ là lúc còn rất nhỏ khi mẹ hỏi em lớn lên muốn làm nghề gì, em đã trả lời mẹ rằng em muốn làm bác sĩ. Lúc ấy, em vẫn còn ngọng líu ngọng lô. Mặc dù mẹ làm giáo viên, bố là công nhân, trong gia đình em cũng không có ai làm bác sĩ cả nhưng em vẫn luôn nuôi ước mơ ấy cho tới bây giờ vẫn chưa một lần thay đổi.

   Nghề bác sĩ theo như em biết là làm ở trong bệnh viện và khi đi làm thì mọi người thường mặc một chiếc áo màu trắng gọi là áo bờ - lu. Một trong những lý do em thích nghề bác sĩ đó là vì công việc này hết sức cao cả. Nếu như giáo viên là nghề trồng người thì bác sĩ chính là nghề cứu người. Phải học rất nhiều và học liên tục mới có thể trở thành một vị bác sĩ thực thụ, tài giỏi. Trong những bộ phim em từng xem, nghề bác sĩ vất vả lắm. Có những khi đang đêm ngủ, chỉ cần một cú điện thoại là phải dậy tới bệnh viện ngay. Có những ca cấp cứu nặng, có khi bác sĩ phải ở trong phòng cấp cứu nhiều giờ đồng hồ liền. Việc cấp cứu đâu phải đơn giản. Đó là công việc giành giật lại sự sống cho bệnh nhân. Nếu như trường hợp của bệnh nhân không thể cứu chữa được nữa thì có lẽ bác sĩ cũng sẽ đau khổ như người nhà bệnh nhân vậy. Nghĩ đến đó, em lại thấy bản thân mình phải cố gắng nhiều để trở thành vị bác sĩ giỏi và có thể chữa được cho nhiều bệnh nhân nhất có thể.

   Một phần em muốn trở thành bác sĩ là bởi vì bố em thường xuyên bị đau lưng. Mặc dù còn trẻ nhưng vì tính chất công việc phải ngồi nhiều nên vùng thắt lưng của bố bị đau. Có những khi đang ngồi mà đứng lên bố cũng kêu đau. Ngày nghỉ, bố thường nằm một chỗ, không phải vì bố lười mà bởi vì lưng của bố bị đau nên rất khó khăn trong việc đi lại. Em muốn trở thành bác sĩ để chữa cho bố. Bố em tiếc tiền lắm, chẳng chịu đi bệnh viện. Nếu trở thành bác sĩ em có thể tự mình chăm sóc cho bố mẹ mỗi ngày. 

   Cứ nghĩ đến ước mơ của mình là em lại tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa, học giỏi hơn nữa. Nhất định một ngày không xa em sẽ trở thành bác sĩ cứu chữa được nhiều bệnh nhân

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×