Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ bài thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông cảm tác hãy viết đoạn văn về 1 hình ảnh thơ em thích

Từ bài thơ Vào Nhà Ngục Quảng Đông cảm tác hãy viết đoạn văn về 1 hình ảnh thơ em thích

3 trả lời
Hỏi chi tiết
486
1
2
Hải D
20/07/2020 20:49:27
+5đ tặng

Để cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa lưng trông xuống thể gian cười.
“Rằm tháng tám” là thời điểm mặt trăng viên mãn tròn đầy nhất. Đó cũng là thời điểm cả nhân gian ngước nhìn chiêm ngưỡng mặt trăng. Khi ấy, nhân loại sẽ dáo dác khi thấy một Tản Đà ngông ngạo “tựa lưng” cùng chị Hằng xinh đẹp, thần phép. Với tư thế ngồi “tựa lưng" thân thiết, tình tứ, từ trên cao lơ lửng của vũ trụ, họ cùng nhìn xuống mà nở nụ cười thách thức nhân gian ô trọc, bé nhỏ, hèn mọn. Hình ảnh này đã thể hiện đậm nét sự lãng mạn và cái ngông của Tản Đà, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Không chỉ vậy, cái cười ở đây của nhà thơ vừa thể hiện niềm vui vì đã thoả mãn được cái khát vọng thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được sự bụi bặm của cõi trần, vừa là tiếng cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần - nó thật nhỏ bé trước con mắt và tầm vóc lớn lao của nhà thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Hải D
20/07/2020 20:49:57
+4đ tặng

Bài thơ Đồng chí với những câu văn dung dị, mộc mạc nhưng đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời về những người lính bộ độ cụ Hồ năm xưa. Họ xuất thân từ những miền quê khác nhau, bỏ lại sau lưng là ruộng đồng, gia đình để lên đường chiến đấu cho độc lập dân tộc. Gặp nhau nơi rừng thiên nước độc, giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

“Đầu súng trăng treo”, câu thơ ngắn gọn mà cô đọng những ý nghĩa sâu xa. Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng. Giữa rừng khuya thanh vắng, các anh cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ, ánh trăng trên cao như người bạn đồng hành cùng chiến đấu. Ánh trăng như giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình.
Anh với tôi từ xa lạ mà thành thân quen, rồi sát cánh bên nhau những ngày chiến đấu, tình cảm nối lại thành tình đồng chí. Câu thơ cuối bài có ý nghĩa thật đẹp, là hình ảnh chan hòa giữa con người với thiên nhiên, đất nước, là khát vọng về ngày hòa bình của dân tộc. Ánh trăng cuối bài thơ như tỏa ánh sáng dịu dàng, soi rọi cho tình đồng chí gắn bó keo sơn.

0
0
May mắn ???
20/07/2020 20:50:04
+3đ tặng

Hai câu 1, 2 là hai câu đề: Giới thiệu vấn đề cần nói tới:

"Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù".

Cách vào đề rất khéo. Ở đây nhà thơ muốn nói tới hoàn cảnh mình bị bắt giam. Nhưng phong thái rất đường hoàng, tự tin, thật ung dung, thanh thản. Việc bị bắt trở thành sự chủ động dừng chân nghỉ ngơi trên chặng đường dài. Tiếng cười cất lên ngạo nghễ giữa song sắt nhà tù, bất chấp gông cùm xiềng xích, khắc tạc người anh hùng đứng cao hơn mọi sự cùm kẹp, đày đọa của kẻ thù, cảm thấy mình hoàn toàn tự do thanh thản về mặt tinh thần. Ý của hai câu có thể diễn đạt lại: Vào tù mình vẫn giữ được tài trí và cách sống của mình : là người có tài cao, chí lớn khác thường (hào kiệt), là người luôn giữ dáng vẻ lịch sự, trang nhã (phong lưu). Mình ở tù không phải do bị bắt mà vì chạy mỏi chân (tức hoạt động cách mạng đã nhiều), tạm thời nghỉ ở đây.

Tác giả có nói đến việc bị bắt vào nhà tù nhưng không nhấn mạnh khía cạnh rủi ro, đau khổ hoặc âu lo, khiếp sợ. Ngược lại, nhà thơ coi việc đó chẳng có gì khủng khiếp, đáng buồn, đó chỉ là những giây phút nghỉ ngơi sau những ngày hoạt động sôi nổi. Mặc dầu trong hồi tưởng cụ viết : "Thật từ lúc cha sanh mẹ để đến nay, chưa lúc nào nếm mùi thất bại chua xót như bây giờ". Giọng điệu thản nhiên pha chút đùa vui ở hai câu đầu đã được thể hiện ngay từ cách dùng điệp từ « vẫn" đi liền với hai tính từ thể hiện phẩm chất trước sau như một của nhà cách mạng (hào kiệt, phong lưu). Nó trở thành cái cười tủm tỉm khi nhà thơ hạ ở cuối câu thứ hai cụm từ "thì hãy ở tù", biến sự việc bị động, mất tự do thành việc chủ động do mình muốn thế.

Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.

Hai câu thơ này khác với giọng điệu cười cợt, vui đùa như hai câu đề. Ở đây như lời tâm sự không phải để than thân mà để nói lên nỗi đau đớn lớn lao trong tâm hồn người anh hùng. Tả người tù mà nói "khách không nhà", "người có tội" với "năm châu" thì thật đúng là cái cười nhạo báng đối với nhà tù của bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Chữ "đã", chữ "lại" mở đầu hai câu thực càng nhấn mạnh thêm tình cảnh tù đày của người chiến sí cách mạng. Song gắn "khách không nhà" với "năm châu", nhà thơ như muốn vẽ chân dung một người tù một phong cách phóng đãng hơn. Nghệ thuật đối (trong hai câu 3, 4 là hai câu luận) không làm cho ý thơ đối chọi. Ngược lại, sự đối lập ấy lại càng tôn hơn lên chân dung khác thường của người tù : một con người của năm châu, bốn biển, của toàn thế giới.

Nỗi đau ấy của Phan Bội Châu trở thành nỗi đau lớn lao của bậc anh hùng, là nỗi đau thương của cả một đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo