. Hiến Pháp năm 2013 bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày1 tháng 1 năm 2014. Bản Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam Khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11, và được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp vào ngày 8 tháng 12 năm 2013, trong đó có quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của một số cơ quan thuộc bộ máy nhà nước Việt Nam như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,...
2. Luật tổ chức Quốc hội 2014 quy định vị trí chức năng quyền hạn của Quốc hội và một số cơ quan khác thuộc Quốc hội. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
3. Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định vị trí, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
4. Luật tổ chức Tòa án 2014 và Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân
5. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính gồm Hội đồng nhân dân các cấp và ủy ban nhân dân các cấp
Ngoài ra các bạn còn có thể tham khảo tại các giáo trình bài giảng như:
- Giáo trình Đại cương Nhà nước và Pháp luật, TA VAN THIEN, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tháng 4/2008.
- Giáo trình Pháp luật Đại cương,TA VAN THIEN, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2006.
CÁCH LÀM BÀI LIÊN QUAN TỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Thường các câu hỏi bài thi liên quan về tổ chức bộ máy nhà nước rơi vào bộ môn lý luận nhà nước pháp luật hoặc nhiều nhất là bộ môn Luật Hiến pháp, chính vì vậy chúng ta cần phải có sự định hướng về vấn đề này trước khi ôn tập:
1. Nếu là câu hỏi lý thuyết ( Dạng trình bày): Thì cần nắm rõ Hiến pháp và các văn bản kể trên để biết được cơ cấu tổ chức của nó ra sao để từ đó áp dụng giải thích một số câu hỏi để bài đề ra. Kiến thức cơ bản dành cho bất cứ câu hỏi nào cũng cần phải biết đó là : Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là:
- Cơ quan quyền lực hay còn gọi là các cơ quan đại diện (lập pháp): bao gồm Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
- Cơ quan hành chính (hành pháp): bao gồm Chính phủ ở cấp trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra.
- Cơ quan xét xử (tư pháp): bao gồm Tòa án nhân dân ở cấp trung ương và Tòa á nhân dân các cấp địa phương.
- Cơ quan kiểm sát (công tố): bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.
2. Đối với các câu hỏi nhận định: Thì cần bám sát vào Hiến pháp, bởi vì các câu hỏi thường hay xoáy vào tổ chức nhiệm vụ quyền hạn của một cơ quan nào đó, nếu không nắm rõ vị trí vai trò của mỗi cơ quan thì rất dễ nhầm lẫn. Dữ kiện mà đề bài cho thường có đặt bẫy và tương đối rắc rối. Vấn đề cần đặt ra là nên vẽ một sơ đồ thường là sơ đồ bộ máy nhà nước để chúng ta có thể nhớ lâu đồng thời chuyển hướng khác đỡ rối hơn trong quá trình làm bài tập.