Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy tả một lễ hội ở Buôn Ma Thuột

6 trả lời
Hỏi chi tiết
716
2
0
+5đ tặng

Tháng ba âm lịch luôn được coi là tháng đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên: trời nắng dịu, đất rừng khô ráo, dọc bên các cánh rừng, khe suối, hoa đủ các màu đua nhau khoe sắc. Và đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội đua voi đặc sắc và hùng tráng. Ngày hội truyền thống, dân dã, chứa đựng nhiều màu sắc thể thao thượng võ này phản ánh nếp sống mạnh mẽ của người dân núi rừng Tây Nguyên.

Với đồng bào dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn, voi là vật quý hiếm nhất, là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi buôn làng. Từ một giống vật hoang dã, khi được bắt về và thuần dưỡng, voi trở thành người bạn thân thiết với con người trong đời sống hàng ngày, vận chuyển, đi lại, làm rẫy, kéo gỗ, làm thủy lợi... Voi là loài vật có thân hình to lớn, nhưng cũng là con vật thông minh nhất trong quần thể động vật hoang dã, đồng thời cũng là con vật giàu tình nghĩa. Nhìn chung, trong cả nước, voi tập trung nhiều nhất ở tỉnh Đắc Lắc (hơn 400 con voi nhà), trong đó huyện Ea Súp có đàn voi đông nhất. Bản Đôn thuộc huyện Ea Súp, nơi quy tụ nhiều tộc người M'Nông, Êđê, Lào... không những nổi tiếng với đàn voi nhà hàng trăm con, mà còn là xứ sở của nghề săn bắn và nuôi dạy voi từ lâu đời.

Hội đua voi thường diễn ra vào mùa Xuân, cụ thể hơn vào dịp tháng ba âm lịch, đó là tháng đẹp nhất trong năm ở đây. Người Tây Nguyên thường ví von đó là "mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa em đi phát rẫy, làm nương, anh đi vào rừng đặt bẫy, cài chông". Để chuẩn bị cho ngày hội, người quản tượng đưa voi đến những cụm rừng có nhiều cây cỏ để chúng được ăn uống no nê. Họ còn bồi dưỡng thêm chuối chín, đu đủ chín, mía cây, bắp ngô, khoai lang và hầu như không bắt voi phải làm những việc nặng để giữ sức. Đến ngày hội, những đàn voi từ các buôn làng xa gần nườm nượp kéo về buôn Đôn tập trung ở một số bãi, hoặc cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk.. Cùng với những đàn voi, dân chúng khắp nơi đổ về dự hội với những bộ áo quần màu sắc rực rỡ. Bãi đua là một dài đất tương đối bằng phẳng, bề ngang đù để 10 con voi giăng hàng đi cùng một lúc, bề dài từ 1 đến 2 km. Một hồi tù và rúc lên, đàn voi dưới sự điều khiển của những chàng mơ-gát lần lượt tiến vào nơi khoảng đất bằng, dàn thành hàng ngay ngắn. Theo lệnh người điều khiển, từng tốp voi đi vào đứng ở tuyến xuất phát. Con đầu đàn đứng lên phía trước, trong tư thế uy nghi, hai chân trước đứng thẳng, ngẩng cao, quay cái vòi mấy vòng rồi cúi đầu chào khán giả hai bên, xong lại lùi vào vị trí cũ. Trên mỗi con voi có hai chàng mơ-gát dũng mãnh, trong bộ trang phục sặc sỡ kiểu tướng lĩnh ngày xưa đang trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh. Một tiếng tù và rúc to báo lệnh xuất phát. Những chú voi bật lên phóng về phía trước trong tiếng hò reo, la hét của khán giả cùng tiếng chiêng, tiếng ầm vang cả núi rừng. Chàng mơ gát ngồi phía trước đầu voi cúi rạp mình, ngẩng đầu quan sát và điều khiển voi bằng một thanh sắt nhọn dài độ một mét gọi là kreo (tiếng M'Nông là gậy điều khiển) dùng để đâm mạnh vào da, thúc voi tăng tốc độ, còn anh chàng mơ-gát thứ hai ngồi ở phía sau thì dùng chiếc búa gồ Kốc nện mạnh vào mông con voi để voi chạy nhanh và thẳng đường. Khi bóng chàng mơ-gát ngồi trên lưng chú voi đi đầu vừa xuất hiện từ xa trong vòng quay trở về đích, thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm.

Tiếng trống chiêng giục giã liên hồi. Tiếp theo là tiếng hoan hô những người thắng cuộc. Khi chú voi nào về đích thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm. Tiếng trống, tiếng chiêng giục giã liên hồi. Tiếp theo là tiếng hoan hô những người thắng cuộc. Những chú voi đạt giải được gắn hoa, mang đai đỏ cho người và voi. Voi thắng cuộc và các chàng mơ-gát được thưởng 1 con lợn và 7 ché rượu quý. Dân làng dự hội tặng cho chú voi thắng cuộc những cây mía hay uống đường. Sau cuộc đua, dân làng kéo nhau về nhà rông để ăn uống no say. Các chàng trai, cô gái ăn uống, nhảy múa trong nhịp cồng chiêng cho tới sáng.

Hội đua voi là lễ hội đặc trưng, thể hiện tinh thần thượng võ của đồng bào Tây Nguyên. Khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên càng tăng chất hùng tráng của ngày hội cổ truyền này. Cuộc đua voi kết thúc, những chú voi dự thi lần lượt trở lại các buôn làng xa xôi, mang theo tiếng hát, lời ca và không khí rộn ràng của mày hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
+4đ tặng

Để cho mùa màng được bội thu, hạt lúa đầy nhà, mang lại ấm no cho tất cả buôn làng, người dân Bản Đôn lại bắt đầu tổ chức những phong tục lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội đua voi độc đáo.

Tháng 3, khi mà màu sắc của những bông hoa rừng lan tỏa khắp nơi và lôi cuốn những đàn ong rừng đi tìm mật, đó cũng là lúc mà các buôn làng của người dân Tây Nguyên đang chuẩn bị cho một mùa vụ mới. Để cho mùa màng được bội thu, hạt lúa đầy nhà, mang lại ấm no cho tất cả buôn làng, người dân Bản Đôn lại bắt đầu tổ chức những phong tục lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội đua voi độc đáo.

Hội đua Voi diễn ra từ ngày 12/3 đến 14/3 tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn được tổ chức hai năm một lần vào tháng 3 dương lịch.

Đến Bản Đôn, du khách sẽ bắt gặp sự nhộn nhịp, náo nức của người dân diễn ra khắp các buôn làng. Những chàng quản tượng nườm nượp đưa voi đến vùng cỏ xanh để chăm sóc, trong khi đó những cô gái Bản Đôn sắm sửa lễ vật để cầu cúng cho các lễ hội truyền thống cùng diễn ra với lễ hội đua voi.

Lễ hội đua voi thường được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pôk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người. Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy như lò xo chạy thẳng về phía trước.

Đường đua thường rộng khoảng từ 400 – 500 mét, và dài khoảng 1 – 2 km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc… Khán giả phần lớn là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường hò hét tạo nên một không khí náo nhiệt.

Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức. Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quý voi như người Khmer ở Nam bộ quý con bò. Theo phong tuc truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đình. Chỉ có những gia đình giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng.

Sau cuộc đua trên cạn là cuộc thi voi bơi qua sông Sê-rê-pôk, voi kéo co, voi ném xa, voi đá bóng… Đến với lễ hội đua voi, du khách sẽ bị cuốn hút trong không khí tưng bừng của ngày hội, với âm vang cồng chiêng và tận mắt chứng kiến những màn trình diễn ngoạn mục bởi các chú voi của núi rừng Buôn Đôn. Hội đua voi là sự kiện văn hóa lớn ở Tây Nguyên, tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’Nông, những người dũng cảm, có truyền thống trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới còn voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể. Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức xem thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi vì thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm.

Vào thời điểm này là mùa khô, nắng đẹp, đường sá đi lại dễ dàng nên rất thích hợp cho các hoạt động du lịch. Ngoài ra, đến Tây Nguyên, bạn còn có cơ hội thưởng thức ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc của các dân tộc và cưỡi voi tham quan buôn làng.

3
2
Chi
21/07/2020 20:10:57
+3đ tặng

Tháng ba âm lịch luôn được coi là tháng đẹp nhất trong năm ở Tây Nguyên: trời nắng dịu, đất rừng khô ráo, dọc bên các cánh rừng, khe suối, hoa đủ các màu đua nhau khoe sắc. Và đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội đua voi đặc sắc và hùng tráng. Ngày hội truyền thống, dân dã, chứa đựng nhiều màu sắc thể thao thượng võ này phản ánh nếp sống mạnh mẽ của người dân núi rừng Tây Nguyên.

Với đồng bào dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn, voi là vật quý hiếm nhất, là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi buôn làng. Từ một giống vật hoang dã, khi được bắt về và thuần dưỡng, voi trở thành người bạn thân thiết với con người trong đời sống hàng ngày, vận chuyển, đi lại, làm rẫy, kéo gỗ, làm thủy lợi... Voi là loài vật có thân hình to lớn, nhưng cũng là con vật thông minh nhất trong quần thể động vật hoang dã, đồng thời cũng là con vật giàu tình nghĩa. Nhìn chung, trong cả nước, voi tập trung nhiều nhất ở tỉnh Đắc Lắc (hơn 400 con voi nhà), trong đó huyện Ea Súp có đàn voi đông nhất. Bản Đôn thuộc huyện Ea Súp, nơi quy tụ nhiều tộc người M'Nông, Êđê, Lào... không những nổi tiếng với đàn voi nhà hàng trăm con, mà còn là xứ sở của nghề săn bắn và nuôi dạy voi từ lâu đời.

Hội đua voi thường diễn ra vào mùa Xuân, cụ thể hơn vào dịp tháng ba âm lịch, đó là tháng đẹp nhất trong năm ở đây. Người Tây Nguyên thường ví von đó là "mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa em đi phát rẫy, làm nương, anh đi vào rừng đặt bẫy, cài chông". Để chuẩn bị cho ngày hội, người quản tượng đưa voi đến những cụm rừng có nhiều cây cỏ để chúng được ăn uống no nê. Họ còn bồi dưỡng thêm chuối chín, đu đủ chín, mía cây, bắp ngô, khoai lang và hầu như không bắt voi phải làm những việc nặng để giữ sức. Đến ngày hội, những đàn voi từ các buôn làng xa gần nườm nượp kéo về buôn Đôn tập trung ở một số bãi, hoặc cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk.. Cùng với những đàn voi, dân chúng khắp nơi đổ về dự hội với những bộ áo quần màu sắc rực rỡ. Bãi đua là một dài đất tương đối bằng phẳng, bề ngang đù để 10 con voi giăng hàng đi cùng một lúc, bề dài từ 1 đến 2 km. Một hồi tù và rúc lên, đàn voi dưới sự điều khiển của những chàng mơ-gát lần lượt tiến vào nơi khoảng đất bằng, dàn thành hàng ngay ngắn. Theo lệnh người điều khiển, từng tốp voi đi vào đứng ở tuyến xuất phát. Con đầu đàn đứng lên phía trước, trong tư thế uy nghi, hai chân trước đứng thẳng, ngẩng cao, quay cái vòi mấy vòng rồi cúi đầu chào khán giả hai bên, xong lại lùi vào vị trí cũ. Trên mỗi con voi có hai chàng mơ-gát dũng mãnh, trong bộ trang phục sặc sỡ kiểu tướng lĩnh ngày xưa đang trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh. Một tiếng tù và rúc to báo lệnh xuất phát. Những chú voi bật lên phóng về phía trước trong tiếng hò reo, la hét của khán giả cùng tiếng chiêng, tiếng ầm vang cả núi rừng. Chàng mơ gát ngồi phía trước đầu voi cúi rạp mình, ngẩng đầu quan sát và điều khiển voi bằng một thanh sắt nhọn dài độ một mét gọi là kreo (tiếng M'Nông là gậy điều khiển) dùng để đâm mạnh vào da, thúc voi tăng tốc độ, còn anh chàng mơ-gát thứ hai ngồi ở phía sau thì dùng chiếc búa gồ Kốc nện mạnh vào mông con voi để voi chạy nhanh và thẳng đường. Khi bóng chàng mơ-gát ngồi trên lưng chú voi đi đầu vừa xuất hiện từ xa trong vòng quay trở về đích, thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm.

Tiếng trống chiêng giục giã liên hồi. Tiếp theo là tiếng hoan hô những người thắng cuộc. Khi chú voi nào về đích thì tiếng reo hò của khán giả vang lên như sấm. Tiếng trống, tiếng chiêng giục giã liên hồi. Tiếp theo là tiếng hoan hô những người thắng cuộc. Những chú voi đạt giải được gắn hoa, mang đai đỏ cho người và voi. Voi thắng cuộc và các chàng mơ-gát được thưởng 1 con lợn và 7 ché rượu quý. Dân làng dự hội tặng cho chú voi thắng cuộc những cây mía hay uống đường. Sau cuộc đua, dân làng kéo nhau về nhà rông để ăn uống no say. Các chàng trai, cô gái ăn uống, nhảy múa trong nhịp cồng chiêng cho tới sáng.

Hội đua voi là lễ hội đặc trưng, thể hiện tinh thần thượng võ của đồng bào Tây Nguyên. Khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên càng tăng chất hùng tráng của ngày hội cổ truyền này. Cuộc đua voi kết thúc, những chú voi dự thi lần lượt trở lại các buôn làng xa xôi, mang theo tiếng hát, lời ca và không khí rộn ràng của mày hội.

1
0
Hải D
22/07/2020 10:38:29
+2đ tặng

Đua voi là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên được tổ chức vào tháng 3 dương lịch với hai năm một lần, Buôn Đôn là cái nôi của việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, vì thế lễ hội thường được tổ chức ở đây.

Những đàn voi từ các buôn xa, gần kéo về dự hội rất náo nhiệt. Sân đua là một bãi đất rộng chiều dài khoảng 400 – 500m, chiều rộng đủ cho 30 con voi đứng xếp hàng.

Đến giờ chuẩn bị vào cuộc đua, các nài voi cho voi đứng xếp hàng ngay ngắn ở điểm xuất phát. Sau một hồi tù và cất lên vang dậy cả núi rừng thì cũng là lúc các chú voi tiến thẳng về phía trước trong tiếng cồng chiêng và tiếng hò reo cổ vũ của mọi người. Cuộc đua được tiến hành dưới sự điều khiển của các nài voi dưới nhiều hình thức thi như: voi chạy tốc độ, voi kéo cây, voi ném gỗ, voi bơi vượt sông, voi đá bóng,… Sau cuộc thi tất cả các “vận động viên voi” đều được thưởng mía chuối… Riêng chú voi thắng cuộc đeo một vòng nguyệt quế và được thưởng rất nhiều thức ăn ngon.

1
0
Hải D
22/07/2020 10:39:06
+1đ tặng

Vào khoảng tháng Chạp đến tháng 3 âm lịch, người Banar ở Tây Nguyên lại mở lễ hội đâm trâu, gọi là Koh Kpo hoặc Groong Kpo Tonơi, để vui đón năm mới, mừng sức khỏe mọi người và cầu chúc mùa màng tươi tốt.

Theo tục lệ của dân Banar, Jrai, hàng năm dân làng tổ chức một lần hội đâm trâu tại nhà rông, mọi phí tổn trong ngày hội do dân làng đóng góp lại. Người chủ trì ngày hội là già làng, đứng gần cột buộc trâu. Thanh niên nam nữ đáng chiêng, cồng, múa đứng sau lưng già làng. Những thanh niên có nhiệm vụ đánh trống, chiêng, cồng trong ngày hội, đầu chít khăn đỏ, mặc áo (loại áo ngày lễ dành cho con trai), đóng khố. Nữ thanh niên mặc áo phia, váy koteh (loại áo, mặc ngày hội của con gái). Các già làng và trai tráng chọn bãi đất rộng, bằng phẳng, không xa buôn làng để mời thần linh về chứng kiến. Gưng gồm cây nêu, cột buộc trâu và các cột để trang trí. Cây nêu bằng tre vút thẳng dựng ở giữa. Một cột chính bằng cây Pleng hay cây Xmuôn chôn vững để buộc trâu. Quanh cây nêu người ta trồng từ 4 – 8 trụ gỗ tròn cao 2 – 3 mét, đường kính già nửa gang tay, kẻ trang trí các khoang với gam màu mạnh như xanh, đỏ, đen, trăng. Các trụ gỗ bố trí khoảng cách đều nhau theo hình hoa thị đối xứng, trên buộc nối các đoạn dây rừng tạo thề liên hoàn, vững chắc. Trên ngọn nêu có những thanh ngang tỏa ra 4 phía, mỗi đầu thanh có vòng tre như mặt trời. Những đoãn dây tết, những tam giác đan bằng lạt tre, những chùm ống chiên gió… lủng lẳng dưới các vòng mặt trời. Trên cao nữa, gần chỗ túi thiêng tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh là hình ảnh cách điệu của chim Kring (đại bàng) tượng trưng cho sứ giả của hạnh phúc.

 

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày đêm. Vị tộc trưởng, thầy cúng hoặc già làng làm chủ lễ hiến tế. Hết ngày thứ nhất, sang ngày thứ hai, một dàn chiêng 8, 10, 12 chiêng đồng tấu lên giai điệu trầm hùng cùng với trống lớn Bnưng. Những trai tráng trong làng cởi trần, đóng khố, tay cầm gậy múa Kơ-tếch, giành riêng cho lễ hội đâm trâu. Những thanh niên khoẻ mạnh, đầu chít khăn đỏ, tay cầm chiên gươm sáng loáng lao ra, vừa múa vũ khí, vừa đi vòng tròn để lừa dịp đâm trâu.

Sau cuộc nhảy múa, họ bắt đầu đâm trâu. Khi con trâu đã tắt thở, thầy cùng mang chiên nồi đồng nhỏ đến hứng huyết trâu hòa với rượu, bộ phận đao kiếm tiếp tục xẻ thịt trâu, làm thịt trâu xong, họ chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu sẽ được dành lại để uống rượu chung tại nhà rông.Thịt trâu được xẻ ra, chia đều cho các bếp trong buôn.Thịt trâu cùng Giàng bày riêng thành 5 nhóm trên bàn thờ và được vẩu rượu tiết trâu. Buồng gan trâu được chia nhỏ cho trai làng ăn để tăng thêm sức mạnh. Cuộc vui mùa hát vẫn tiếp tục quanh đống lửa. Người già thì uống rượu, hát H’mon, trai gái chưa vợ, chưa chồng tìm đến nhau, nhảy múa cho đến khi tàn ngọn lửa, đến lúc mặt trời mọc…Những ngày ở lễ hội đâm trâu, cũng là những ngày hội của nghệ thuật cồng chiêng, vì nhiều nhà đem bộ cồng chiêng của mình tới tham dự. Lễ hội đâm trâu như bảo tàng sống động về nét văn hóa dân gian của người Banar, làm phong phú thêm sắc thái văn hóa của dân tộc Việt Nam.

1
0
Hải D
22/07/2020 10:39:41

Người M’nông không thích cho voi đẻ, có lẻ vì trước đây voi con có sẵn trong rừng, chỉ cần đi săn bắt về thuần dưỡng. Cho nên việc voi đực và voi cái “quan hệ” với nhau có con phải kiêng cữ, là vi phạm luật. Nếu chúng đã lỡ với nhau rồi thì chủ voi phải làm lễ cho voi.

Khi biết con voi cái của mình có mang, chủ voi mang một tô gạo, một cây đèn cầy và một cây kreo (dùi mốc) đến nhà voi đực trình bày. Sau khi bàn bạc, hai bên lượng tình thông cảm với nhau và thống nhất tiến hành “lễ cưới”. Chủ voi đực mang một lợn, một chóe rượu, một tô gạo, một cây đèn cầy và một cây kreo đến nhà chủ voi cái để xin cưới. Hai nhà giết heo, lấy huyết heo hòa nước rượu đầu phết vào bàn thờ (kuất), đá bếp, cột nhà và cửa ra vào, báo cho tổ tiên ông bà, thần đá bếp, đến uống rượu ăn thịt, phù hộ cho gia đình, đừng để cho ma xấu lợi dụng làm hại buôn làng. Sau đó hai chủ voi vừa phết huyết heo vào ché rượu vừa khấn vái, cầu chúc cho đôi voi và mọi người bình yên, hạnh phúc. Lễ nghi này tiến hành xong thì chủ voi cái mang cơm nếp đến nhà chủ voi đực làm một lễ cúng khác. Hôn lễ cử hành giống như ở nhà voi cái.

Đây là một lễ nghi trong vô số những lễ nghi cúng thần voi của dân tộc M’nông. Lễ cưới này thể hiện cư xử và tình cảm của đồng bào cho con voi chẳng khác nào một thành viên thực thụ của cộng đồng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k